Ông bố Mỹ sốc vì bài tập về nhà của con gái phản cảm
Bài tập về nhà lớp 11 ở một trường học Mỹ lồng ghép câu chuyện về quan hệ tình dục của giới trẻ.
Indy100 ngày 30/4 đưa tin, Omar Austin ở Jacksonville (Florida, Mỹ) đã chia sẻ video lên Facebook để phàn nàn về tờ bài tập con gái anh được giao làm ở nhà có nội dung không lành mạnh về tình dục. Nỗi giận dữ của ông bố nhận được sự đồng cảm lớn từ phụ huynh trên mạng xã hội với gần 60.000 lượt xem.
Con gái Omar đang học lớp 11 tại trường trung học Westside. Khi xem đề bài, Omar sốc khi thấy một câu hỏi có chứa ngôn ngữ không phù hợp với học sinh lứa tuổi 16-17.
Câu hỏi trắc nghiệm có nội dung như sau: “Ursula tan nát vì bạn trai chia tay cô sau khi quan hệ tình dục. Để trả thù, cô ngủ với bạn thân của anh ta vào ngày hôm sau. Ursula hạ sinh một bé gái đáng yêu sau chín tháng. Ursula có nhóm máu O, bạn trai cũ nhóm máu AB và bạn thân của anh ta nhóm máu A. Nếu bố của đứa bé là bạn trai cũ, đứa bé sẽ không mang nhóm máu gì?”
Bài tập về nhà của con gái khiến Omar sốc và tức giận. Ảnh: Evening Standard
Trả lời hãng tin tức địa phương First Coast News, Omar bức xúc: “Loại câu hỏi thế này nên để dành cho các chương trình truyền hình thực tế, chứ đừng mang vào trong lớp học. Câu chuyện quan hệ tình dục bừa bãi không phải là điều tôi muốn bất kỳ học sinh nào được dạy”.
Anh cho rằng người đáng trách không phải giáo viên hay trường học. Khu học chánh phải chịu trách nhiệm trả lời về sự tồn tại của câu hỏi này, bởi đây là bài tập chung của khu học chánh, được in ra và phát cho học sinh.
Hệ thống trường công lập quận Duval, bao gồm trường trung học nói trên, thừa nhận câu hỏi này hoàn toàn không phù hợp, đồng thời cho biết lãnh đạo các nhà trường và khu học chánh lập tức đánh giá tình hình để giải quyết ngay sau khi biết tin. Đơn vị này khuyến khích phụ huynh tiếp tục liên lạc để chia sẻ các mối quan ngại về việc học của con trong tương lai.
Thùy Linh
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Chương trình phổ thông mới: Học sinh được học về đạo đức đồng tiền từ lớp 2
Ngay từ những bài tập lớp 2, học sinh đã được học về tiền và giá trị đạo đức của tiền và tích hợp các môn học như Giáo dục công dân, Đạo đức. Ở lớp 11, các em được học về lạm phát, thất nghiệp.
Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội thảo "Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn học phổ thông" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vừa qua.
Học về lạm phát, thất nghiệp từ lớp 11
Theo GS.TS Đỗ Đức Thái - Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, từ trước đến nay, việc giáo dục tài chính hầu hết được các trường ngoài công lập chú trọng. Tuy nhiên, khối trường công lập hầu như ít được tiếp cận với mảng kiến thức này.
Theo PGS.TS Đào Đức Doãn, Chủ biên chương trình môn Giáo dục công dân, chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới sắp tới đây, chủ đề giáo dục về tài chính được triển khai khá đầy đủ và xuyên suốt ở các 3 cấp học.
Cụ thể, ở lớp 4, học sinh sẽ được tiếp cận với chủ đề "Tiền và giá trị của tiền" có nội dung giáo dục các loại mệnh giá tiền Việt Nam, giá trị các loại tiền. Cùng đó biết quý trọng và tiết kiệm tiền.
Lên lớp 5 các em sẽ được học chủ đề "Sử dụng tiền hợp lý giáo dục về sự cần thiết và cách sử dụng tiền hợp lý.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh được lồng ghép giới và giáo dục tài chính.
Ở cấp THCS, lớp 6 có chủ đề "Tiết kiệm" qua đó cho thấy ý nghĩa, hình thức tiết kiệm qua đó rèn luyện ý thức cho các học sinh.
Lên lớp 7, học sinh tiếp cận chủ đề "Quản lý tiền" giúp học sinh biết cách quản lý và sử dụng tiền hiệu quả.
Lớp 8 các em được giáo dục về sự cần thiết, phương pháp và rèn luyện thói quen từ chủ đề "Lập kế hoạch chỉ tiêu", còn chủ đề ở lớp 9 giáo dục học sinh về lợi ích và biện pháp để trở thành "Người tiêu dùng thông thái".
Ở cấp THPT, lớp 10 các em sẽ tiếp tục được tiếp cận các chủ đề "Ngân sách nhà nước và chính sách thuế", "Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng", "Lập kế hoạch tài chính cá nhân". Lên lớp 11, các em được học chủ đề "Ý tưởng kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh", trong đó có nội dung giáo dục về ý tưởng trong kinh doanh, các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
Chủ đề "Lạm phát, thất nghiệp", "Vai trò của tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng Việt Nam" giáo dục công dân về trách nhiệm trong việc phòng chống lạm phát, thất nghiệp và xây dựng văn hóa tiêu dùng.
Lớp 12, các em được học về các chủ đề "Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội" cùng đó nhận thức về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các lĩnh vực này. Có hai chủ đề rất thiết thực khác cũng được học ở lớp này là "Quản lý thu, chi trong gia đình" và "Kế hoạch kinh doanh và cách lập kế hoạch kinh doanh".
Định hướng năng lực, vận dụng thực tế
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ chương trình môn Giáo dục công dân, Đạo đức mà các chương trình môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên Xã hội, Khoa học, Toán... cũng đều có những lồng ghép về kiến thức giáo dục tài chính.
Tuy nhiên, theo các chủ biên, mỗi môn học có một cách lồng ghép khác nhau, song đều định hướng giúp các học sinh phát triển được các năng lực có thể sáng tạo, vận dụng trong thực tế.
GS.TS Đỗ Đức Thái cũng nhận định: "Ngay từ những bài tập lớp 2 thì học sinh đã được học về tiền và giá trị đạo đức của tiền và tích hợp các môn học như Giáo dục công dân, Đạo đức.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ chương trình môn Giáo dục công dân, Đạo đức, mà các chương trình môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên Xã hội, Khoa học, Toán ... cũng đều có những lồng ghép về kiến thức giáo dục tài chính. (ảnh minh họa)
Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán, tổ chức hoạt động tung đồng xu, trò chơi liên quan đến trao đổi hàng hóa,... lớp 4 đã được học thực hành chuyển đổi tiền Việt Nam, lớp 5 được học về tỉ số phần trăm nên học sinh sẽ được học về lỗ, lãi.
Vận dụng kiến thức toán học giải quyết những vấn đề về rủi ro, đầu tư, vay nợ,... cũng là một trong những kiến thức quan trọng cho học sinh".
Còn ở chương trình Hoạt động trải nghiệm, PGS TS Đinh Thị Kim Thoa, chủ biên môn học chia sẻ: Chương trình Hoạt động trải nghiệm sẽ hướng dẫn các em trong lời ăn tiếng nói, cách lựa chọn của bản thân trước lựa chọn nghề nghiệp...
Theo bà Thoa, ban soạn thảo đã rất quan tâm tới giáo dục tài chính và đưa vào trong chương trình bởi đây là nội dung rất quan trọng.
"Ví dụ về giáo dục gia đình, chúng tôi cũng đưa vào các bài tập, chẳng hạn ở tiểu học chúng tôi giáo dục tinh thần tiết kiệm.
Cao hơn là giáo dục các em cách tổ chức hội chợ, giáo dục các em chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình. Chúng tôi sẽ có những bài tập giúp các em sử dụng đồng tiền quyên góp, sử dụng đồng tiền ủng hộ như thế nào cho hợp lý, đặt ra mục tiêu để học sinh xây dựng kế hoạch phát triển tài chính cá nhân, xây dựng kế hoạch đường đời", PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa cho hay.
Về vấn đề giáo dục tài chính, các chuyên gia tại hội thảo thống nhất quan điểm cho rằng, quan trọng nhất là dạy trẻ theo tư duy mới, tư duy giá trị.
Tư duy đó là "có thể tôi không có tiền nhưng tôi đang có nguồn lực sẵn có, làm thế nào để biến nó thành tiền", đồng thời dạy các em có kỹ năng sử dụng đồng tiền, và kỹ năng kiếm ra tiền mới quan trọng.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Phụ huynh Việt Nam đứng thứ hai thế giới về giúp con làm bài tập Phụ huynh Phần Lan, Nhật Bản chỉ dành 3 tiếng mỗi tuần để giúp con học bài, trong khi phụ huynh Việt Nam dành 10 tiếng. The Economist ngày 18/4 dẫn lại báo cáo mới của tổ chức giáo dục Varkey Foundation, thể hiện tương quan về thời gian phụ huynh các nước bỏ ra cho việc học của con, được hiểu là...