Ông Biden thúc ép Israel: Bảo vệ dân thường Gaza hoặc Mỹ sẽ thay đổi chiến lược
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc ép Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thực hiện các bước đi cụ thể để bảo vệ dân thường và nhân viên cứu trợ ở Gaza, Nhà Trắng cho biết ngày 4/4 sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh Getty Images.
Đây là là cuộc điện đàm trực tiếp đầu tiên giữa hai ông Biden và Netanyahu kể từ cuộc tấn công của Israel khiến ít nhất 7 nhân viên của một tổ chức viện trợ nhân đạo thiệt mạng tuần qua.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, “Tổng thống Biden nhấn mạnh các cuộc tấn công nhằm vào nhân viên nhân đạo và tình hình nhân đạo nói chung là không thể chấp nhận được”. Ông Biden cũng “nói rõ rằng chính sách của Mỹ đối với Gaza sẽ được xác định dựa trên đánh giá về hành động của Israel”.
Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cũng nhấn mạnh sẽ có hậu quả đối với Israel nếu nước này không tăng cường dòng viện trợ vào Gaza và thực hiện các biện pháp để bảo vệ dân thường cũng như nhân viên nhân đạo.
“Tôi sẽ không tiết lộ bất kỳ quyết định chính sách nào trong thời gian tới. Những gì chúng tôi muốn thấy là một số thay đổi thực sự ở phía Israel. Và nếu chúng tôi không thấy những thay đổi từ phía họ thì sẽ phải có những thay đổi từ phía chúng tôi”, ông Kirby khẳng định.
Video đang HOT
Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn chưa đặt ra các điều kiện về viện trợ và chuyển giao vũ khí cho Israel. Mỹ cũng đã nhiều lần hỗ trợ chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza khi cần thiết để trấn áp lực lượng Hamas.
Dù vậy, ông Kirby cũng tái khẳng định Mỹ “vẫn có cam kết chắc chắn trong việc giúp Israel tự vệ”. Theo báo chí Mỹ, chính quyền của Tổng thống Biden đã cho phép chuyển hàng nghìn vật phẩm quân sự cho Israel, bao gồm cả bom 900kg trong những tuần gần đây.
Chính quyền Mỹ cũng từ chối chỉ trích hay lên án cuộc không kích của Israel vào lãnh sự quán Iran ở Damascus, Syria, khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có một chỉ huy quân sự của Iran.
Các cơ sở ngoại giao được bảo vệ theo luật pháp quốc tế và chính Washington đã cảnh báo không nên mở rộng cuộc xung đột ở Gaza thành một cuộc chiến tranh khu vực.
Tuy nhiên, trong cuộc gọi ngày 4/4 với ông Netanyahu, ông Biden đã lên tiếng ủng hộ Israel chống lại sự trả đũa có thể xảy ra của Iran, theo Nhà Trắng.
Cuộc gọi được tiến hành trong bối cảnh truyền thông Mỹ đưa tin rằng ông Biden ngày càng không hài lòng với ông Netanyahu liên quan đến các cuộc tấn công bừa bãi ở Gaza gây ra số thương vong quá lớn.
Bản thân ông Biden bày tỏ sự phẫn nộ trước cuộc tấn công hồi đầu tuần của Israel khiến các tình nguyện viên của một tổ chức nhân đạo thiệt mạng, yêu cẩu Israel điều tra nhanh chóng để “đưa ra trách nhiệm giải trình”.
Tổng thống Joe Biden ra cảnh báo "nghiêm khắc" với Iseael về Gaza và khu Bờ Tây
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/11 (giờ địa phương) lên tiếng cho rằng Chính quyền Palestine cuối cùng nên là bên sẽ quản lý Dải Gaza và Bờ Tây sau khi xung đột Israel - Hamas kết thúc.
"Khi chúng ta nỗ lực vì hòa bình, Gaza và Bờ Tây nên được thống nhất dưới một cơ cấu quản lý duy nhất, cuối cùng là dưới Chính quyền Palestine đang hồi sinh, vì tất cả chúng ta đều nỗ lực hướng tới giải pháp hai nhà nước", ông Biden bình luận trong một bài báo đăng trên tờ Washington Post.
"Không được dùng vũ lực để di dời người Palestine khỏi Gaza, không được tái chiếm, không bao vây hay phong tỏa cũng như không được thu hẹp lãnh thổ", Tổng thống Mỹ nói thêm.
Theo Reuters, ông chủ Nhà Trắng muốn sử dụng bài báo này để cố gắng trả lời câu hỏi: "Mỹ muốn gì đối với Gaza sau khi xung đột Israel - Hamas kết thúc?".
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: CNN
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
"Tôi nghĩ rằng Chính quyền Palestine với hình thức hiện tại không có khả năng nhận trách nhiệm về Gaza sau khi chúng tôi đã chiến đấu và làm tất cả những điều này để chuyển quyền đó cho họ", ông nói tại một cuộc họp báo cùng ngày ở Tel Aviv.
Chính quyền Palestine từng quản lý cả Bờ Tây và Dải Gaza, nhưng đã bị lật đổ khỏi Gaza vào năm 2007 sau cuộc nội chiến ngắn ngủi với phong trào Hamas. Ông Netanyahu trước đây từng tuyên bố Israel phải duy trì "trách nhiệm quân sự tổng thể" ở Gaza "trong tương lai gần".
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/11 cũng cho biết Mỹ sẵn sàng ban hành lệnh cấm cấp thị thực đối với những "phần tử cực đoan" tấn công dân thường ở Bờ Tây. "Tôi đã nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo Israel rằng bạo lực cực đoan chống lại người Palestine ở Bờ Tây phải chấm dứt và những người thực hiện bạo lực phải chịu trách nhiệm", ông Biden nói.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thời gian qua cũng thường xuyên kêu gọi Tổng thống Mỹ gây áp lực buộc Israel chấm dứt bạo lực chống lại người Palestine. Động thái này diễn ra trong bối cảnh, Bờ Tây, nơi sinh sống của 3 triệu người Palestine cùng hơn nửa triệu người định cư Do Thái, đã sôi sục trong hơn 18 tháng qua.
Quốc tế ngày càng lo ngại hơn khi bạo lực leo thang kể từ sau cuộc tấn công của phong trào Hamas nhằm vào Israel hôm 7/10, dẫn tới các đòn trả đũa và tấn công liên tiếp của Israel trên Dải Gaza
Canh bạc đẫm máu của thủ lĩnh Hamas với các con tin Israel Hamas biết rằng giữ con tin càng lâu thì càng có khả năng kết thúc cuộc chiến với Israel theo ý mình. Tình thế khó khăn của Israel Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại cuộc họp báo ở Jerusalem ngày 7/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trang Yahoo News ngày 6/3 dẫn thông tin từ các hãng thông tấn phương Tây cho biết, trong...