Ông Biden sẽ gấp rút xoa dịu đồng minh ngay sau khi nhậm chức?
Xóa bỏ thuế quan mà người tiền nhiệm áp đặt, kêu gọi các nước nhóm G20 gặp mặt có thể là các động thái sắp tới của ông Biden.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Biden nhiều lần nhắc tới ý định hợp tác chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ để xoa dịu căng thẳng thương mại và gây áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế.
Ông sẽ có cơ hội làm điều đó sau khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1. Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể giải quyết những tranh chấp của Mỹ và hầu hết của nước thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) về quyền lãnh đạo tại WTO.
Ông cũng có thể xóa bỏ các thuế quan gây tranh cãi mà chính quyền Trump áp đặt với thép và nhôm nhập khẩu lên các đối tác thương mại của Washington.
Ngoài ra, tân Tổng thống Mỹ cũng có thể triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của nhóm G-20 vào đầu năm tới như một số quan chức kinh tế gợi ý thời gian qua.
Tổng thống đắc cử Joe Biden. (Ảnh: AP)
Trong tuần này, ông Biden cho thấy rõ ý định lật ngược chính sách “nước Mỹ trên hết” của người tiền nhiệm. Thế vào đó là khẩu hiệu đưa “nước Mỹ trở lại”.
Vậy kế hoạch này sẽ diễn ra như thế nào?
Lãnh đạo WTO
Một trong những bước đi đầu tiên của ông Biden có thể làm là giải quyết những bế tắc trong việc lựa chọn lãnh đạo mới của WTO.
Video đang HOT
Chính quyền Trump phản đối bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Bộ trưởng tài chính Nigeria và cựu giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới – ứng viên được hầu hết các nước thành viên WTO ủng hộ.
Ông Trump và các cộng sự cho rằng bà Okonjo-Iweala không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại thế giới. Cái tên mà họ đề cử là Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.
Trong trường hợp bà Yoo được chọn, Trung Quốc có thể mất ghế phó Tổng Giám đốc WTO vì những ghế này được luân chuyển giữa các khu vực toàn cầu để giữ thế cân bằng.
Nhà Trắng không bình luận khi được hỏi đây có phải là yếu tố khiến họ ủng hộ bà Yoo hay không.
Ông Biden đã hứa sẽ làm việc nhiều hơn với cộng đồng toàn cầu, nhưng cũng hứa sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Chiến dịch của Biden không trả lời khi được hỏi về WTO cũng như các vấn đề liên quan tới thương mại khác.
“Đó sẽ là cách để ông ấy thể hiện ông ấy đa phương hơn và sẵn sàng tính đến các thể chế đa phương này” , Pomper nhận định.
Pomper và các chuyên gia khác cho rằng ông Biden cũng nên bắt đầu thực hiện các bước để cho phép WTO tiếp tục vai trò trọng tài của mình trong các tranh chấp thương mại.
“Về cải cách WTO, chúng ta phải bắt đầu với các biện pháp xây dựng lòng tin. Điều quan trọng là phải đưa hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động trở lại. Ngành công nghiệp của chúng tôi và nhiều ngành khác đã được hưởng lợi từ hệ thống đó” , ông John Neuffer – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn cho biết.
Thuế thép
Trong các mức thuế mà chính quyền đương nhiệm áp đặt, thuế lên thép và nhôm nhập khẩu gây tranh cãi bậc nhất.
Nhiều đồng minh từng bày tỏ thất vọng với việc Mỹ tăng thuế áp lên nhôm, thép. (Ảnh: AP)
Ông Trump áp các mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm với lý an ninh quốc gia. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định chúng cần thiết để bảo vệ ngành công nghiệp quan trọng đối với quốc phòng.
Tuy nhiên, thuế quan ngoài việc mang lại những lợi ích cho các công ty thép của Mỹ, lại làm tổn thương các nhà sản xuất Mỹ phải đối mặt với các mức thuế trả đũa.
Washington miễn thuế cho một số quốc gia thân thiện như Australia, Mexico và Hàn Quốc, nhưng vẫn giữ các quốc gia khác trong danh sách như các nước EU và Nhật Bản.
Các chuyên gia cho rằng việc dỡ bỏ các mức thuế đó đối với các đồng minh trong những tháng đầu tiên là một phần trong chặng đường dài hướng tới việc làm dịu quan hệ với các nước đối tác, đặc biệt là châu Âu. Tiếp sau đó có thể là các động thái giải quyết những thách thức thương mại song phương đang gia tăng.
“Tín hiệu mạnh nhất của ông Biden có thể gửi đi là bãi bỏ thuế quan. Điều đó hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của ông ấy”, Michael Smart – Giám đốc điều hành tại Rock Creek Global Advisors phân tích.
Để chống lại sự phản đối của các công ty, công đoàn và nghị sỹ lưỡng đảng trong nước, ông Smart cho biết chính quyền mới có thể đưa ra các bước giám sát nhập khẩu “hào phóng” đối với các đồng minh.
Thẩm quyền đàm phán nhanh
Chính quyền mới phải nhanh chóng đưa ra quyết định với Thẩm quyền đàm phán nhanh (TPA) đạo luật cho phép Tổng thống đệ trình một thỏa thuận thương mại lên Quốc hội để bỏ phiếu thông qua hoặc không thông qua mà không cần sự tham gia của các nhà lập pháp vào chi tiết của thỏa thuận. TPA hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 1/7/2021.
Việc thông qua TPA mới được dự đoán sẽ gây nhiều tranh cãi vì bất đồng quan điểm giữa các đảng phái về vấn đề bảo vệ người lao động và môi trường trong các hiệp định thương mại trong tương lai, đặc biệt là khi đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục kiểm soát Thượng Viện.
Việc TPA hết hạn cũng sẽ ảnh hưởng đến lập trường của chính quyền Biden về việc đàm phán hiệp định thương mại song phương với Anh. Cuộc đàm phán này được cho là đang ở giai đoạn cuối.
Hội nghị thượng đỉnh G-20 “khẩn cấp”?
Một số cựu quan chức Dân chủ, bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers kêu gọi ông Biden thúc đẩy một cuộc họp thượng định khẩn cấp giữa các quốc gia G-20 vào đầu năm tới.
Mục đích là để thiết lập một chương trình nghị sự toàn cầu nhằm phục hồi sau đại dịch, đảm bảo tăng trưởng và cam kết hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.
Các cựu quan chức nói rằng WTO cũng có thể là một chủ đề trong hội nghị này.
Một cuộc gặp như vậy cũng có thể tạo cơ hội cho ông Biden gặp gỡ các quan chức hàng đầu của Trung Quốc, một thành viên G-20.
WTO kêu gọi các nước thúc đẩy cải cách ứng phó với những thách thức toàn cầu mới
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Alan Wolff tích cực kêu gọi các nước đóng góp và thúc đẩy quá trình cải cách WTO, đồng thời cho rằng "cải cách WTO là một việc cần thiết và khả thi" nhằm ứng phó với khủng hoảng hiện nay.
Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ảnh: wto.org
Trong phiên họp bàn tròn nhóm "1 6" ngày 24/11 của các nhà lãnh đạo 6 thể chế quốc tế bao gồm WTO, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và Ban ổn định tài chính", ông Wolff hối thúc tất cả các thành viên WTO, nhất là các thành viên lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, bắt đầu tiến trình can dự nghiêm túc nhằm cải cách WTO.
Các vấn đề cơ bản WTO đang đối mặt xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chính trị và ngoại giao. Bốn thành viên lớn nhất của WTO là EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản - vốn chiếm hơn 50% thương mại thế giới - có những "bất đồng địa chính trị" sâu sắc. Ông Wolff cho rằng nếu 4 thành viên này có thể tìm được lập trường chung, rất có khả năng các thành viên khác cũng sẽ đồng thuận.
Theo Phó Tổng giám đốc WTO, đàm phán cải cách WTO cần chú trọng vào 4 trọng tâm sau: i) Đàm phán thương mại điện tử phải dẫn đến một Hiệp định quốc tế sâu rộng, có thể đoán định và có các quy tắc thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng; ii) Hiệp định về công nghệ thông tin cần được cập nhật và nên bao gồm cả trang thiết bị y tế cần thiết nhằm ứng phó với đại dịch; iii) Đàm phán về Hiệp định hàng hóa môi trường cần được khôi phục và sớm đạt được một hiệp định; iv) Hiệp định về dược phẩm, cung cấp miễn thuế, nên được cập nhật phạm vi bao hàm và Trung Quốc cũng như những nước sản xuất dược phẩm chính nên tham gia với tư cách bên ký kết Hiệp định này và cần bổ sung thiết bị y tế vào phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Phó Tổng giám đốc WTO cho biết các thành viên WTO đang đối mặt với các thách thức như: Sử dụng thương mại để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tạo thuận lợi cho thương mại các sản phẩm thiết yếu ứng phó COVID-19 và cải cách các thể chế chi phối thương mại toàn cầu. Ông cũng kêu gọi các đại biểu tham dự Hội nghị này tích cực tham gia vào việc cải cách WTO.
Phiên họp bàn tròn nhóm "1 6" do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì.
Trung Quốc phản ứng sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia. Ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Triêu Lâp Kiên. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc...