Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, hợp tác ASEAN- Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu chúc mừng Hội chợ Trung Quốc -ASEAN (CAEXPO) lần thứ 17. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa , ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai mạc Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO và CABIS) lần thứ 17 tổ chức tại Nam Ninh , Quảng Tây , Trung Quốc với hình thức ghi hình ngoại tuyến.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, hợp tác ASEAN-Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực, nhất là kinh tế-thương mại và ủng hộ nhau trong chống dịch COVID-19.
Trong 6 tháng 2020, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong đó Việt Nam đóng góp tới 20% kim ngạch.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong năm 2020 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng,” ASEAN tiếp tục củng cố đoàn kết, thống nhất, duy trì đà hợp tác, ứng phó mạnh mẽ với đại dịch COVID-19 , đồng thời hợp tác hiệu quả với các đối tác, củng cố vai trò trung tâm trong các vấn đề an ninh khu vực.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao việc các nước ASEAN và 5 nước đối tác vừa ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tạo ra thị trường lớn với dân số 2,2 tỷ người và quy mô GDP đạt 26.200 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với bạn bè quốc tế về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa phục hồi phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại các kỳ CAEXPO, Việt Nam luôn là nước có đông doanh nghiệp tham gia nhất, số gian hàng nhiều nhất trong ASEAN để mở rộng cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp.
Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh năm 2020, hai nước Việt Nam-Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong năm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành hai lần điện đàm, đưa ra những định hướng lớn để thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam đang cùng các nước ASEAN hướng về Tầm nhìn Cộng đồng 2025, mở rộng hợp tác với đối tác láng giềng với Trung Quốc trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, hai bên cùng có lợi, đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới .
Phát biểu tại Lễ khai mạc CAEXPO, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc coi ASEAN là hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng và là khu vực trọng điểm chất lượng cao để cùng xây dựng “Vành đai và Con đường,” sẵn sàng cùng với ASEAN thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, duy trì đà phát triển thịnh vượng và tích cực trong khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu kiến nghị 4 điểm nhằm xây dựng cộng đồng Trung Quốc-ASEAN chặt chẽ hơn bao gồm: Một là nâng cao tin cậy chiến lược và đi sâu kết nối các kế hoạch phát triển. Hai là nâng cao hợp tác kinh tế, thương mại và đẩy nhanh phục hồi toàn diện nền kinh tế khu vực. Ba là nâng cao sáng tạo khoa học công nghệ, đi sâu hợp tác kinh tế số. Bốn là, nâng cao hợp tác phòng chống dịch và đẩy mạnh xây dựng năng lực y tế công cộng.
Đồng thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng thông qua hoạt động này, Trung Quốc và ASEAN sẽ cùng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn, thu hoạch nhiều thành quả hơn, cùng nhau xây dựng một tương lai thịnh vượng và tươi đẹp hơn.
Phát biểu tại Lễ khai mạc CAEXPO lần này với hình thức ghi hình ngoại tuyến còn có Tổng thống, Thủ tướng các nước Pakistan, Lào, Indonesia, Myanmar, Philippines, Campuchia, Thái Lan và Tổng Thư ký ASEAN.
Trong khuôn khổ CAEXPO năm nay có nhiều hoạt động quan trọng như Diễn đàn chuyên đề kỷ niệm 10 năm thành lập CAFTA, Diễn đàn Hợp tác y tế Trung Quốc-ASEAN lần thứ 3; đặc biệt là hoạt động triển lãm, giao thương và bán hàng theo hình thực trực tiếp và trực tuyến sẽ được duy trì quanh năm, mang lại nhiều cơ hội và thành quả kinh tế-thương mại hơn nữa cho doanh nghiệp các bên.
Khu gian hàng thương mại của doanh nghiệp Việt Nam năm nay có quy mô trên 2.000m2 với sự tham gia của gần 80 chi nhánh doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc với các sản phẩm trưng bày là nông lâm thuỷ sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại…
Ngoài ra, có trên 100 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ theo hình thức trực tuyến, tập trung vào ngành hàng nông-thủy sản và thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Nhân dịp này, Bộ Công Thương cũng phối hợp với Ban tổ chức CAEXPO tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến ngành hàng Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam-Trung Quốc ,” dự kiến thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện doanh nghiệp hai nước.
Những tranh cãi khiến quan hệ Australia - Trung Quốc 'rơi tự do'
Cáo buộc gián điệp, nguồn gốc Covid-19 và lệnh chống bán phá giá rượu là những vấn đề khiến Bắc Kinh và Canberra lún sâu vào căng thẳng.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định Australia muốn có quan hệ "đôi bên cùng có lợi" với cả Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, và đồng minh thân cận nhất là Mỹ.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison chỉ trích Trung Quốc gia tăng áp lực và "làm xấu đi các mối quan hệ một cách không cần thiết", trong bối cảnh hàng loạt tranh cãi đã gây leo thang căng thẳng và đẩy quan hệ Bắc Kinh - Canberra lao dốc không ngừng trong suốt nhiều tháng qua.
Thủ tướng Scott Morrison họp báo tại Canberra ngày 5/6. Ảnh: Reuters .
Australia hồi tháng 4 tỏ ý nghi ngờ về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19, yêu cầu điều tra quốc tế về nguồn gốc và cách lây lan của nCoV . Ngoại trưởng Marise Payne khi đó khẳng định Australia sẽ theo đuổi một cuộc điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán cuối năm ngoái.
Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch trong quá trình điều tra, cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên một mình điều tra cuộc khủng hoảng mà phải có sự hợp tác quốc tế. Bà cho biết Australia có chung lo ngại với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc WHO ứng phó tệ hại với khủng hoảng và che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng những lời kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 là "nguy hiểm" và chỉ mang tính "thao túng chính trị". Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye cảnh báo khả năng người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm của Australia như rượu vang và dịch vụ du lịch.
Căng thẳng Bắc Kinh - Canberra cũng khiến các nhà xuất khẩu Australia gặp khó khăn do Trung Quốc áp đặt hàng loạt lệnh cấm vào nông sản như thịt bò, lúa mạch và gỗ.
Chỉ vài tuần sau, 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia gồm Kilcoy Pastoral, JBS's Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat đã bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham "lấy làm tiếc" về quyết định của Trung Quốc, song không tin rằng đó hành động đáp trả của Bắc Kinh khi Canberra kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng tuyên bố quyết định cấm nhập khẩu là do vi phạm các yêu cầu về kiểm tra, kiểm dịch và nhãn mác, không liên quan đến tranh cãi về Covid-19.
Dù vậy, Trung Quốc cũng nhanh chóng áp thuế chống bán phá giá nhằm vào lúa mạch và rượu có nguồn gốc từ Australia.
Một vấn đề cũng khiến hai nước căng thẳng là vụ Trung Quốc bắt các công dân Australia gồm nhà văn Yang Jun và nhà báo Cheng Lei.
Nhà văn Yang Hengjun. Ảnh: Twitter/yanghengjun .
Yang, nhà văn kiêm nhà bình luận chính trị người Australia, bị bắt hồi tháng một tại sân bay khi cùng vợ con từ Mỹ về Quảng Châu. Sau vài tháng giam giữ, Trung Quốc hôm 23/8 phát lệnh bắt Yang với nghi ngờ ông hoạt động gián điệp.
Ngoại trưởng Australia đã 5 lần đề cập vấn đề này với người đồng cấp Vương Nghị qua các lần gặp trực tiếp và qua thư. Bà từng bày tỏ "thất vọng sâu sắc" khi Yang bị đưa tới nhà giam tội phạm hình sự hồi tháng 7.
Giới chức Trung Quốc thực hiện các "biện pháp bắt buộc" khi bắt nhà báo Cheng Lei hôm 14/8 vì nghi ngờ cô "có hành vi phạm tội đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc". "Sự việc đang được xử lý theo pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Cheng được đảm bảo đầy đủ", phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói hồi đầu tháng 9, đồng thời yêu cầu các nhà báo nước ngoài tuân thủ luật pháp Trung Quốc khi hoạt động tại nước này.
Cheng là nhà báo giàu kinh nghiệm và làm việc cho kênh quốc tế CGTN của đài truyền hình trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh. Truyền thông Australia cho biết Cheng chưa bị truy tố, nhưng bị giữ theo hình thức "giám sát tại một địa điểm được chỉ định", cho phép các điều tra viên Trung Quốc giữ và thẩm vấn một nghi phạm tối đa 6 tháng, còn nghi phạm không được tiếp xúc với luật sư hay nhận hỗ trợ pháp lý.
Phóng viên Bill Birtles của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia (ABC) và Michael Smith của Tạp chí Tài chính Australia (AFR) cũng vội vã rời Trung Quốc hôm 7/9 sau khi bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn.
Bắc Kinh hồi đầu tháng cũng công bố danh sách than phiền về Canberra, trong đó một quan chức Trung Quốc dường như đã nói với các hãng tin lớn rằng "nếu các bạn muốn biến Trung Quốc thành kẻ thù thì chúng tôi sẽ trở thành kẻ thù".
Những than phiền nhằm vào luật an ninh được Canberra thông qua năm 2017 nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Bắc Kinh cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt. Trung Quốc cũng chỉ trích lệnh cấm tập đoàn viễn thông Huawei tham gia mạng 5G của Australia, đồng thời cáo buộc Canberra "không ngừng can thiệp bừa bãi" vào công việc nội bộ của Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh Global Times .
Ngoại trưởng 5 nước thuộc liên minh tình báo Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand hôm 18/11 ra tuyên bố chung, cáo buộc Trung Quốc vi phạm cam kết, nghĩa vụ quốc tế khi ban hành nghị quyết cho phép bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập Hong Kong. Họ cũng cho rằng Trung Quốc ngăn chặn những tiếng nói chỉ trích ở Hong Kong và kêu gọi Bắc Kinh rút lại quyết định này, lập tức phục chức cho các nghị sĩ.
Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh một ngày sau đó, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên phản đối việc Ngũ Nhãn "nhiều lần can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc". "Dù các ông có bao nhiêu con mắt, coi chừng bị chọc mù vì gây tổn hại chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc", ông Triệu cảnh báo, ám chỉ nghĩa "5 con mắt" của Ngũ Nhãn.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia Theo hãng tin AFP (Pháp) và Reuters (Anh), ngày 27/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia. Bộ trưởng Nông nghiệp Australia đã bày tỏ thất vọng trước động thái của Trung Quốc và khẳng định sẽ bảo vệ mạnh mẽ ngành rượu vang của nước này. Diễn...