Ôn thi vào lớp 10 môn Toán: 5 dạng bài về phương trình bậc 2, hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Các dạng bài phương trình bậc 2, hệ thức Vi-ét và ứng dụng là những đơn vị kiến thức quan trọng trong chương trình học kì II lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 môn Toán.
Theo chia sẻ của các giáo viên luyện thi môn Toán vào 10 tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, phương trình bậc 2, hệ thức Vi-ét và ứng dụng thường chiếm khoảng 2,0 điểm trong tổng số điểm bài thi. Muốn làm tốt phần này thì học sinh cần nắm được các dạng bài phổ biến và phương pháp giải từng dạng.
Ôn trọng tâm môn Toán vào lớp 10
Phải luyện thật nhiều đề Toán mẫu, xem bài giảng chữa đề để nắm được sai sót và bổ sung phần kiến thức mình chưa rõ, xem kỹ các video hướng dẫn giải chi tiết.
"Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, học đến đâu chắc đến đó kết hợp thực hành làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Thay vì ôn một cách tràn lan thì cần nắm được cấu trúc đề thi, từ đó sẽ tập trung vào những trọng tâm cần thiết.
Đề thi môn Toán vào lớp 10 trung học phổ thông thường có cấu trúc ít thay đổi qua các năm, vì thế các em nên ôn những nội dung kiến thức đã xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 của những năm trước, chú ý năm nay sẽ tránh những phần đã được Bộ Giáo dục công bố giảm tải.
Nên chú trọng rèn luyện kỹ năng làm bài theo các dạng bài trong từng chuyên đề, học sinh cần chú ý những lỗi sai hay mắc phải như không đọc kỹ đề bài, biến đổi sai, thiếu điều kiện, không kết hợp điều kiện để loại nghiệm, nhớ nhầm công thức, vẽ sai hình...", trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, cô Lương Thị Liên - Giáo viên Tổ Toán - Lý Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội), chia sẻ.
Cô Lương Thị Liên: "Đề thi môn Toán vào lớp 10 trung học phổ thông thường có cấu trúc ít thay đổi qua các năm, vì thế các em nên ôn những nội dung kiến thức đã xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 của những năm trước". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Video đang HOT
Theo cô Liên: " Các em phải luyện thật nhiều đề mẫu đã có, xem bài giảng chữa đề để nắm được sai sót và bổ sung kiến thức những phần mình chưa rõ, cũng như biết được cách đạt điểm tối đa trong từng câu.
Đối chiếu đáp án chi tiết, học kiến thức nâng cao để hoàn thiện các câu hỏi. Ngoài việc tìm hiểu cấu trúc đề, luyện nhiều đề thi sẽ giúp các em đánh giá năng lực của bản thân, biết được những phần mình chưa hiểu rõ, từ đó xem lại lý thuyết, tìm bài tập phần đó để luyện lại.
Nếu đọc lại qua sách vở vẫn chưa thực sự hiểu kỹ thấu đáo thì học sinh nên xem lại các video hướng dẫn giải chi tiết, đây cũng là phương pháp giúp các em hiểu nhanh hơn. Ôn luyện giải đề mẫu nhiều sẽ giúp các em nắm được cấu trúc đề thi, phương pháp giải từng câu hỏi, từng dạng toán.
Qua những đề mẫu, học sinh có thể tự đánh giá mức độ của mình đã đạt được bao nhiêu điểm, chắc phần nào, phần nào chưa tốt, hay sai ở mảng kiến thức nào, dạng toán nào mình chưa ổn, cần lưu tâm đến những lỗi sai để sửa chữa, rút kinh nghiệm".
Tập trung ôn trọng tâm
Cô Liên cho biết: "Học sinh nên xác định rõ năng lực học tập của mình để tập trung ôn tập chắc các dạng bài mà sức mình có thể làm được, bên cạnh đó việc bám sát đề của năm học trước cũng rất quan trọng.
Cần phải nắm vững phương pháp giải của từng dạng trong chuyên đề. Đề thi sẽ phân bổ đồng đều các câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể đạt được điểm từng câu tùy theo năng lực học tập.
Nắm rõ cấu trúc đề để có kế hoạch ôn tập tốt, cần ôn tập phủ đều các vấn đề theo cấu trúc đề năm trước. Tiếp đến là ôn tập thêm các bài toán ở các đề thi thử hàng năm, hoặc bài tập trong cách sách tham khảo, bài tập trên các trang ôn thi uy tín trên mạng internet. Việc cần cù, chịu khó hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Việc ôn thi phải có kế hoạch cụ thể theo từng ngày, từng tuần và nghiêm túc thực hiện kế hoạch theo các chuyên đề, các dạng bài thi, đồng thời rèn kỹ năng quyết đoán, tính toán nhanh.
Cấu trúc đề rất rõ ràng gồm các phần kiến thức sau: Phần Đại số trong đề thi chiếm 6 đến 7 điểm, trong đó có khoảng 5,5 đến 6 điểm mà các em dễ dàng đạt điểm trọn vẹn nếu làm bài một cách cẩn thận.
Chính vì thế, các em nên ôn tập nhuần nhuyễn các dạng bài để tránh bỏ lỡ những số điểm quan trọng.
Để làm tốt phần Hình học, định hướng nhanh các dạng trong đề thi, học sinh cần chú ý các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp, tam giác, tứ giác đặc biệt và mối quan hệ giữa các loại góc trong đường tròn.
Nắm chắc các tính chất của các đối tượng trên và cách chứng minh của từng loại toán sẽ giúp các em có những ý tưởng chứng minh rất nhanh gọn.
Với đa số đề thi, câu cuối chính là câu mang tính phân loại học sinh và thường nằm trong mảng kiến thức nâng cao như: Bất đẳng thức cực trị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giải một số loại phương trình khó, phương trình vô tỉ, phương trình bậc cao, phương trình đặc biệt... hoặc có thể là một bài hình học nâng cao".
Cần phải nắm vững phương pháp giải của từng dạng trong chuyên đề. Đề thi sẽ phân bổ đồng đều các câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể đạt được điểm từng câu tùy theo năng lực học tập. Ảnh minh họa: T.D.
Bí quyết làm bài thi
Cô Liên lưu ý: "Học sinh cần thực hiện lộ trình đạt được điểm an toàn rồi mới phấn đấu đến những câu có điểm cao. Khi đọc đề cần xử lý làm những câu hỏi dễ trước, làm đến đâu chắc chắn đến đó để đảm bảo đạt điểm tối đa của từng câu.
Chọn câu khó làm trước sẽ mất nhiều thời gian mà được ít điểm, và trong trường hợp không làm được sẽ dễ dẫn đến mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến quá trình làm bài tiếp theo.
Do vậy trước khi làm bài thi, nên đọc kỹ hết đề bài một lần rồi phân loại câu hỏi thành ba loại: Loại 1: Đối với những câu hỏi dễ, để tiết kiệm thời gian, nên viết trực tiếp vào bài thi. Loại 2: Câu hỏi trung bình thì tập trung suy nghĩ, cố gắng tìm hướng giải bằng được.
Loại 3: Những câu hỏi khó, đánh đố thường dùng để phân loại học sinh và để làm được câu này cần nhiều thời gian suy nghĩ, do đó các em nên dành thời gian làm bài cuối cùng. Nếu không làm được thì cũng không quá lo lắng vì câu khó thường không chiếm quá nhiều điểm của cả đề thi.
Những câu nào đã làm rồi thì nên đánh dấu vào nháp để tránh bị làm lại, hơn nữa như vậy mới không bị bỏ sót câu hỏi, nhìn vào đánh dấu là biết rõ những câu đã và chưa làm.
Phân bổ thời gian hợp lý, quá thời gian cho một câu cần chuyển câu khác để tránh sa đà không cần thiết.
Với các bài đã có điều kiện, cần đối chiếu, kết hợp để lấy nghiệm hoặc loại nghiệm, chú ý điều kiện như giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hoặc phương trình, và có thể là bài toán phương trình bậc hai ....
Đối chiếu từ phần nháp đến khi điền vào bài làm thật chính xác, trách làm nháp thì đúng nhưng khi viết vào bài lại bị lệch câu, như vậy sẽ bị sai 2 câu chứ không phải 1.
Cần cố gắng làm hết các câu hỏi và tuyệt đối không được bỏ chống câu nào, có như vậy mới hy vọng được thêm điểm, cũng như không bị điểm liệt.
Với các bài hình, cần phải vẽ hình chính xác, lưu ý kỹ năng trình bày rõ ràng, không tẩy xóa, khi làm xong bài cố gắng dành khoảng 5 phút đồng hồ để kiểm tra lại tất cả các câu trả lời, bài làm của mình trước khi nộp.
Các em lưu ý, mỗi ý đúng đều có điểm, do vậy việc viết thêm lời giải để có 0,25 điểm nhiều khi không quá khó. Nhiều em không để tâm đến điều này hoặc coi điểm này không đáng thường bỏ qua là sai lầm, từng chút điểm nhỏ như vậy nhưng khi cộng tổng thể sẽ thành điểm lớn".
Tùng Dương
Thi thử trực tuyến miễn phí dành cho học sinh ôn thi vào lớp 6 Ngày 17/5 tới đây, Hệ thống Giáo dục HOCMAI và Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) đồng tổ chức chương trình "Thi thử online - Đánh giá năng lực vào 6". Đây là chương trình thi thử trực tuyến miễn phí dành cho học sinh lớp 5 có nhu cầu ôn thi vào lớp 6 trên phạm vi toàn quốc....