Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá: Dành trọn điểm khi làm dạng bài tập Peptit
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên môn Hoá tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn các em học sinh giải các dạng bài tập Peptit dựa trên nguyên tắc hiểu bản chất, phương pháp xử lý, các dấu hiệu khi làm bài để có thể giành trọn điểm ở phần kiến thức này.
Ảnh minh họa
Đối với dạng bài Peptit, học sinh có thể gặp bài tập Peptit vận dụng thấp và bài tập Peptit vận dụng cao. Không phải bài tập Peptit nào cũng khó, có những bài tập Peptit rất dễ (bài tập Peptit vận dụng thấp) vẫn xuất hiện trong đề thi.
Các em hãy học về Peptit theo cách lấy trọn điểm của bài tập Peptit vận dụng thấp (nếu đề thi có ra), và đối với bài tập Peptit vận dụng cao thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh đã chỉ ra các dạng bài thường gặp trong đề và phương pháp giải. Qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức và kỹ năng để khi đi thi gặp các dạng bài như vậy, các em có thể xử lý dễ dàng.
Để tiếp cận dạng bài tập Peptit, việc đầu tiên của các em học sinh là nắm vững các công thức cần nhớ khi làm bài tập Peptit. Các công thức đó là: Tính khối lượng phân tử của 1 Peptit; Công thức tổng quát của Peptit tạo bởi x gốc anpha amino axit; Số liên kết Peptit luôn bằng số gốc anpha amino axit – 1 và công thức của 3 dạng thuỷ phân.
Video thầy Nguyễn Ngọc Anh đưa ra một số ví dụ minh họa và phân tích cụ thể về cách giải các dạng bài tập Peptit:
Thầy Trung Nguyên mách học sinh thi vào lớp 10 tránh mắc sai lầm sát ngày thi
Trong giai đoạn này học sinh lớp 9 cần tăng cường luyện đề mỗi ngày để các em có thể hình thành được những kỹ năng mới, đặc biệt là tăng khả năng phản xạ.
Nhằm giúp học sinh đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong kì thi vào lớp 10 sắp tới, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Trung Nguyên - giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra hướng dẫn ôn tập kiến thức trọng tâm cho học sinh, đồng thời lưu ý các em về những điều cần chuẩn bị sát ngày thi để có thể bước vào phòng thi với tâm lí tự tin, thoải mái và làm bài hiệu quả.
Tổng hợp các kiến thức trọng tâm thường xuất hiện trong đề thi
Thời gian để ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10 còn rất ngắn, trong giai đoạn nước rút này thay vì ôn tập tràn lan thì học sinh hãy tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm và thường xuất hiện trong đề thi để học và ôn.
Đối với môn Tiếng Anh học sinh cần chú trọng vào bốn chuyên đề kiến thức là ngữ pháp, từ vựng, phát âm và giao tiếp.
Đối với phần ngữ pháp, thầy Nguyên lưu ý học sinh cần nắm vững kiến thức ngữ pháp trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 và một số kiến thức của lớp 8.
Cụ thể là các phần kiến thức như: Cách phát âm, trọng âm, từ loại, thì động từ, câu điều kiện, câu ghép, mệnh đề quan hệ, so sánh tính từ, câu trực tiếp - gián tiếp, câu bị động, trợ động từ khuyết thiếu...
Thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI (ảnh: NVCC)
Đặc trưng của môn Tiếng Anh là học sinh cần trau dồi cả về từ vựng và ngữ pháp. Thông thường phần từ vựng chiếm tới 70% lượng kiến thức trong đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, trong đó được chia thành hai nhóm là nhóm từ vựng cơ bản chiếm 80% trong đề thi gồm những từ thường sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hoặc cần thiết với cuộc sống. Nhóm còn lại là từ vựng trong sách giáo khoa chiếm khoảng 20% gồm các từ có trong bài khóa, bài đọc và được phân chia theo từng bài trong sách giáo khoa.
Để ghi nhớ nhanh khối lượng lớn từ vựng thì học sinh có thể áp dụng một "mẹo" nhỏ nhưng khá hiệu quả là thông qua kỹ năng dịch văn bản, theo đó học sinh hãy dịch các bài khóa, bài đọc trong sách giáo khoa từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược lại. Sau đó hãy tổng hợp lại những từ vựng đã học được.
Với phần phát âm, học sinh cần nắm chắc kiến thức và quy tắc cơ bản về cách phát âm và đánh trọng âm, đặc biệt là các dạng thường xuất hiện trong đề thi như: âm ed, âm s, một số cách phát âm của phần nguyên âm.
Ngoài ngữ pháp và từ vựng thì học sinh cần chú ý ôn tập đối với một số trường hợp liên quan đến phần giao tiếp. Đó là các tình huống giao tiếp thông thường như cảm ơn, xin lỗi, đề nghị, giúp đỡ, xin phép, lời khuyên.
Song song với việc tổng hợp thì học sinh cần thực hành để ghi nhớ kiến thức, đối với những phần kiến thức còn yếu hoặc bị thiếu hụt thì cần có kế hoạch bổ sung ngay để tránh bị rơi vào tình thế bị động khi làm bài thi chính thức.
Tăng cường luyện đề để rèn kỹ năng và phản xạ làm bài thi
Tăng cường luyện đề mỗi ngày là một trong những lời khuyên quan trọng mà thầy Nguyễn Trung Nguyên dành cho học sinh vì môn Tiếng Anh thi vào 10 thường có đặc thù là bài thi trắc nghiệm trong thời gian 60 phút với 40 câu hỏi.
Điều này đòi hỏi học sinh vừa phải nắm chắc kiến thức, vừa có tốc độ xử lí bài làm nhanh, chính xác để tăng cơ hội đạt điểm cao.
"Trong giai đoạn này các bạn học sinh lớp 9 cần tăng cường luyện đề mỗi ngày, quá trình làm đề các em có thể hình thành được những kỹ năng mới, đặc biệt là tăng khả năng phản xạ để xử lí bài thi nhanh và hiệu quả hơn", thầy Nguyên nhấn mạnh.
Trong khi luyện đề, học sinh cần rèn luyện nhiều với những dạng bài thường xuất hiện trong đề thi và chiếm trọng số điểm cao như bài đọc hiểu, viết lại câu...
Ngoài ra, để tối đa hóa kết quả thi, học sinh nên dành thời gian làm những câu chắc chắn biết đáp án đúng, sau đó mới dành thời gian làm những câu còn lại. Đặc biệt, không được bỏ sót bất kì câu hỏi nào vì đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi làm bài thi trắc nghiệm để không bị mất điểm đáng tiếc.
Đặc biệt, học sinh hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi đi thi. Khoảng thời gian sát với ngày thi khoảng vài ngày các em không nên ôn luyện nhiều mà nên để cho đầu óc được thư giãn, tinh thần thoải mái, tạo tâm thế tự tin khi bước vào phòng thi và làm bài hiệu quả.
Thầy giáo chỉ những sai lầm học trò cần tránh khi làm bài môn Toán thi vào 10 Thầy Hồng Trí Quang chỉ ra một số lỗi sai cơ bản mà học sinh dễ dàng gặp phải trong quá trình làm bài thi môn Toán vào 10 mà các em cần đặc biệt lưu ý. Thời gian thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 diễn ra từ ngày 10 đến 14/6. Như vậy chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kỳ...