Ôn thi tốt nghiệp: Quá oải vì tăng tiết
Mặc dù thông báo mới nhất của Bộ GDĐT về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 đã yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh, tập trung bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT trong đó chú trọng kiến thức lớp 12 và triển khai dạy học sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS để nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp nhà trường.
Song, với công bố các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp đều “nặng” lý thuyết, HS phải “gạo” bài. Và đây chính là lý do khiến hầu hết các trường, HS đều rơi vào tình trạng “quá oải” với việc tăng tiết…
Ghi nhận tại trường Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) cho thấy, dù đã được tăng tiết từ đầu năm, song sau công bố của bộ về những môn thi tốt nghiệp, HS và cả GV của trường lại tiếp tục “tăng tốc” thêm một lần nữa. Ghi nhận thời gian biểu của HS tại trường “căng như dây đàn”, trung bình HS nội trú đầu tư cho việc học xấp xỉ 14 tiếng mỗi ngày. Cụ thể, việc học chính thức bắt đầu lúc 6h30 phút sáng và nếu hoàn thành tốt việc học, trả bài thì việc học mới kết thúc sau 22h.
HS lớp 12 Trường THPT Đa Phước trong một tiết học sử
Trong đó, việc ôn thi những môn học phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH, ngoài số giờ đã được tăng tiết trong thời gian biểu chính khóa, lại được tăng cường thêm một lần nữa vào 18h và kéo dài trong khoảng 2 tiếng mỗi ngày. Tương tự, tại trường dân lập Ng.S (quận Bình Tân), do kết quả thi thử tại trường cho thấy tỉ lệ HS có trình độ trung bình và yếu còn khá cao, xấp xỉ 20% nên thầy và trò đều phải “tăng tốc”. Theo đó, cả giáo viên chủ nhiệm lẫn giáo viên bộ môn đều phải vào cuộc, GV cùng học và đôn đốc kiểm tra bài cho HS yếu, trung bình, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư thêm cho các môn thi.
Lý giải cho tình trạng “quá tải”, hiệu trưởng của một trường dân lập tại quận 3 cho rằng: Nếu như áp lực tại các trường công lập là một thì ở các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục) là 5. Biết là tăng khiến HS quá tải sẽ bị dư luận phê phán. Song, nếu con em mà không tốt nghiệp THPT nổi thì phụ huynh còn phê phán dữ hơn và uy tín của trường cũng bị giảm sút… Đường nào thì GV và nhà trường cũng bị phê phán nên các trường đành phải chọn phương án an toàn và hiệu quả hơn để thực hiện. Và thiết nghĩ với cơ chế học – thi cử như hiện nay thì khó lòng không bị quá tải. Có chăng, ở tầm vĩ mô các cấp lãnh đạo ngành nên cải tiến kỳ thi tốt nghiệp cho nhẹ nhàng hơn, mục tiêu của giáo dục phổ thông chỉ là cung cấp kiến thức cơ bản cho HS tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Không quá nặng nề như tình hình tại các trường ngoài công lập, song những trường trong hệ thống công lập cũng đã triển khai tăng tiết cho HS ngay từ đầu năm hoặc chậm lắm là ngay đầu học kỳ II, để đạt mục tiêu hoàn thành chương trình học trước tháng tư, sau đó thời gian còn lại đầu tư cho các môn thi. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại hầu hết các trường đã đạt được mục tiêu trên. Và từ tháng 4 trở đi đầu tư mạnh cho 6 môn thi tốt nghiệp với dự kiến tăng thêm 10 – 13 tiết mỗi tuần (cho cả 6 môn thi) và những môn này sẽ được học vào buổi sáng.
Ghi nhận cụ thể tại Trường THPT Củ Chi, tất cả 6 môn thi tốt nghiệp đều được tăng tốc, với 3-4 tiết/môn/tuần. Có như thế, mới có thể đạt được kết quả tốt. Tương tự, tại trường Nguyễn Thị Diệu (quận 3), thời khóa biểu của 6 môn thi tốt nghiệp cũng đã chính thức tăng tiết vào đầu tháng 4 này. Kỳ thi tốt nghiệp là kết quả của cả 12 năm học phổ thông, phải cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất có thể, dù có phải tăng tốc và vất vả hơn những niên học trước thì HS và cả GV cũng nên cố gắng – thầy Nguyễn Văn Tấn – trường Nguyễn Thị Diệu cho biết quan điểm.
Theo Lao động
Teen lập kế hoạch "tác chiến" cho môn Sử, Địa
Thực trạng chung
Ngay khi công bố những môn thi Tốt nghiệp, nhiều teen đã phải giật mình nhìn lại thực trạng học hành của mình. Thực tế cho thấy nhiều bạn hiện vẫn đang học đối phó với Sử, Địa rất nhiều. Đó là lý do cơ bản mà teen rất sợ hãi khi một lần nữa 2 môn Sử, Địa lại tiếp tục được đưa vào môn thi Tốt Nghiệp.
H. Mai (teen 12 trường THPT PCT) cho biết: "Trước giờ với những môn học bài thế này mình toàn chép tài liệu hoặc nhờ mấy bạn học khối C chỉ bài dùm. Nếu có thầy cô gắt gao quá thì mình sẽ học nhưng chủ yếu chỉ mong qua điểm trung bình. Với mình mấy môn nằm ngoài môn chính thi Đại học thì không quan trọng, học sao cũng được. Nhưng bây giờ thì mình đang rất sợ, nếu tốt nghiệp không qua thì đừng mong gì tới chuyện thi Đại học".
Đứng trước tình hình học tập này nhiều bạn đã quyết định lên giây cốt cho mình, trước tiên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp một cách an toàn sau đó mới tính tiếp. Nhiều teen đã sắp xếp lại thời gian của mình, quỹ thời gian eo hẹp lại càng eo hẹp hơn. Có nhiều bạn thì đăng kí học tại trung tâm nhưng cũng có vài bạn khác thì tự học ở nhà là chủ yếu. Thế nhưng kiến thức Sử, Địa thì rất nhiều nên đa số các bạn đầu tư vào học trung tâm.
M.Anh (teen 12 THPT NT) nói rằng: "Ban đầu mình cũng nghỉ là nên học ở nhà nhưng sau khi học được mấy bữa thì mình thấy khối lượng bài vở môn Sử rất nhiều, mình không thể nào học hết được, lại càng không thể học nguyên si trong sách giáo khoa. Tốt nhất là đi học thêm, thầy cô có kinh nghiệm sẽ tóm tắt nội dung, vạch ra những phần trọng tâm, như thế mình tiết kiệm được thời gian học rất nhiều. Vậy, thay vì mình học ở nhà thì thời gian này mình học tại trung tâm."
Sắp xếp lại thời gian biểu
Trước tình hình này thì mỗi teen cần vạch ra cho mình một lối đi cho đúng hướng. Trước tiên, teen phải có một thời gian biểu thật hợp lý, cân bằng giữa những môn chính thi Đại học và những môn thi tốt nhiệp. Sự sắp xếp này sẽ đem lại hiệu quả rất nhiều cho teen. Nếu như không làm như thế thì teen sẽ không phân chia được thời gian cho từng môn học, điều đó dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giữa các môn, không nắm vững được kiến thức của các môn thi Đại học.
Sau đây là thời gian biểu của M. Vương (teen khối A, THPT Thái Phiên). Trung bình một ngày bạn nên dành khoảng 5 tiếng làm bài tập cho các môn thi ĐH và 1,5 tiếng cho môn thi tốt nghiệp. Vương chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày nên rất ít khi buồn ngủ trên lớp.
Buổi sáng: học chính khoá ở trường.
Buổi chiều (1h - 5h ): đi học thêm. Vương tranh thủ ngủ trưa khoảng 1 tiếng rồi mới đi học.
Buổi tối (7h - 11h): học và làm bài tập các môn chính. Vương ngủ sớm và dậy sớm để học bài mấy môn xã hội. Thường thì khoảng 4h Vương dậy, cảm thấy học buổi sáng rất là mau thuộc bài. Hầu như 1 ngày lịch học của Vương kín mít từ môn thi tốt nghiệp tới môn thi Đại học.
Đối với các teen bên khối Xã hội nhân văn thì việc học Toán và Hoá cũng không đến mức độ khó khăn, nhiều bạn đã đi mua cuốn cấu trúc các dạng bài tập thi tốt nhiệp về làm bài tập. Thông thường thì mức độ thi tốt nghiệp cũng không đến nỗi quá khó nên nhiều bạn đã áp dụng phương pháp tự học là chủ yếu, như thế teen sẽ chủ động hơn trong việc học và có nhiều thời gian hơn cho các môn chính. Cũng chính nhờ phương pháp này mà nhiều teen đã đạt được điểm số rất cao. Chấp nhận và cố gắng hoàn thiện những môn khó sẽ giúp teen trang bị đủ kiến thức để vượt qua kì thi sắp tới.
Có một số kinh nghiệm khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nếu như teen chịu khó bỏ ra một chút thời gian đầu tư vào. Hiện nay, đối với những môn học bài thì học theo kiểu sơ đồ tư duy mang lại rất nhiều hiệu quả. Với môn Sử thì teen chia ra từng cột mốc thời gian sau đó chẻ nhánh theo từng giai đoạn và sự kiện. Với môn Địa thì ta nắm vững cách dạng biểu đồ. Với mỗi khu vực chính thì nắm căn bản các điều kiện khí hậu, đất đai, tự nhiên... Có một lợi thế với môn Địa là ta có thể mang được Atlat vào.
Sức khoẻ là ưu tiền hàng đầu
Trước một lịch học dày đặc như thế thì teen phải chú ý giữ gìn sức khoẻ, có sức khoẻ thì mới học tốt được. Một số bạn cứ mãi cặm cụi học, thức quá khuya dậy quá sớm, không chịu ăn uống sẽ dẫn đến một kết cục không tốt, nếu không chăm sóc cơ thể thì đến khi cơ thể "biểu tình" e rằng đã quá muộn. Tốt hơn hết chúng ta không nên thức quá khuya mà hãy dậy sớm, như thế sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. Các bạn cũng không nên lạm dụng các chất kích thích như cà phê nó sẽ dễ bị phản tác dụng đấy. Chăm sóc cơ thể là một trong những yêu cầu bắt buộc và quan trọng đối với các sĩ tử 12.
Có một thực tế cho thấy nhiều bạn học bài đến tận 2, 3h sáng vì cho rằng học giờ đó thì mới tập trung được rồi nếu học ban ngày thì những bạn này ngủ nướng đến 8, 9h sáng. Vậy thì tại sao ta không ngủ lúc 11h và dậy lúc 6h, phải công nhận một điều rằng dạy sớm sẽ giúp đầu óc chúng ta minh mẫn hơn.
Thời gian không con nhiều những bạn siêng học và còn nhiều cho những bạn lười học. Vì rằng tốt nghiệp thật sự rất quan trọng nên teen nên dành thời gian nhiều hơn cho việc học.
Theo TTVN
Giáo viên trường chuyên bày cách ôn tập môn Sử "Nên dùng sơ đồ tư duy để ôn tập Lịch sử bởi đó là cách nhanh nhất để hệ thống hóa kiến thức và quan trọng hơn, học sinh dễ nhìn được tổng quan bài học. Tuyệt đối không nên học tủ mà cần phải ôn tập đầy đủ và có trọng tâm". Đó là những chia sẻ của thầy Trần Huy Đoàn,...