Ôn thi THPT quốc gia: Chiến lược 70 – 30
Một điều chỉnh quan trọng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 là tăng tỷ lệ kết quả thi từ 50% (năm trước) lên 70%, còn 30% điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) làm bài thi học kỳ 1 – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Các trường đặc biệt quan tâm đến thông tin này và lên “dây cót” tinh thần cho học sinh trong quá trình ôn tập.
Các địa phương lo số học sinh dưới trung bình
Thời điểm này không ít địa phương đã có hướng dẫn chuẩn bị cho kỳ thi. Đáng chú ý, văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc do Phó giám đốc Phạm Khương Duy ký, còn đặt ra yêu cầu rất cụ thể: Trước ngày 13.12.2018, các đơn vị phải gửi về Sở dự kiến một số chỉ số về kỳ thi. Cụ thể là dự kiến về điểm trung bình các môn thi, tỷ lệ học sinh (HS) có điểm trung bình các bài thi từ 5,0 trở lên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, ma trận đề thi minh họa các môn của Bộ GD-ĐT.
Sở này cũng yêu cầu tiếp tục rà soát năng lực HS theo từng môn học, nhất là HS lớp 12 để tổ chức dạy học, ôn tập theo hướng phân hóa đối tượng. Các trường lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho HS yếu kém từng môn học, đảm bảo HS tham dự kỳ thi phải có đủ kiến thức tối thiểu. Các đơn vị yêu cầu từng giáo viên bộ môn đang dạy lớp 12 đăng ký/cam kết chất lượng thi tới từng HS, nhất là HS yếu kém để có kế hoạch giảng dạy, phụ đạo phù hợp.
Video đang HOT
Còn ông Bạch Đăng Khoa, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho biết kết quả thi tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp nên Sở đã yêu cầu các trường tuyên truyền động viên giáo viên và HS có định hướng tổ chức ôn thi phù hợp để đạt hiệu quả cao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ôn thi. Việc xây dựng kế hoạch ôn luyện căn cứ vào sự phân loại đối tượng HS tham gia kỳ thi. Đối với mỗi đối tượng, kế hoạch cần thể hiện rõ mục đích, nội dung, mức độ kiến thức cần đạt và thời gian tổ chức dạy tương ứng… Sở GD-ĐT tỉnh này còn dự kiến tổ chức 2 kỳ thi thử THPT để giúp giáo viên và HS làm quen, điều chỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo việc ôn thi.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội), cho biết hết học kỳ 1, sau khi có kết quả kiểm tra, nhà trường sẽ làm việc với tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên xem có “báo động” gì về thực trạng học tập của HS để có giải pháp phù hợp hơn. Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán sẽ tổ chức thi thử và công bố kết quả để HS biết tình hình học tập của mình. Dự kiến với những học sinh nằm trong nhóm “báo động” thì sẽ mời phụ huynh đến để tư vấn và phối hợp trong việc chuẩn bị thi giai đoạn “nước rút”. Với những nhóm này, từ tháng 3, nhà trường sẽ tổ chức ôn tập miễn phí với những thầy cô giàu kinh nghiệm và sát sao để khắc phục các điểm yếu của HS. “Năm nay điểm thi chiếm 70% tỷ lệ xét tốt nghiệp nên cũng là điều cần quan tâm để HS không bị điểm dưới trung bình mặc dù chất lượng đầu vào và đầu ra của trường ở diện khá”, bà Hậu nói.
Cảnh báo các trường nâng điểm học bạ ?
Xung quanh việc tăng tỷ lệ điểm thi lên 70% trong khi xét tốt nghiệp, trả lời băn khoăn của một hiệu trưởng THPT ở Yên Bái ngày 17.12 vừa qua, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định các chuyên gia đã tham mưu rất kỹ cho Bộ về lộ trình giảm tỷ lệ lấy kết quả học tập vào xét tốt nghiệp, xuất phát từ việc đảm bảo tính thiết thực, ý nghĩa của kỳ thi đánh giá chất lượng trên diện rộng. Nếu để tỷ lệ đánh giá quá trình học tập trong bối cảnh hiện nay đôi khi có sự “du di” nên chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông.
Mặc dù vậy, một giáo viên dạy tại trường THPT ngoài công lập thuộc tốp cuối ở Hà Nội cảnh báo, tăng tỷ lệ điểm thi thì các địa phương cũng phải giám sát chặt kết quả xét học bạ lớp 12. Giáo viên này lo ngại vì trên thực tế có xu hướng đối phó bằng cách nâng điểm xét học bạ của HS lên thật cao để kéo điểm xét tốt nghiệp lên bù cho điểm thi THPT quốc gia của HS nếu không may bị thấp.
Theo thanhnien
Đề minh họa Hóa học vào 10 Hà Nội: Học sinh phải liên hệ thực tế để làm bài
"Đề thi tham khảo vào lớp 10 tại Hà Nội vừa công bố bao quát cả kiến thức lớp 8 và lớp 9. Đề thi không khó và đánh đố nhưng cũng yêu cầu nắm chắc bản chất kiến thức. Đặc biệt, để có cả câu hỏi thực tiễn và sơ đồ thí nghiệm yêu cầu học sinh phải liên hệ thực tế, tư duy sâu hơn để làm bài" - Cô Phạm Thúy Ngọc nhận định.
Từ kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020, học sinh Hà Nội sẽ làm 4 bài thi thay vì 2 bài thi như trước đây. Cụ thể, học sinh sẽ làm 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn thứ 4 được sở Giáo dục Hà Nội lựa chọn từ các môn: Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; công bố vào tháng 3/2019. Vừa qua, sở Giáo dục Hà Nội đã công bố đề thi minh họa để học sinh, phụ huynh và giáo viên có định hướng ôn tập tốt nhất.
Theo cô Phạm Thúy Ngọc - Phó hiệu trưởng trường THCS Trung Tú (Hà Nội), giáo viên Hóa học tại HOCMAI phân tích: Với đề thi môn Hóa học, đề gồm 40 câu trắc nghiệm lựa chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án, thời gian làm bài 60 phút, trung bình mỗi câu học sinh có 1,5 phút làm bài.
Đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, không có câu hỏi vận dụng cao. Có tới 70% câu hỏi lý thuyết (28 câu), 12 câu hỏi về bài tập. Đặc biệt, đề thi bao quát kiến thức của lớp 8 và lớp 9, trong đó chủ yếu là lớp 9, nhưng với dạng thức câu hỏi trắc nghiệm, số lượng câu nhiều, bao quát mọi vấn chuyên đề kiến thức thì học sinh vẫn cần nắm vững cả kiến thức lớp 8 và lớp 9.
Với đề thi này, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nhớ và hiểu bản chất của Hóa học là có thể làm tốt được bài thi. Trong đề cũng có xuất hiện 1 câu hỏi thực tiễn là câu 14 nhưng chỉ ở mức độ nhận biết và đã có nhắc đến trong sách giáo khoa nên không khó để giành điểm.
Câu khó là câu hỏi về sơ đồ thí nghiệm, yêu cầu học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải tư duy sâu để làm bài - Cô Phạm Thúy Ngọc nhận định.
Chia sẻ cảm nhận về đề thi Hóa học mà sở GD Hà Nội vừa công bố, bạn Hoàng Anh (Học sinh lớp 9, Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết: Đề thi không khó nhưng để làm 40 câu trắc nghiệm trong thời gian 60 phút là dài. Hơn nữa các câu hỏi có mặt ở tất cả các chuyên đề kiến thức từng học khiến em thấy khó khăn khi ôn tập, đặc biệt là phải ôn cùng lúc nhiều môn học. Cùng lo lắng, bạn Nguyễn Hồng (Hoàng Mai) cũng chia sẻ "Em hoang mang trong quá trình sắp xếp thời gian ôn tập cho nhiều môn, đặc biệt là với lượng kiến thức lớn như vậy".
Cô Phạm Thúy Ngọc (Giữa) - Phó hiệu trưởng trường THCS Trung Tú
Để giúp học sinh có định hướng và kế hoạch học tập các môn tốt nhất, tránh việc học thêm tràn lan, cô Ngọc đưa ra 3 lời khuyên như sau:
Thứ nhất, học chắc kiến thức ngay từ trên lớp, chú ý nghe giảng, xem bài và làm bài tập trước và sau mỗi tiết học để nhớ, hiểu kiến thức ngay sau mỗi bài học. Điều này nhằm giúp học sinh sắp xếp và tiết kiệm thời gian cho mỗi môn học.
Thứ hai, sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, mỗi bài, mỗi chương học xong, hãy vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ dễ hơn, tiện tra cứu về sau, tránh việc học trước quên sau.
Thứ ba, rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tìm các phương pháp làm bài nhanh, cách nhận biết các dạng bài, phân bổ thời gian cho bài thi trắc nghiệm... Học sinh có thể luyện tập qua các bài tập, bài kiểm tra, đề thi trắc nghiệm Hóa học.
Bên cạnh việc thay đổi cách học của học sinh, giáo viên dạy trên lớp cũng cần thay đổi dần hình thức dạy, hướng dẫn học sinh các phương pháp học phù hợp, chuyển dần bài tập, bài kiểm tra sang trắc nghiệm để giúp học sinh làm quen và rèn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sắp tới.
Mỹ Hảo
Theo Dân trí
Hi vọng năm nay không có trường hợp gần 30 điểm vẫn trượt đại học "Đề thi thử này có nhiều yếu tố bất ngờ, tính phân loại cao, nếu muốn làm được sâu và kiếm điểm cao, chúng em cần thêm thời gian", nhiều học sinh tại điểm thi thử của trường THPT Việt Đức Hà Nội chia sẻ. Kết thúc thời gian môn Ngữ văn, nhiều thí sinh vẫn tỏ ra chưa hài lòng với bài...