Ôn thi THPT quốc gia 2020: Thi thử, rèn luyện thật

Theo dõi VGT trên

Để HS yên tâm bước vào phòng thi, nhiều địa phương đã chủ động tổ chức thi thử với trình tự, cách thức tổ chức, cấu trúc đề… tương tự như Kỳ thi THPT quốc gia.

Ôn thi THPT quốc gia 2020: Thi thử, rèn luyện thật - Hình 1

HS Đà Nẵng tham dự đợt thi thử do Sở GD&ĐT Đà Nẵng tổ chức năm 2019.

Ngoài việc tạo điều kiện cho HS làm quen với cách làm bài thi, đặc biệt là bài thi tổ hợp, kết quả của kỳ thi thử cũng là căn cứ để các trường THPT điều chỉnh phương pháp, cách thức ôn tập cũng như định hướng lại nội dung ôn tập trước khi kỳ thi chính thức.

Cơ sở điều chỉnh nội dung ôn tập

Với quan điểm “muốn thả HS xuống nước thì phải dạy các em bơi thật tốt”, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) tổ chức cho HS khối 12 kiểm tra, đánh giá chất lượng. Thầy Nguyễn Quang Hưng – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh cho biết: “Đề thi thử bám sát cấu trúc của đề thi THPT quốc gia năm 2019, trong đó có 10 – 15% kiến thức của chương trình lớp 11, phần còn lại sẽ là kiến thức của học kỳ I lớp 12. Cùng với bài thi học kỳ I, kết quả bài thi thử sẽ là căn cứ để giáo viên tư vấn cho HS chọn môn thi, khối thi”.

Theo kế hoạch, Trường THPT Tôn Thất Tùng (Đà Nẵng) cũng tổ chức kiểm tra, đánh giá cho HS khối 12 ngay sau khi HS nghỉ Tết Nguyên đán. “Trên cơ sở phân tích kết quả của đợt thi thử này, nhà trường tăng cường tổ chức bồi dưỡng thêm cho những HS có học lực trung bình – yếu. Trong đó, ngoài việc củng cố, hệ thống lại kiến thức, giúp cho các em nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi, ban giám hiệu yêu cầu giáo viên phải dành thời gian hướng dẫn cho HS phương pháp học, làm bài” – cô Trần Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Tôn Thất Tùng thông tin. Thông thường, đến khoảng cuối tháng 4, HS Trường THPT Tôn Thất Tùng có 2 đợt thi thử để sang tháng 5, sẽ có một đợt thi thử nữa do Sở GD&ĐT Đà Nẵng tổ chức với quy mô và cách thức tổ chức tương tự như Kỳ thi THPT quốc gia.

Thầy Nguyễn Quang Hưng trao đổi: Nhà trường tổ chức thêm một kỳ thi thử vào cuối tháng 4 để HS có cơ hội đổi tổ hợp môn thi trước khi hoàn thành hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia. Đây cũng là dịp để HS quen dần với cách thức, không khí thi cử cũng như kỹ năng làm bài thi, từ cách phân tích đề, trình bày bài làm, kỹ thuật làm bài trắc nghiệm, cách phân bố thời gian làm bài, làm quen với cấu trúc đề thi…

Theo kinh nghiệm của nhiều cán bộ quản lý các trường THPT, việc tổ chức các kỳ thi thử là cần thiết bởi HS chưa hình dung hết được về đề thi cũng như quy mô, cách thức tổ chức thi. Theo đó, phần lớn HS chỉ mới quan tâm nhiều đến hồ sơ xét tuyển nên GV và nhà trường, ngoài cung cấp kiến thức, còn phải chuẩn bị tốt về tâm lý cho HS. Trước đây, còn có kỳ thi tốt nghiệp để “tập dượt” nhưng với việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh ĐH, nếu HS không được chuẩn bị kỹ càng là “vấp” ngay.

Những năm gần đây, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đều tổ chức thi thử với quy mô toàn thành phố cho HS khối 12. Để kỳ thi thử gọn nhẹ và sớm có kết quả thi, HS thi ngay tại trường THPT đang học. Nhà trường chịu trách nhiệm việc lên số báo danh và tổ chức coi thi, quy cách như Quy chế thi THPT quốc gia với mỗi phòng thi có 24 thí sinh. Cấu trúc đề thi như đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố. Sở cũng sử dụng mẫu phiếu, chương trình chấm do Bộ GD&ĐT cung cấp.

Chính vì vậy, mặc dù là kỳ thi thử nhưng Sở GD&ĐT vẫn quán triệt tinh thần phải tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế với ban ra đề thi, sao in đề thi, ban chấm thi… Các môn thi trắc nghiệm sẽ được chấm tập trung, riêng môn Ngữ văn, Tiếng Pháp và Tiếng Nhật, nhà trường sẽ tự tổ chức chấm.

Video đang HOT

Các giáo viên có kinh nghiệm dạy ôn tập đều có nhận xét chung rằng, tâm lý HS thường tập trung ôn tập những vấn đề lớn, trong khi Bộ GD&ĐT ra đề theo hệ thống kiến thức để xem mức độ nắm vững cũng như kỹ năng vận dụng của HS thế nào, nếu như học tủ sẽ khó có điểm. Chính vì vậy, kết quả của các kỳ thi thử sẽ được các trường THPT phân tích kỹ để điều chỉnh phương pháp, cách thức ôn tập cũng như định hướng lại nội dung ôn tập trong thời gian còn lại trước kỳ thi.

Chờ ngày đi học trở lại

Cô Trần Thị Kim Vân nói mà như than: “Giờ nhà trường gần như chỉ tập trung làm sao để 100% học sinh lớp 12 theo học các giờ học trực tuyến cũng như những bài giảng mà Sở GD&ĐT tổ chức dạy học qua truyền hình. Dù nhà trường đã phân công tổ trưởng bộ môn, GV chủ nhiệm và GV bộ môn theo dõi và kiểm tra HS học qua truyền hình đối với từng môn, sau đó giao nội dung ôn tập, sửa, chấm trả bài tập… nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn”.

Qua nhiều kênh thông tin, nhà trường cũng giới thiệu đề minh họa các m ôn thi THPT quốc gia để HS tham khảo, nhưng do không bị khống chế về thời gian làm bài nên GV khó có thể nắm được mức độ hoàn thành bài của trò.

Gần như các trường không thể tổ chức kiểm tra trực tuyến cho toàn bộ HS lớp 12 vào một khung giờ được ấn định trước trong điều kiện HS không đến trường như hiện nay.

Thầy Nguyễn Quang Hưng chia sẻ:”Chúng tôi chưa có kế hoạch gì cho việc tổ chức thi thử cho HS và thực sự cũng chưa sốt ruột lắm về vấn đề này. Bộ GD&ĐT đã lùi thời gian tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2020 nên nếu trong tháng 6, HS trở lại thì các trường vẫn có điều kiện tổ chức thi thử nhằm giúp HS hệ thống lại kiến thức, làm quen với tâm lý cũng như không khí thi cử”.

Hà Nguyên

Thầy cô sáng tạo khi dạy online

Cô Trương Thu, giáo viên Lịch sử ở Hà Nội, tổ chức buổi học online với những câu hỏi như chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Rung chuông vàng.

Từ ngày 4/2, khi Hà Nội mới cho học sinh nghỉ một tuần phòng Covid-19, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) đã tổ chức dạy online. Song song với ghi hình bài giảng đăng lên kênh Youtube, trường còn tổ chức các buổi livestream trên Facebook và thầy cô chủ động dạy qua các ứng dụng như Zoom để ôn luyện và cung cấp kiến thức cho học sinh.

Ở các buổi livestream, bài giảng môn Lịch sử lớp 12 của cô Trương Thu luôn thu hút nhiều người theo dõi. Do phát trên Facebook của trường, không chỉ học sinh lớp 12 mà cả các em lớp dưới hay phụ huynh cũng có thể cùng xem và tương tác.

Thầy cô sáng tạo khi dạy online - Hình 1

Cô Trương Thu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong bài giảng "Đất nước hiểm nghèo sau Cách Mạng Tháng Tám 1945". Ảnh cắt từ video bài giảng.

Cô Thu cho hay từ ngày chuyển sang dạy trực tuyến thay vì trực tiếp, cô phải thay đổi phong cách giảng dạy rất nhiều, đưa vào nhiều hình thức mới để gây hứng thú cho học sinh. "Khi dạy online, đa số lựa chọn cách thuyết trình vì dễ làm nhất nhưng nó khá nhàm chán. Nếu giáo viên nào cũng giảng theo hình thức đó, học sinh rất mệt mỏi. Vì vậy, tôi quyết định phải làm mọi cách để học sinh được tương tác, thể hiện khả năng hiểu biết và sự cạnh tranh", cô Thu nói.

Bài giảng online đầu tiên trong thời gian học sinh nghỉ phòng dịch là ôn lại kiến thức cũ, cô Thu đưa vào trò chơi tương tự phần Vượt chướng ngại vật của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Học sinh được chọn ô hàng ngang gợi ý, cô đọc câu hỏi, các em trả lời tương tác bằng cách bình luận trực tiếp dưới video. Mỗi từ hàng ngang được lật mở, cô Thu lại giảng phần nội dung kiến thức xoay quanh đó. Tất cả liên quan đến chướng ngại vật cuối cùng, cũng là chủ đề của bài học.

Ở một lần khác, cô cho học sinh tìm hiểu kiến thức thông qua các trò chơi tương tự chương trình Ai là triệu phú hay Rung chuông vàng. Bạn nào có nhiều câu trả lời đúng, nhanh và chính xác sẽ được nhận phần quà.

Theo cô Thu, vì có tính cạnh tranh, học sinh rất hào hứng thể hiện kiến thức của mình, từ đó ghi nhớ bài học tốt hơn. Không chỉ khi livestream, cả khi dạy qua Zoom, cô cũng áp dụng các trò chơi vào bài giảng.

Ngoài đưa vào bài giảng các trò chơi giải trí, cô Thu còn chú trọng việc sử dụng nhiều hình ảnh tư liệu, đồ họa, video, cả âm nhạc và phim ảnh. "Không có bảng, khó sử dụng ngôn ngữ cơ thể để nhấn nhá, cũng không đến từng bàn chỉ bảo các con được nên giáo viên phải phát huy hết khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đồ họa để cho ra bài giảng hấp dẫn và đổi mới nhất", cô giáo 45 tuổi nói.

Cũng theo giáo viên này, môn Sử khiến nhiều học sinh sợ hãi vì phải ghi nhớ nhiều. Nếu thiết kế bài giảng thành các slide toàn chữ, ghi rất nhiều đầu mục, học sinh sẽ khó khăn trong việc ghi nhớ, tóm tắt. Vì vậy, cô thường biến nội dung trong sách thành sơ đồ tư duy (mindmap) theo chủ đề để học sinh có thể chia nhánh, phát triển ý. Khi mindmap hiện trên màn hình, các em cũng có thể chụp lại để xem bất cứ khi nào, ngay cả khi không có mạng.

Ngoài ra, cô thường tóm tắt các sự kiện lịch sử thành timeline. Với nội dung phải học trong nhiều ngày, học sinh chỉ cần nhìn vào một trang "timeline" là khái quát và nhớ được một cách logic.

Không chỉ sáng tạo trong cách dạy, môn Sử còn được thầy cô đổi mới trong cách ra đề kiểm tra ngay trong những ngày nghỉ phòng dịch. Đầu tháng 3, bên cạnh việc dạy trực tuyến, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Lịch sử, trường THPT Lê Quý Đôn (TP HCM) ra đề kiểm tra 15 phút yêu cầu học sinh thể hiện sự hiểu biết về một nhân vật lịch sử Việt Nam bằng hình thức tự chọn. Thầy gợi ý các em có thể thiết kế sơ đồ tư duy, vẽ tranh, làm video không quá 3 phút.

Tổ Sử lập một Fanpage Vietnamese Heroes để học sinh ba khối 10, 11, 12 "nộp" bài tập, đồng thời giới thiệu sản phẩm cho bạn bè cả trường cùng xem. Từ đầu tháng 4, thầy cô khi chấm bài đã bất ngờ khi nhận được nhiều bài làm hay, vượt xa sự mong đợi.

Có học sinh thiết kế trang Facebook cho vị tướng Trần Hưng Đạo với đầy đủ thông tin năm sinh, quê quán, tước hiệu được sắc phong và những chiến thắng lẫy lừng dưới sự lãnh đạo của ông. Một nữ sinh lớp 11 thì chọn hình ảnh Đại tướng Võ Nguyễn Giáp thiết kế thành trang báo "Những anh hùng Việt Nam" với thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và công lao của ông. Một em khác lại chọn nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình để làm bìa một cuốn tạp chí; có em lại thể hiện kể chuyện cuộc đời của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm bằng một bài hát rap.

"Dường như các em đã dùng hết sự năng động, sáng tạo của mình ở từng sản phẩm. Tìm hiểu về nhân vật lịch sử luôn mang đến những hứng thú cho học sinh, thay vì những diễn biến, con số, địa danh khô khan", thầy Du nói.

Thầy cô sáng tạo khi dạy online - Hình 2

Tiểu sử vị tướng Trần Hưng Đạo được học sinh thiết kế như một trang cá nhân trên Facebook. Ảnh: Vietnamese Heroes.

Từ kết quả bài kiểm tra mang tính tình thế này, thầy Du cho rằng Lịch sử không phải là môn học nhàm chán, học sinh cũng không chán sử mà thầy cô cần thay đổi cách truyền tải. "Hiện các em có thể dễ dàng tìm bất cứ tiểu sử, diễn biến cuộc chiến, hình ảnh, tư liệu phong phú về giai đoạn lịch sử trên mạng. Thầy cô nên khơi gợi, cho các em những khoảng sáng tạo, chắc chắn sẽ đem lại hứng thú và hiệu quả nhất định", thầy nói.

Tại trường THPT Nguyễn Du, từ giữa tháng 2, hơn 100 giáo viên bắt đầu dạy E-learning thông qua phần mềm 789, gửi bài qua Zalo, Facebook. Ngoài ra, các tổ bộ môn còn tổ chức quay các bài giảng mới, rèn kỹ năng làm bài thi đưa lên Facebook để học sinh 12 tự học.

Với chuyên môn Hóa học, Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú cũng tham gia ôn tập, luyện giải đề minh họa cho học sinh. "Một phần do dịch bệnh, nhà trường cũng hạn chế để thầy cô lên trường, chỉ trực ban giám hiệu nên tôi tranh thủ làm video ôn bài cho các em luôn", thầy Phú chia sẻ.

Đúc kết từ nhiều năm đi dạy, thầy Phú làm video bài giảng về các dạng cân bằng phản ứng hoá học cơ bản mà học sinh thường gặp và đặt tên là "phương pháp cân bằng HTP". Video dài 17 phút đăng trên trang cá nhân của thầy thu hút hơn 5.000 lượt xem và hàng trăm chia sẻ. Đa số hứng thú vì nội dung hài hước, dễ nhớ.

Ngoài bài học, các bài giảng của thầy hiệu trưởng cũng lồng ghép những lưu ý trong quá trình ôn tập thi THPT quốc gia, nhắc nhở về giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch. "Thông điệp mà tôi muốn gửi tới các em là Ban giám hiệu và thầy cô trong trường luôn ở bên các em, dù trong bất cứ khó khăn nào. Tất cả phải cố gắng để vượt qua đại dịch", thầy Phú chia sẻ.

Thầy cô sáng tạo khi dạy online - Hình 3

Thầy Huỳnh Thanh Phú (trường THPT Nguyễn Du, TP HCM) trong một bài ôn Hoá học cho học sinh khối 12 của trường hồi đầu tháng 4. Ảnh: THPT Nguyễn Du.

Năm học 2019-2020, học sinh cả nước mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng tránh Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần thứ hai điều chỉnh khung thời gian năm học 2029-2020. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm và chậm nửa tháng so với lần điều chỉnh đầu tiên.

Từ giữa tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương hướng dẫn nhà trường tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình, phân công giáo viên phối hợp với gia đình quản lý, nhận xét. Hiện các trường học đã triển khai dạy trực tuyến bài mới, chứ không còn ôn tập như trong tháng 2 và 3.

Mạnh Tùng - Dương Tâm

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"02:07Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?
16:53:00 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắcViên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc
16:59:10 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc nữ diễn viên đóng cảnh nóng táo bạo trong phim Việt 'gây sốt' trên Netflix

Nhan sắc nữ diễn viên đóng cảnh nóng táo bạo trong phim Việt 'gây sốt' trên Netflix

Hậu trường phim

22:10:17 06/02/2025
Nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy có cảnh nóng táo bạo trong phim Tiệm ăn của quỷ (Devil s Diner) gây sốt trên Netflix từng đóng trong phim Em và Trịnh , Công tử bạc liêu .
Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Sao âu mỹ

22:06:38 06/02/2025
Vụ việc diễn ra sau khi vợ tài tử Ryan Reynolds cáo buộc bạn diễn Justin Baldoni quấy rối tình dục và bị anh này kiện ngược, đòi bồi thường 400 triệu USD.
Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:04:02 06/02/2025
Hành trình hôn nhân của cặp đôi Minh Phúc - Kim Huyên với những nỗi khổ liên quan đến chuyện con anh con em được chia sẻ trong Mảnh ghép hoàn hảo khiến NSND Hồng Vân xót xa.
Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Pháp luật

22:03:56 06/02/2025
Hai thanh thiếu niên có mâu thuẫn từ trước, sau đó gặp nhau tại lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín, Hà Nội) và xảy ra ẩu đả khiến một người bị đâm bằng dao phải nhập viện.
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Tin nổi bật

22:02:22 06/02/2025
Một số học sinh tại THPT ở Đồng Nai vừa bị phát hiện có hành vi cho vay nặng lãi, với lãi suất cao gấp 12-28 lần so với quy định pháp luật.
Ca sĩ Tùng Dương: Tôi từng cô đơn vì độc và dị

Ca sĩ Tùng Dương: Tôi từng cô đơn vì độc và dị

Sao việt

22:01:56 06/02/2025
Ca sĩ Tùng Dương thừa nhận trước đây bản thân từng cô đơn vì độc và dị. Song sau khi thay đổi, âm nhạc của anh dần hướng đến cộng đồng.
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Thế giới

21:54:56 06/02/2025
Ông Trump được cho là đã suy nghĩ về kế hoạch tiếp quản và tái thiết Gaza, song tuyên bố mới đây không khỏi khiến công chúng gây sốc.
Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Sao châu á

21:40:31 06/02/2025
Nữ diễn viên Mai Davika bật khóc giữa buổi phỏng vấn khi chia sẻ về tin đồn bỏ rơi cha ruột và không chu cấp dù ông đang bệnh nặng.
NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

Phim việt

21:37:49 06/02/2025
NSND Lan Hương - mẹ chồng quốc dân của màn ảnh Việt - Nam tiến đảm nhận vai chính với hình tượng bà mẹ bảo thủ, thích can thiệp vào đời tư của các con.
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'

Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'

Sức khỏe

21:19:51 06/02/2025
Giải mã trình tự gien sữa bò tại bang Nevada (Mỹ) phát hiện một chủng virus cúm gia cầm mới vốn trước đây chưa từng xuất hiện ở bò.
Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Trắc nghiệm

20:40:24 06/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 6/2 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.