Ôn thi THPT quốc gia 2019: Chất lượng ôn tập được đặt lên hàng đầu
Theo Bộ GD&ĐT, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25 – 27/6. Đây là thời điểm ở các địa phương, cả HS và giáo viên (GV) đang đặt ra mục tiêu đưa chất lượng ôn thi lên hàng đầu. Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, nhiều phương án ôn luyện được các trường triển khai nhằm bám sát năng lực học tập của từng HS.
Các nhà trường tập trung ôn tập kiến thức cho HS cuối cấp
Tập trung ôn tập kiến thức lớp 12
Cô Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thụy Hương (Hải Phòng) cho biết, để chuẩn bị cho công tác ôn tập chuẩn bị thi THPT quốc gia, Ban Giám hiệu (BGH), tổ chuyên môn chỉ đạo, kiểm tra, nhắc nhở GV khi hoàn thành chương trình lớp 12 tuyệt đối không được cắt xén chương trình. Nếu trong quá trình học và ôn thi, HS nào kiến thức quá yếu, GV có thể kèm thêm cho các em học vào các buổi sáng thứ Bảy hay Chủ nhật. Giáo trình học buổi 2 do các tổ bộ môn của trường tự biên soạn.
Theo cô Ngọc Lan, khi Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa, nhà trường xác định các kiến thức của lớp 12 vẫn là quan trọng hàng đầu nên tập trung ôn tập kiến thức lớp 12. Vào tháng 5, tháng 6 nhà trường sẽ ôn tập thêm các kiến thức lớp 10 – 11, để các em HS có thể tự tin làm được bài thi.
BGH chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy cho phù hợp với đối tượng HS. Các nhóm chuyên môn phải tổ chức thảo luận kỹ lưỡng với từng nội dung các buổi dạy và cấu trúc của kế hoạch.
Nhà trường cũng yêu cầu các tổ chuyên môn đưa mục tiêu chất lượng ôn thi lên hàng đầu trong các nội dung sinh hoạt tổ nhóm, tăng cường dự các giờ ôn thi. Hàng tuần, khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức dạy rút kinh nghiệm các tiết ôn thi, thực hiện nghiêm túc kế hoạch ôn thi theo sự chỉ đạo của BGH.
Video đang HOT
Trong quá trình học tập, để giúp HS phát huy được năng lực, sở trường của mình, đồng thời có được những quyết định trong việc lựa chọn ngành, nghề một cách có căn cứ khoa học, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã họp bàn, lên kế hoạch cho hoạt động hướng nghiệp. Mỗi thầy cô giáo, tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường đều phải có nhiệm vụ hướng nghiệp cho HS, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và GV dạy lớp 12.
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin của HS về nguyện vọng, năng lực, ban thi, ngành nghề… để tư vấn cho các em chọn phù hợp thì thông tin về đặc điểm ngành nghề, danh mục các trường ĐH, CĐ, điểm chuẩn các trường, những bí quyết chọn nghề, những sai lầm khi chọn nghề… cũng liên tục được cập nhật trên bảng thông tin của nhà trường.
Ảnh minh họa/ Internet
Dạy học phân luồng
Thầy Nguyễn Văn Trọng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Động 2 (Bắc Giang) cho biết, năm nay, tỷ lệ kết quả thi sẽ tăng từ 50% lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT. Nhà trường đặc biệt quan tâm thông tin này và tập trung ôn luyện cho HS theo chiến lược mới. Công tác ôn tập thi THPT quốc gia được gấp rút triển khai theo kế hoạch của Sở GD&ĐT.
Là trường ở vùng cao với gần 80% HS là người DTTS, các em chủ yếu chọn tổ hợp KHXH (chiếm hơn 90%). HS vùng cao nên xác định để tốt nghiệp THPT để đi làm hoặc học các trường nghề nên tỉ lệ đăng ký thi lấy điểm xét tuyển vào ĐH chưa đến 10%. Nhà trường chủ trương kiểm tra kiến thức các em thường xuyên, sau một học kỳ sẽ có đánh giá để sàng lọc HS. Em nào học trung bình, yếu sẽ được phụ đạo miễn phí trong buổi học thứ hai.
Nhà trường phân luồng từ ngay khi làm phân phối chương trình (xác định rõ đối tượng mục tiêu từng loại HS) trước khi ôn luyện. Trên cơ sở năng lực nhận thức của HS, BGH chia tách lớp chính khóa thành các nhóm để dạy . Từ tháng 2 nhà trường đã có kế hoạch ôn tập cho HS và dạy học phân luồng bám sát đối tượng HS.
“Hiện tại, cơ hội học nghề cho HS rất nhiều với nhiều chính sách ưu tiên. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải phân luồng đúng đối tượng, đúng mục đích và làm tốt công tác hướng nghiệp, giúp HS định hướng được nghề nghiệp trong tương lai theo đúng sở thích, đam mê và điều kiện thực tế của bản thân, xã hội” - thầy Nguyễn Trọng Văn nói.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Học sinh bắt đầu tăng tốc học thi
Kỳ nghỉ tết kết thúc cũng là lúc học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
Học sinh lớp 12 bắt đầu giai đoạn tăng tốc ôn thi - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tự chọn giáo viên để học
Tăng tốc nhưng không tăng áp lực bằng mọi cách là mục tiêu khi xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh (HS) cuối cấp trong thời điểm này. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), chia sẻ: "Thời gian nghỉ tết, ban giám hiệu khuyến cáo giáo viên (GV) không gây áp lực với HS bằng bài tập về nhà mà để các em có một kỳ nghỉ thật sảng khoái. Tuy nhiên, nhà trường cũng lưu ý, khi trở lại sau tết, HS cần tập trung vào việc học".
Ông Phú cho biết, căn cứ vào định hướng chọn bài thi THPT quốc gia và tổ hợp môn thi xét tuyển, nhà trường xếp HS vào 3 lớp ban khoa học xã hội và 11 lớp ban khoa học tự nhiên. Từ thời gian này đến ngày 22.4, tuần 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết, nhà trường xếp thời khóa biểu tăng cường các môn thuộc khối thi HS đã chọn.
Nhằm giúp HS đạt kết quả tốt nhất, lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Du cho hay đã phân công GV có kinh nghiệm, chuyên môn vững nhất chịu trách nhiệm giảng dạy, hỗ trợ HS lớp 12. Đặc biệt, Trường Nguyễn Du còn công bố danh sách GV phụ trách từng lớp để HS có thể đăng ký lớp theo mong muốn của mình. "Các em yêu thích, thấy phương pháp giảng dạy của thầy cô nào phù hợp thì đăng ký vào học lớp đó. Sở dĩ ban giám hiệu thực hiện mô hình này do nắm bắt tâm lý HS qua các buổi nói chuyện. Các em cho biết chỉ đạt kết quả học tập tốt khi có môi trường học tập đầy sự hứng thú và động lực", ông Phú nói.
Tương tự, ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú), cho hay tăng tốc đại trà sẽ không hiệu quả mà cần có sự sắp xếp khoa học, khuyến khích ý thức tự giác của học trò trong giai đoạn này. Hằng tuần, HS đều có những bài kiểm tra để đánh giá kiến thức thu nhận được. Nếu hổng nội dung nào thì GV tư vấn và giải đáp ngay nhằm mục đích học đến đâu chắc đến đó, tránh dồn vào tháng cuối, không kịp xoay xở.
Tự học và đặt mục tiêu cụ thể
Ngoài việc xếp lớp theo định hướng nghề nghiệp đã xác định từ đầu năm học, các phòng tự học của Trường Nhân Việt luôn có GV hướng dẫn túc trực vào tất cả các khung giờ để kịp thời hướng dẫn HS tự học. Không chỉ vậy, thầy Bùi Gia Hiếu cho biết, để HS thoải mái lựa chọn khung giờ học hiệu quả cho mình nhất, các phòng tự học sẽ được mở cửa sớm hơn 1 tiếng và đóng cửa muộn hơn 1 tiếng.
Riêng thầy Lê Minh Tân, GV ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thì lưu ý rằng việc quan trọng với học trò là xác định mục tiêu cho bản thân và đi kèm là giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, theo thầy Tân, trong giai đoạn này, không thể đưa ra mục tiêu chung chung như: "Em sẽ cố gắng chăm học hơn nữa", "Em sẽ ráng thi vào trường y"... mà phải có mục tiêu cụ thể. Vì khi có mục tiêu cụ thể thì sẽ biết mình phải đạt kết quả thế nào. Chẳng hạn, mục tiêu là Trường ĐH Y Dược thì tham khảo điều kiện trúng tuyển năm trước học trò thấy kết quả điểm thi cần bao nhiêu mới hy vọng. Từ đó, gắn với mỗi mục tiêu, mỗi HS có thể tự nhận thấy mình phải học thế nào và có thể đề xuất sự hỗ trợ của GV cùng phụ huynh.
Giai đoạn này, GV Minh Tân đánh giá cao khả năng tự học của HS. "Đừng "quăng mình" vào các lớp luyện thi mà không có sự sắp xếp khoa học. Bởi ròng rã mấy tháng từ nay đến ngày thi, cứ tan học ở trường đến lớp luyện thi, tối muộn mới về nhà rồi quay sang làm bài tập trên lớp chính khóa, mệt mỏi khiến khả năng tiếp nhận kiến thức kém đi và tư duy không còn minh mẫn", GV này phân tích.
Theo thanhnien
Thi THPT quốc gia 2019: Khó dễ là do lực học Ngay trong tháng 12/2018, Bộ GDĐT đã sớm công bố đề thi minh họa (tham khảo) của kỳ thi THPT 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu ôn thi của học sinh và giáo viên. Theo đó, số câu hỏi nằm trong phạm vi kiến thức lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85-90%). Đánh giá của các chuyên...