Ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2020 bám sát đề thi minh họa
Sau 2 lần Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố đề thi tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2020; giáo viên, học sinh nhận định độ khó của đề năm nay giảm hơn so với năm 2019, phù hợp với tình hình thực hiện tinh giản chương trình, song vẫn đảm bảo phân loại học sinh.
Các trường THPT ở Cần Thơ đã có phương án ôn thi cho học sinh hiệu quả hơn.
Giờ học môn Ngữ văn của cô trò Trường THPT Nguyễn Việt Hồng.
Năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tinh giản chương trình một số nội dung, chủ đề của các môn học. Kỳ thi THPT Quốc gia được chuyển đổi thành thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp, đánh giá kết quả sau 12 năm học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng. Để các trường THPT định hướng hiệu quả ôn tập học sinh trước kỳ thi năm nay, Bộ đã 2 lần ban hành đề thi minh họa, vào tháng 4 và tháng 5-2020.
Ghi nhận ở các trường THPT ở Cần Thơ, nhiều giáo viên, học sinh nhận định: nội dung đề thi minh họa sát với nội dung tinh giản chương trình, không đánh đố học sinh, phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có độ phân hóa hợp lý để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của giáo dục phổ thông.
Đơn cử đề thi môn Toán, có 50 câu hỏi, trong đó khoảng 40 câu thuộc chương trình toán lớp 12, đây là những câu hỏi vận dụng được đánh giá ở mức độ thấp, học sinh chỉ cần nắm vững lý thuyết và vận dụng công thức vào giải bài tập, tính toán cẩn thận có thể đạt 7-8 điểm. Theo thầy Nguyễn Phú Phong Lưu, Tổ trưởng Tổ Toán, Trường THPT Thới Lai, mức độ đề thi lần này nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn, phần trắc nghiệm có 4 mức độ, đề chỉ tập trung ở mức 1, 2 là mức nhận biết và thông hiểu.
“Qua nghiên cứu, đề thi lần này đúng phương châm “học gì thi nấy”, hỏi những kiến thức thông thường. Học sinh có học lực trung bình có thể đạt được 6-7 điểm”, thầy Lưu cho biết.
Đề minh họa môn Ngữ văn gồm hai phần đọc hiểu và làm văn. Đề ở mức độ vừa phải, các yêu cầu đọc hiểu và làm văn đã được giảm độ khó so với đề thi năm 2019. Cô Lê Thị Kim Cương, Tổ trưởng Tổ văn, Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều), cho rằng: “Đề thi minh họa của cả 2 lần vừa qua đều có 4 mức độ hiểu – nhận biết – vận dụng thấp – vận dụng cao. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, phù hợp theo hướng giảm tải chương trình của Bộ. Đề nhẹ nhàng song vẫn đảm bảo tính phân hóa học sinh”.
Với môn Ngoại ngữ, cô Đinh Kim Oanh, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy), nhận xét: Đề được công bố lần 2 có ma trận đề giống như năm 2019 nhưng độ khó giảm nhiều. Nội dung đề bao hàm chương trình THPT và tập trung lớp 12, học sinh chịu khó học vững kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thường xuyên, sẽ đạt điểm trên trung bình.
Thí sinh dự thi Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 tại điểm thi Trường THPT Thới Long, quận Ô Môn.
Đối với đề thi minh họa bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, nhiều giáo viên, học sinh nhận định, các câu hỏi vẫn có tính phân hóa nhưng độ khó đã giảm nhiều so với đề 2019. Theo thầy Đặng Đình Vũ, Tổ trưởng Tổ Hóa, Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền), mức độ đề lần 2 năm nay nhẹ nhàng hơn so với lần đầu, kiến thức tập trung ở lớp 12 và một phần lớp 11.
Đề phân hóa rõ ràng các mức độ, khoảng 25 câu đầu tiên ở mức độ kiểm tra kiến thức cơ bản, mức phân hóa cao hơn nằm các câu hỏi sau. Học sinh học lực trung bình, nắm vững kiến thức lớp 12, ôn tập thêm chương trình lớp 11, có thể đạt điểm tốt ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Em Ngũ Ngân Huyền, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Phan Văn Trị, cho biết: “Cả 2 đề thi minh họa tổ hợp môn năm nay nhẹ nhàng so với năm 2019. Đề thi lần này đã lược bỏ nhiều nội dung mà Bộ đã tinh giản. Em cố gắng ôn tập để có thể đạt được 6,7 điểm. Đồng thời rèn tư duy, luyện kỹ năng làm bài với nhiều dạng bài tập khác nhau để đạt điểm cao hơn, thuận lợi trong xét tuyển đại học”. Ngân Huyền là học sinh giỏi của lớp; năm nay, em dự kiến đăng ký xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ.
***
Trước thềm mỗi kỳ thi THPT, Bộ GD&ĐT đều ban hành bộ đề thi minh họa cho tất cả 9 môn thi. Đây là cơ sở để các trường chủ động triển khai kế hoạch ôn tập học sinh lớp 12 cũng như giúp thầy trò các trường tham khảo và định hướng trong việc dạy, học. Hiện các trường THPT tại TP Cần Thơ đã cho học sinh đăng ký bài thi tổ hợp, đồng thời phân loại học sinh theo trình độ để ôn tập phù hợp.
Chẳng hạn, Trường THPT Phan Văn Trị tổ chức ôn tập cho 418 học sinh lớp 12 từ đầu tháng 6. Trường chia lớp ôn tập theo tổ hợp các em đăng ký và xếp lớp theo năng lực học sinh. Trường chọn ra 3 lớp học sinh trung bình – yếu để ngoài việc ôn tập củng cố kiến thức, còn phân công giáo viên truy bài, hỗ trợ kiến thức cho các em trong quá trình ôn tập.
Trường THPT Thới Lai chọn giáo viên kinh nghiệm, tâm huyết tham gia công tác tổ chức và triển khai ôn thi. Ban Giám hiệu nhà trường duyệt đề cương ôn tập và quản lý học sinh suốt thời gian ôn thi. Theo Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, sau kỳ kiểm tra thi thử lớp 12 của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, nếu học sinh đạt dưới điểm trung bình, trường tổ chức ôn tập cho các em tại trường.
Ngành giáo dục thành phố, đặc biệt là các trường THPT, đang tạo những điều kiện tốt nhất để công tác ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt kết quả cao nhất.
Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề sóng dừng, sóng âm
Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia và thi tốt nghiệp THPT ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản
Ảnh minh họa
Khi phân tích cấu trúc đề thi THPT những năm gần đây và hai đề minh họa Vật lý của Bộ GD&ĐT năm 2020, Th.S Nguyễn Thành Vinh, Giảng viên Bộ môn Vật lý, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: "Thông thường chương sóng cơ có khoảng 5-6 câu, trong đó chia thành bốn phần quan trọng. Sóng dừng và sóng âm là hai nội dung chính thường xuất hiện trong đề thi ở phân khúc điểm thông hiểu và vận dụng cơ bản".
Đối với nội dung sóng dừng sẽ tập trung khai thác nhiều vào các bài toán đơn giản là xác định số nút số bụng của sợi dây hai đầu cố định và sợi dây một đầu cố định, một đầu tự do. Để giải quyết các bài tập dạng này các em cần nắm chắc điều kiện để có sóng dừng trên dây. Đối với nội dung sóng âm kiến thức lý thuyết là một trong những trọng tâm được hỏi đến nhiều. Trong đó đặc biệt là các câu hỏi về đặc trưng vật lý, đặc trưng sinh lý của sóng âm và liên hệ giữa các đặc trưng vật lý và sinh lý.
Nội dung bài giảng hôm nay của thầy Vinh sẽ giúp các em hệ thống lại hai nội dung kiến thức chính. Một là, các kiến thức về sóng dừng trên dây hai đầu cố định và dây một đầu cố định, một đầu tự do. Hai là, các đặc trưng vật lý - sinh lý của âm và liên hệ giữa các đặc trưng này.
"Bật mí" ôn thi trong giai đoạn nước rút Lịch sử là môn học đòi hỏi tư duy cao, nên học sinh cần chăm chỉ và có phương pháp học tập phù hợp, nhằm đạt kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Giờ học môn Lịch sử của học sinh Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ảnh: NVCC Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Giáo dục &...