Ôn luyện thi cùng các thủ khoa, á khoa đại học
Nhằm giúp thí sinh thi đại học, cao đẳng năm 2012 đạt kết quả tốt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam đã mở lớp luyện thi chất lượng cao. Đặc biệt, có sự tham gia của các thủ khoa, á khoa đại học.
Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho biết: “Sau khi chương trình “ Luyện thi cùng thủ khoa” được triển khai và biết đến rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng với thành công giúp tăng điểm cho học sinh tham dự chương trình lên trung bình 1,5 tới 2 điểm cho một môn, Trung tâm đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các em học sinh và các bậc phụ huynh từ khắp ba miền. Tuy nhiên, để mở rộng hơn nữa đối tượng học sinh có nhu cầu, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình phụ huynh nhưng vẫn có quyền được tiếp cận với những điều kiện học tập tốt nhất. Trung tâm đã xây dựng một chương trình “Luyện thi Chất lượng cao” song hành cùng chương trình “Luyện thi cùng thủ khoa”.
Lớp luyện thi đặt tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Điểm quan trọng nhất mà Trung tâm năm nay nhấn mạnh triển khai là chú trọng về kỹ năng (phương pháp) học, nắm vững kỹ năng chính là chìa khóa mà các thủ khoa các trường đại học trong những năm qua đã thành công.Thực hành kỹ năng phân tích đề, để nắm bắt nguyên tắc ra đề thi, cách thức ra đề từ đó có phương pháp ôn luyện đúng hướng, đúng trọng tâm.
Chương trình luyện thi có sự tham gia của các thủ khoa, á khoa các trường ĐH lớn như thủ khoa ĐH Ngoại thương ĐH Xây dựng ĐH Kinh tế quốc dân… các thủ khoa này sẽ đóng vai trò là người huấn luyện, hướng dẫn các em học tập theo nhóm vào thời gian buổi tối. Còn ngoài giờ học trên lớp do các giảng viên uy tín ở các trường Hà Nội giảng dạy.
Video đang HOT
Học sinh trong lớp luyện thi.
Trung tâm mở 4 khối luyện thi là A, A1, B, D1. Trung tâm tổ chức thi thử liên tục, đề thi gần nhất với mô típ ra đề của bộ: với 4 lần thi thử giúp các em vững vàng trong tâm lý, chắc chắn hơn trong kinh nghiệm làm bài, phát hiện ra điểm yếu kiến thức và các huấn luyện viên sẽ hỗ trợ các em khắc phục.
Lớp luyện thi được trung tâm bố trí tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, được trang bị điều hoà, một điều kiện rất thuận lợi cho các em tập trung học tập trong thời tiết hè. Với các em học sinh ở tỉnh xa có thể đăng ký nơi ở với mức lệ phí từ 1 triệu tới 1,5 triệu đồng. Địa điểm tại tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”. Ngoài ra, Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho các em những thông tin về điểm thi, điểm chuẩn, NV1, NV2… nhanh nhất.
Theo dân trí
Trưởng thành từ những điều giản đơn
Trở lại trường sau hai năm xa cách, tôi thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi đã lớn lên từ những điều đơn giản nhất ở ngôi trường Nguyễn Huệ thân yêu.
Giờ tôi đã là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học danh tiếng. Có lẽ phần nào mọi người cũng đã thấu hiểu những nỗ lực, khó khăn, vất vả của một học sinh tìm kiếm con đường thoát nghèo của tôi. Hôm nay, đọc thấy chương trình này. Kinh nghiệm trong những tháng ngày luyện thi đại học vừa là kỷ niệm nhưng cũng là những bài học đắt giá cho tôi.
Thời còn là học sinh cấp ba, tôi cũng có những áp lực của riêng mình. Năm tôi học có rất nhiều điều cải cách. Điều đó khiến tôi bỡ ngỡ. Bên cạnh áp lực trong học tập, tôi còn gặp vấn đề trong chuyện tình cảm. Tuổi học trò mộng mơ, ai mà chẳng có lúc "rung rinh" bởi một bóng hồng hay một bạn trai nào đó, tôi cũng vậy. Với nhiều người, họ có thể cân đối chuyện tình cảm và tình yêu, nhưng tôi thì khác, tôi là người rất dễ bị phân tâm.
Và sự thật, chuyện tình cảm khiến tôi mất nhiều thời gian. Tôi thích đơn phương, có thể đó là tình yêu hoặc chỉ là sự ngưỡng mộ, một ngôn ngữ cảm xúc mà khi lớn hơn một chút chúng ta mới định nghĩa được. Lúc đó, tôi định nghĩa đó là yêu. Tôi nghĩ, bạn ấy học giỏi, nếu mình tỏ tình thì sẽ đi tới đâu, một cô bé học chẳng bằng ai, so với người ta là thành "một đôi đũa lệch". Nếu bạn ấy từ chối thì đó là chuyện "nhục nhã". Còn nếu không, thì nó sẽ đi tới đâu?
Tôi đã nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, cuối cùng tôi đưa ra quyết định: "Đợi sau khi thi đại học xong, nói ra cũng chưa muộn. Tới lúc ấy, dù bạn không đồng ý thì mình cũng có một niềm vui khác che lấp nỗi buồn riêng". Đáng tiếc là tôi không thực hiện được điều đó như dự định mà tới tận năm thứ hai đại học tôi mới làm. Tới lúc đó thì đã muộn thật.
Chinh phục đại học là ước mơ của rất nhiều bạn học sinh. Ảnh do tác giả cung cấp.
Con đường ôn luyện trở thành một sinh viên của tôi còn gặp rất nhiều thử thách khác. Tôi còn nhớ rõ, học kỳ hai năm lớp 12, tôi bị sốt phát ban, tới tận hai tuần sau mới đi học được. Đây là trận ốm lớn nhất trong cuộc đời mười hai năm đèn sách của. Tôi phải nhập viện hai lần vào hai bệnh viện khác nhau, bất tỉnh hai ngày, truyền rất nhiều nước và tiêm.
Sau khi xét nghiệm máu, tôi bị men gan cao, sốt phát ban nên không ăn uống được. Chính vì thế, tôi gầy đi trông thấy. Buồn hơn nữa, cả nhà ai cũng gầy đi theo tôi vì bố mẹ cũng đang bận xây nhà, chăm cháu, giờ thêm chăm con. Tôi từ một người không khiến bố mẹ lo nhiều nhất cuối cùng lại khiến lo nhiều hơn cả. Thời gian tôi ốm cũng là lúc các bạn làm hồ sơ thi đại học. Không những thế, tôi còn bỏ lỡ nhiều kỷ niệm vui chơi của lớp trong dịp 8/3, 26/3. Tất cả cũng bởi tính bất cẩn, chủ quan sức khỏe.
Ngôi trường mà tôi định hướng từ ban đầu là Học viện Ngân hàng. Ngoài ra, tôi còn muốn thi thêm khối D trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lúc tôi quyết định chọn trường mẹ và người thân không tin vào khả năng của tôi. Mẹ và chị gái có ý định làm thêm một vài hồ sơ nữa, vì lúc đó chưa có quy định tránh tình trạng làm hồ sơ ảo như hiện nay. Nhưng tôi nghĩ, nếu thi đủ điểm đỗ vào Học viện Ngân hàng mà lại phải học trường khác thì sẽ rất tiếc. Vậy nên tôi chỉ tạo cho mình một cái đích duy nhất và tự cố gắng.
Biết mình thua các bạn vì thời gian ốm, nên tôi phải nỗ lực nhiều hơn. Tôi vừa đâm đầu vào học vừa phải lo cho sức khỏe vì sợ lại ốm thêm lần nữa. Học dù thế nào cũng tới 12h đêm là mẹ cũng lôi tôi đi ngủ. Tôi phải cảm ơn mẹ nhiều lắm vì mẹ là người bạn đồng hành cùng tôi suốt thời gian học ôn thi.
Tôi còn nhớ mẹ nói: "Thôi! Đi ngủ đi, mai mẹ gọi dậy sớm học. Để đèn này mẹ không ngủ được". Lúc đầu tôi cũng hậm hực nhưng lúc sau nghĩ mẹ bận rộn cả ngày, tối vì lo cho tôi chợt sốt, không ai biết nên ngủ cùng. Để điện bàn khiến mẹ mất ngủ là đúng. Thế là miễn cưỡng, tôi phải đi ngủ. Nhưng lúc tỉnh dậy thì đã là 6h. Ngủ dậy, tôi khóc ầm lên vì mẹ "lừa" tôi. Lúc ấy, tôi ghét mẹ lắm. Tôi ngây thơ nghĩ, mẹ đang cản trở con đường công danh của tôi. Nhưng nào ai biết rằng mẹ đang lo tôi sức khỏe yếu, ngủ không đủ giấc thì sao học hành được.
Bây giờ, tôi thấy mẹ tôi đúng là một bác sĩ tuyệt vời. Nhờ ngủ đủ giấc, học trên lớp tôi tiếp thu bài tốt hơn. Chính vì thế, học đến đâu tôi chỉ về nhà đọc lại một chút là nhớ. Áp dụng chiến lược đó, lại thêm chuyện tình cảm gạt sang một bên, tôi tiến nhanh và gần đuổi kịp chương trình học với các bạn.
Những phần tôi không được học khi ốm, tôi tự học. Phần nào không hiểu thì hỏi bạn bè. Các bạn có biết không, người ta nói "học thầy không tày học bạn" là hoàn toàn chính xác. Nếu được một người thầy kèm, bạn có thể hiểu được 60% vấn đề, phần còn lại bạn vẫn phải học. Nhưng nếu tự học, phần không hiểu khi hỏi người khác, bạn có hiểu rất sâu thậm chí tới 90%.
Tôi dành rất ít thời gian đi học thêm trừ môn ngoại ngữ. Do đó, thay vì học thêm, tôi dành tiền mua sách và bộ đề về làm. Theo tôi, chẳng ai tự tạo vào não bạn một đường rãnh sâu bằng tự bạn tạo ra nó.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc học tập để ôn thi đại học. Con đường từ đây tới khi thi đại học còn là một khoảng thời gian dài, nhưng đúc kết lại ba vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh trong việc học tập là phân phối thời gian học tập hiệu quả, ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, và định hướng mục tiêu cho bản thân rõ ràng.
Theo VNE
Gia sư luyện thi đại học đắt hàng Với sự biến mất dần các "lò" luyện thi đại học một thời ở Hà Nội, hình thức gia sư luyện thi đang lên ngôi. Mức học phí của loại hình này khá tốn kém 80.000 đến 150.000 đồng/giờ tùy theo trình độ gia sư và mức thu cao nhất là gia sư thủ khoa với 9 triệu đồng/tháng. Đắt hàng gia sư...