Ớn lạnh vào ổ rắn hổ hàng nghìn con lớn nhất miền Tây
Người đàn ông ở miền Tây liều nuôi hàng nghìn con rắn hổ mang trong nhà, mỗi năm thu về khoảng 1 tỷ đồng.
Trại rắn hổ mang cực độc, lên tới hàng nghìn con của anh Phan Thanh Bình (37 tuổi), ở ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng – được xem là trại rắn lớn nhất miền Tây.
Anh Bình kể, trước đây anh là thương lái chuyên đi buôn bán động vật. Năm 2015, anh chuyển sang nuôi rắn hổ mang. Do chưa có kinh nghiệm, anh chỉ dám nuôi 70 con rắn hổ mang giống.
Những ngày đầu, rắn anh nuôi chết rất nhiều. Sau thời gian tìm tòi, học hỏi, anh Bình đã thuần thục kỹ thuật nuôi rắn, cũng như hiểu rất rõ đặc tính của loài cực độc này.
“5 ngày thì tôi cho rắn ăn một lần, thức ăn là vịt con. Chuồng nuôi cũng phải phân ra nhiều loại như chuồng nuôi rắn bố mẹ, chuồng rắn con”, anh Bình kể.
Anh Phan Thanh Bình – chủ nhân trang trại rắn lớn nhất miền Tây
Rắn hổ mang bố, mẹ trong trang trại của anh Bình
Anh Bình cho hay, chuồng nuôi nhốt rắn hổ mang được xây bằng gạch kiên cố, có lưới và khóa cẩn thận để tránh rắn bò ra ngoài. Nơi rắn ở phải khô ráo, thoáng mát, không bị dột nước, đảm bảo nhiệt độ ổn định 30-32 độ C.
Hiện anh Bình có khoảng 1.000 con rắn hổ mang bố mẹ, trung bình mỗi con nặng từ 2-3kg. Ngoài ra, anh còn nuôi hàng nghìn con giống và rắn thương phẩm.
Đối với anh Bình, việc chăm sóc, cho ăn, phối giống cả nghìn con rắn hổ mang cực độc là công việc thường ngày.
Video đang HOT
Theo anh Bình, rắn hổ mang nuôi khoảng hơn 1 năm có thể ghép cặp sinh sản. Rắn giao phối mỗi năm một lần, thời điểm giao phối bắt đầu từ tháng 11 âm lịch. Một con rắn cái có thể đẻ 25 trứng. Mỗi đợt rắn đẻ, anh Bình sẽ thu gom lại rồi ấp trong môi trường nhân tạo 60 ngày thì trứng nở, tỷ lệ nở đạt 90-95%.
Anh Bình đang bán rắn giống với giá từ 150.000 đến 350.000 đồng/con, tùy theo kích cỡ. Còn rắn thịt từ 600.000-700.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Năm qua, do dịch bệnh nên rắn bán chậm và giá thấp hơn so với những năm trước.
Ngoài bán rắn giống, anh còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi, cách xây chuồng trại cho bà con, đồng thời bao tiêu đầu ra. Mỗi năm, anh Bình thu về từ việc bán rắn giống và thịt khoảng 1 tỷ đồng.
Hình ảnh ớn lạnh trong trại rắn của anh Bình:
Những khi bắt rắn hổ mang để phối giống, đổi chuồng, anh Bình chỉ dùng tay và gậy sắt có móc mà không cần đồ bảo hộ
Con rắn hổ mang bò ngay dưới chân anh Bình
Hàng nghìn trứng rắn hổ mang được anh Bình gom lại rồi ấp trong môi trường nhân tạo
Sau 60 ngày ấp trứng thì rắn con nở
Trang trại rắn hổ mang của anh Bình ở Sóc Trăng
Người dân ùn ùn đổ về miền Tây, quốc lộ 1 ùn ứ nghiêm trọng
Công an tỉnh Tiền Giang cho biết từ chiều 29-1 đến trưa nay (30-1), người dân miền Tây về quê tăng đột biến khiến một số tuyến đường bị ùn ứ kẹt xe nghiêm trọng.
Các phương tiện đi lại từ hướng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận xuống nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Ngày 30-1, thượng tá Nguyễn Văn Dũng - trưởng Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an tỉnh Tiền Giang - cho biết từ chiều 29-1 đến trưa nay (30-1), người dân miền Tây về quê tăng đột biến khiến một số tuyến đường bị ùn ứ kẹt xe nghiêm trọng.
Cụ thể tại nút giao An Thái Trung thuộc địa bàn huyện Cái Bè, có các ngả đường khá hẹp, trong khi đó tất cả xe đều đổ ra một điểm cuối dẫn đến tình trạng kẹt xe.
Hiện lực lượng chức năng tạm thời cấm xe từ hướng miền Tây đi TP.HCM vào cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung) để giải quyết tình trạng trên. Đồng thời, đơn vị còn cho chặn dừng các phương tiện từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào tuyến N2 để giảm tải xung đột phương tiện.
Trong đó, cầu Rạch Miễu dù đã liên tục chặn một chiều lưu thông để ưu tiên chiều còn lại nhưng xe cộ vẫn ùn ứ ở cả hai hướng.
Ở hướng ngược lại, do người dân từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông về quê Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu... thông qua cầu Rạch Miễu tăng đột biến nên đã xảy ra ùn tắc giao thông từ sáng cùng ngày.
Cũng theo thượng tá Dũng, nguyên nhân ùn ứ nghiêm trọng là do lượng xe cộ về miền Tây quá đông, tăng đột biến.
Tại nút thắt cổ chai An Thái Trung do các phương tiện đi từ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận xuống nên ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm. Khi các phương tiện qua được nút giao An Thái Trung thì sẽ di chuyển nhanh.
"Còn tại cầu Rạch Miễu lực lượng giao thông hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre phối hợp chặn một chiều, chỉ cho chạy một chiều qua cầu Rạch Miễu để thông xe nhanh hơn. Sáng giờ chúng tôi phối hợp với cảnh sát giao thông tỉnh Bến Tre chặn một chiều ở Bến Tre để xe đi từ hướng Tiền Giang qua nhanh hơn" - thượng tá Dũng thông tin.
Nhằm tránh tình trạng kẹt xe khi qua cầu Rạch Miễu, một số phương tiện đã chọn giải pháp đi qua phà tạm Rạch Miễu - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Tại nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, các phương tiện từ quốc lộ 30 ra quốc lộ 1 ùn ứ, trong khi đó ở chiều ngược lại từ Mỹ Thuận - Trung Lương rất thông thoáng - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Nút giao An Thái Trung dự kiến sẽ còn kẹt xe khi người dân sau Tết lên TP.HCM và các tỉnh miền Đông để đi làm lại - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Xe đầu kéo chết máy giữa cầu Mỹ Thuận, đường về miền Tây ùn tắc nghiêm trọng Một xe đầu kéo chết máy ngay giữa cầu Mỹ Thuận khiến hàng chục ngàn phương tiện từ các tỉnh miền Đông và TP.HCM đổ về miền Tây ùn tắc bị ùn tắc nghiêm trọng. Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 29.1 (tức 27 tết), xe đầu kéo mang BS Cần Thơ chết máy ngay giữa cầu Mỹ Thuận hướng Tiền Giang về...