Ổn định mặt bằng lãi suất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ổn định mặt bằng lãi suất; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thanh khoản và các chi phí đầu vào; lưu ý đến phản ứng của thị trường tài chính, thể hiện qua biến động tỷ giá, lạm phát…
Quang cảnh Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 (chiều 5/12). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Đây là các nhận định, đề xuất được đại diện các bộ, ngành, chuyên gia kinh tế đưa ra tại phiên chuyên đề 1 về: “Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” diễn ra chiều 5/12. Phiên chuyên đề là sự kiện nằm trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.
Không chủ quan với lạm phát
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nêu rõ, từ năm ngoái đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng trung ương trên thế giới đều trong trạng thái hỗ trợ nền kinh tế. Chính sách tiền tệ của Việt Nam ở mức trung bình của thế giới.
Theo ông Hà, chính sách tiền tệ tác động ở hai khía cạnh là lượng và giá, 2 lĩnh vực này tương hỗ lẫn nhau. Về lượng, mục tiêu của hệ thống ngân hàng là bảo đảm duy trì thanh khoản của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, các tổ chức tín dụng và cho các doanh nghiệp.
Cụ thể, ở góc độ thanh khoản cho nền kinh tế, việc cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ nền kinh tế rất lớn; đã mua ngoại tệ khoảng 25 tỷ USD trong 2 năm qua. Ngân hàng Nhà nước cũng duy trì lượng thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ các tổ chức tín dụng khi cần tiếp cận vốn.
Về thanh khoản cho các doanh nghiệp, do dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về trả nợ, cho vay mới. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các Thông tư 01, 03 và 04, duy trì thanh khoản cho doanh nghiệp với điều kiện ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai, miễn giảm lãi suất cho khoản vay cũ và mới…
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin, tính đến cuối tháng 11, dư nợ tín dụng tăng trên 10%, phù hợp mục tiêu đề ra là 12% trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước có thể nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tháng cuối cùng của năm 2021 nhằm bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế.
Bên cạnh việc duy trì khối lượng thanh khoản tốt trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Theo đó, ngay từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành. Hiện nay, lãi suất điều hành giảm 1,5 – 2%; lãi suất huy động giảm 1,5%; lãi suất cho vay giảm 1,77% so với đầu năm 2020.
Nhìn nhận về thách thức trong thời gian tới, ông Phạm Thanh Hà cho rằng, lạm phát đang là vấn đề toàn cầu. Các ngân hàng trung ương các nước đang thu lại biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát về nguy cơ lạm phát hiện hữu để kiểm soát tiền tệ. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Do đó, cần lưu tâm vấn đề này trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Video đang HOT
“Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì thanh khoản cho hệ thống, ổn định mặt bằng lãi suất, không chủ quan với lạm phát”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.
Điều chỉnh linh hoạt cả thu và chi ngân sách Nhà nước
Liên quan đến chính sách tài khóa, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, Việt Nam đã điều chỉnh linh hoạt cả thu và chi ngân sách Nhà nước để có nguồn hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Về thu ngân sách Nhà nước, đã thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí… hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, ước tính khoảng 130.000 tỷ đồng trong năm 2020 và năm 2021 con số này là 140.000 tỷ đồng. Chính sách miễn, giảm, giãn tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực chịu tổn thương nhiều do tác động dịch bệnh như vận tải, du lịch, khách sạn, giáo dục, y tế…
Về chi ngân sách, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, các đối tượng yếu thế như người nghèo, hộ chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội… Riêng năm 2021 đã chi khoảng 76.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng miễn giảm tiền điện, cước viễn thông, học phí…
“Các chính sách này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Qua đó, tạo thêm nguồn lực để ứng phó với dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nêu rõ.
Về điều hành, Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho biết, Việt Nam đã chấp nhận bội chi năm 2021 khoảng 4% GDP tính lại, đã tăng số vay nợ tuyệt đối lên rất nhiều so với giai đoạn trước.
Đối với chính sách trọng tâm thời gian tới, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh, tùy tình hình từng giai đoạn để có ứng phó phù hợp. Khi kiểm soát được dịch bệnh thì tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thanh khoản và các chi phí đầu vào khác.
Tập trung thực hiện chính sách tài khóa
Phát biểu tại tọa đàm, Tiến sỹ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng, cần có chính sách đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt.
Theo ông Thành, dư địa chính sách tài khóa hiện nay tốt hơn rất nhiều khi xét trên các chỉ số nợ công, thâm hụt ngân sách, cũng như sự thuận lợi trong huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Song, dư địa của chính sách tiền tệ có nhiều giới hạn khi bị giới hạn bởi tỷ lệ nợ tín dụng/GDP, lạm phát vẫn là “bóng ma”, nguy cơ tăng nợ xấu. Do vậy, trong thời gian tới nên tập trung thực hiện các chính sách tài khóa.
Thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ, độ trễ trong của chính sách tài khóa đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, Tiến sỹ Võ Trí Thành nhận định, sự đồng hành của Quốc hội nên thể hiện qua các kỳ họp bất thường, thay vì hai kỳ họp đầu và cuối năm theo Luật Tổ chức Quốc hội. Việc tổ chức kỳ họp bất thường có thể sẽ phải được Quốc hội thực hiện ít nhất trong 5 năm tới, do tình hình thế giới còn bất định, nhiều bất ổn và rủi ro hiện nay.
Ông Thành đề xuất, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát và theo dõi tình hình để nhanh chóng điều chỉnh chính sách. Các nguồn lực để hỗ trợ phục hồi kinh tế nếu có thay đổi trong quá trình thực hiện cần cho phép được chuyển hóa. Quốc hội xây dựng khung để Chính phủ chuyển hóa nhanh trong quá trình thực hiện.
Thực tế cho thấy, các chính sách tài khóa, tiền tệ thường tác động đến tiêu dùng, đầu tư, lạm phát, sản lượng (GDP), tỷ giá, lãi suất, với mức độ khác nhau. Vì thế, bên cạnh sự giám sát thường xuyên và phối hợp trong triển khai chính sách, cần lưu ý đến phản ứng của thị trường tài chính, thể hiện qua biến động tỷ giá, lãi suất, lạm phát.
Chuyển đổi số để Việt Nam vượt 'bẫy' thu nhập trung bình
Tiếp tục Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", chiều 5/12, tại phiên chuyên đề 1 về: "Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế", các chuyên gia, đại biểu chia sẻ về dư địa chính sách tài khóa và phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ cho phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam; nỗ lực chuyển đổi số để bứt phá phát triển kinh tế - xã hội, giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, đứng vào hàng các nước phát triển vào 2045.
Đẩy mạnh phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ
PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trình bày đề dẫn về "Dư địa chính sách tài khóa và phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ cho phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) chia sẻ về một số nội dung chính: Đánh giá khái quát về thực trạng chính sách tài khóa những năm gần đây; khả năng nới lỏng chính sách tài khóa; vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; một số gợi ý, đề xuất về chính sách tài khóa và tiền tệ cho giai đoạn tới...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, trong những năm gần đây, ngân sách của Việt Nam đi theo chủ trương giảm dần quy mô thu ngân sách để "khoan sức dân" theo chủ trương chung của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế. Do đó, tỷ lệ thu ngân sách có xu hướng giảm dần mặc dù số tiền vốn có xu hướng tăng lên. Qua phân tích cơ cấu thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ thu nội địa tăng lên rất đáng kể, là một trong 3 nguồn thu ngân sách nhà nước chính, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường cho rằng: "Có thể thấy vai trò ngày càng tăng của các khoản thu từ nội địa trong khi thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giảm. Đây là điểm tích cực để chúng ta có thể có không gian tốt hơn cho việc cải thiện chính sách".
Về các khoản chi ngân sách nhà nước, trong khoảng 3 năm trở lại đây, sự chênh lệch giữa dự toán và quyết toán ngân sách tương đối thấp, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường cho rằng, việc lập tự toán tốt hơn; tuy nhiên, về chi đầu tư vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định so với tổng thể ngân sách, tạo ra những thách thức trong chính sách tài khóa. Bội chi ngân sách cần chú ý đến bội chi sơ cấp và bội chi tổng thể. Theo đó, sau khi giảm xuống trong giai đoạn 2015-2019, bội chi ngân sách trong giai đoạn 2020-2021 tăng rất mạnh, phản ánh rằng, sự hỗ trợ nhất định về chính sách tài khóa đã có tác động, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước trong 2 năm này. Ví dụ năm 2020, số bội chi sơ cấp xấp xỉ 4% và bội chi tổng thể 7,53%, cao hơn con số trung bình của giai đoạn trước đó (bội chi sơ cấp 3% và bội chi tổng thể khoảng 4,5-4,7%). Năm 2021, ước tính, bội chi ngân sách cao hơn khoảng 2,4% so với mức trung bình giai đoạn trước.
"Điều đó cho thấy, dư địa tài khóa của Việt Nam còn nhưng vẫn còn nhiều điều cần chú ý. Về thuận lợi, trong vài năm gần đây, chính sách tài khóa đã thận trọng hơn, dư địa còn đã hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển. Thứ hai, tỷ lệ nợ công dưới ngưỡng nhiều; lãi suất kỳ hạn tăng lên, lãi suất trung bình khoản vay giảm xuống... Cùng với đó là những thách thức, thứ nhất là tính bất định của dịch COVID-19, nếu chúng ta sử dụng hết dư địa tài khóa sẽ có rủi ro, nên phải giữ lại để đề phòng. Theo ước tính, trung bình, chúng ta phải dành từ 0,8-1% GDP cho các chi phí về y tế, đặc biệt y tế dự phòng trong giai đoạn 2-3 năm tới, do đó, nếu sử dụng gói tài khóa quá lớn, dư địa còn lại không nhiều", ông Vũ Sỹ Cường nhận định.
Bên cạnh những chia sẻ về vấn đề vay nợ và rủi ro vay nợ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường cho biết, mặc dù chi nội địa có tăng lên nhưng tính bền vững nguồn thu còn có vấn đề khi nguồn thu từ đất đai chiếm tỷ lệ khá cao, từ 9-10% tổng thu ngân sách nhà nước. Như vậy, về dư địa thực hiện chính sách tài khóa của Việt Nam vẫn còn nhưng không quá lớn.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường cho rằng, việc phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm tăng tính tiềm lực bởi mỗi chính sách có những đặc điểm, kỹ thuật khác nhau; khắc phục độ trễ chính sách; cho phép khắc phục hạn chế của cả 2 chính sách; tính linh hoạt của chính sách khi điều chỉnh; đảm bảo tính ổn định chính sách... Theo đó, việc hỗ trợ và thực hiện chính sách tài khóa cần cân nhắc tính bất định của giai đoạn tiếp theo, không nên có gói hỗ trợ tài khóa quá lớn, trong 2 năm chỉ khoảng 6%, chưa trừ những chính sách hỗ trợ về y tế và khoảng 4% nếu trừ khoản hỗ trợ y tế. Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ với chính sách tiền tệ trong việc đảm bảo hài hòa chính sách; kịp thời có các kế hoạch, gói hỗ trợ tài khóa để đẩy mạnh khả năng giải ngân cũng như các khả năng liên quan đến việc thực hiện giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư công...
Ngoài các biện pháp điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, một trong những biện pháp là thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường cho rằng, chúng ta cũng có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cho phép các ngân hàng có không gian rộng hơn cho việc trì hoãn một số chính sách liên quan đến tỷ lệ như sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn...
"Nguyên nhân chính của việc sụt giảm và tác động đến kinh tế thời gian qua là do vấn đề y tế. Do đó, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phải phối hợp rất chặt chẽ với chính sách y tế, trong đó, phải cụ thể hóa các kịch bản y tế để các doanh nghiệp giảm đi sự không chắc chắn trong kinh doanh ở giai đoạn tới. Chúng ta phải có chính sách trong các lĩnh vực, không chỉ lĩnh vực tiền tệ, để các doanh nghiệp có thể giảm đi tính bất định của các kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh", Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính nhận định.
Chuyển đổi số để chiến thắng dịch bệnh
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Chia sẻ với chủ đề "Chuyển đổi số - Tìm cơ trong nguy, bứt phá để phát triển kinh tế", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, "muốn chiến thằng đại dịch COVID-19 chỉ có cách hành động nhanh hơn và không thể thắng mà không chuyển đổi số chống dịch". Chúng ta cần đầy đủ dữ liệu tức thời và trí tuệ nhân tạo (AI) để người dân có thể điều chỉnh hành vi; tự và được chăm sóc, điều trị tại nhà; kết nối với chính quyền, cơ sở điều trị khi chuyển nặng; kết nối với lãnh đạo các cấp để đưa ra quyết sách kịp thời, chuẩn xác...
Được giao nhiệm vụ đồng hành cùng Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch bằng chuyển đổi số, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, tập đoàn đã dùng AI để giao tiếp, giải đáp các thắc mắc của người dân và chuyển đến cấp có thẩm quyền để giải quyết. Ngoài ra, AI đóng vai trò trợ lý các lực lượng y tế gọi điện thăm hỏi, thu thập dữ liệu về sức khỏe thường xuyên, kịp thời để hướng dẫn chăm sóc để bác sỹ tập trung điều trị, nâng cao hàng chục lần số bệnh nhân/bác sỹ điều trị. AI đã thực hiện 2,6 triệu lượt gọi và hỗ trợ 1,6 triệu người dân trong đại dịch vừa qua.
Cùng với việc xây dựng giải pháp "Chỉ huy Xanh" để chỉ đạo của lãnh đạo Quận 7 tập trung, nhất quán, kịp thời, Tập đoàn FPT xây dựng giải pháp "vaccine công nghệ eCovax" giúp doanh nghiệp xanh đảm bảo kinh doanh không gián đoạn, tăng cao năng suất, hiệu quả và tính cạnh tranh; cùng ngân hàng để cho doanh nghiệp vay vốn nhanh, tiện lợi nhất; chuyển từ bán hàng trực tiếp sang trực tuyến... Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT xây dựng giải pháp "Giáo dục xanh" nhằm tăng hứng khởi học tập hiệu quả cũng như có thiết bị phù hợp để học sinh học từ xa; đưa ra giải pháp "An sinh xanh" giúp công tác an sinh hiệu quả và minh bạch hơn...
Ông Trương Gia Bình chia sẻ, dịch COVID-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng, làm đình đốn sản xuất kinh doanh và đảo lộn cuộc sống; đồng thời cũng làm bộc lộ rõ những bất cập khác, trong đó có thiếu hụt về hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực, công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin cũng như cơ hội phát triển của lĩnh vực này.
"Chuyển đổi số, bao gồm xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh, là lựa chọn duy nhất, là nhiệm vụ bao trùm trong giai đoạn 2021-2025 cho bứt phá phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống của nhân dân, tạo môi trường phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, của từng địa phương và của cả quốc gia", Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh.
Hiện nay, Tập doàn FPT đang đồng hành với 40 tỉnh, thành phố trong công cuộc chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa GRDP, cải thiện mạnh mẽ chỉ số cạnh tranh của địa phương PCI, mức độ hài lòng của người dân PAPI, cải cách hành chính PAR, chỉ số về chuyển đổi số DTI và năng lực đổi mới, sáng tạo tại địa phương.
Để đạt mục tiêu đó FPT và các địa phương song hành trong 7 chương trình lớn, bao gồm: Truyền thông và tổ chức sự kiện; đào tạo, tập huấn; thanh niên xung kích chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số; xây dựng kinh tế số; xây dựng xã hội số; xây dựng hạ tầng và thành phố thông minh làm cơ sở cho công cuộc chuyển đổi số trước mắt cũng như hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
"Kết hợp sức mạnh của chiến tranh nhân dân và sức mạnh của chuyển đổi số, không thách thức, nguy cơ nào cản được bứt phá phát triển kinh tế - xã hội, giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, đứng vào hàng các nước phát triển vào 2045", ông Trương Gia Bình tin tưởng.
Giảm 35 loại phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022. Ngành đường sắt lao đao mùa dịch bệnh. Ảnh: TTXVN. Theo nội dung dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
Netizen
12:22:40 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
Nhạc quốc tế
12:10:11 22/02/2025
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới
Nhạc việt
12:05:22 22/02/2025
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?
Làm đẹp
11:48:38 22/02/2025
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'
Pháp luật
11:33:48 22/02/2025
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk
Sao thể thao
11:28:43 22/02/2025
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ
Thế giới
11:22:25 22/02/2025
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sáng tạo
11:06:08 22/02/2025
Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú
Lạ vui
11:05:16 22/02/2025
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"
Sao việt
11:03:12 22/02/2025