Doanh nghiệp phục hồi tốt nhưng vẫn gặp khó khăn về dòng tiền
Sau gần 2 tháng nới lỏng giãn cách xã hội , hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh , nhiều doanh nghiệp được đánh giá hồi phục khá tốt.
Tuy vậy, trong quá trình phục hồi, nguồn tín dụng ngân hàng vẫn đang là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và họ cần sự đồng hành hỗ trợ nhiều hơn từ phía ngân hàng.
Công nhân lao động Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng tại khu Công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Áp lực chi phí
Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí – Điện TP Hồ Chí Minh, hiện nay tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn cơ bản phục hồi khá tốt. Riêng các doanh nghiệp trong ngành cơ khí – điện phục hồi tới 95% so với công suất hoạt động trước khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn ra. Thậm chí, có doanh nghiệp đạt trên 100% để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của khách hàng trong dịp cuối năm.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành này không còn tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”, tuy nhiên do vẫn còn các ca F0 trong doanh nghiệp nên chi phí xét nghiệm, y tế… khá cao. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để có thể phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành có quy mô nhỏ và vừa, không có tài sản thế chấp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.
“Thời gian qua, các doanh nghiệp cơ khí – điện cũng được hỗ trợ giảm lãi vay, nhưng số giảm quá ít. Bình quân các doanh nghiệp chỉ được giảm 0,5%/năm thì không mang nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp ở thời điểm này”, ông Đỗ Phước Tống chia sẻ.
Video đang HOT
Lãnh đạo một doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, hoạt động của doanh nghiệp hiện đã phục hồi trở lại, tình hình xuất khẩu dệt may cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc ổn định dòng tiền.
Ngoài việc đối mặt với chi phí nguyên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp trong ngành còn phải chi trả chi phí y tế khá lớn trong việc thực hiện xét nghiệm định kỳ. Với gánh nặng chi phí như vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp khó có thể ghi nhận con số tăng trưởng dương. Trong khi đó, nguồn tài chính dự trữ hầu như đã sử dụng trong khoảng thời gian dài giãn cách xã hội nên doanh nghiệp rất cần tiếp cận nguồn vốn mới để bổ sung vốn lưu động cũng như thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh cuối năm.
“Hầu hết các doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, không có tài sản đảm bảo; trong khi điều kiện cho vay của các ngân hàng không hạ. Do vậy, doanh nghiệp rất cần sự đồng hành, chia sẻ của ngành ngân hàng để có thể phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ.
Tìm hiểu từ các doanh nghiệp cho thấy, vẫn có không ít doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng. Dù các doanh nghiệp đang phải tìm cách chuyển đổi mô hình hoạt động để có thể phục hồi trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ đang rất khó khăn về tài chính, nguồn vốn tích lũy hầu như đã cạn kiệt. Các doanh nghiệp đang rất cần nguồn tín dụng mới với lãi suất ưu đãi từ phía ngân hàng để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.
Linh hoạt giải pháp hỗ trợ
Dưới góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng thừa nhận các doanh nghiệp SME đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn lưu động, vốn kinh doanh… trong khi hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo đều đã sử dụng hết. Để giải quyết khó khăn này rất cần sự phối hợp của nhiều bên.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, ở thời điểm này nếu yêu cầu tài sản đảm bảo, dòng tiền… sẽ là rất khó khăn cho nhiều doanh nghiệp SME. Do vậy, ngân hàng đã có giải pháp cho từng nhóm doanh nghiệp SME với những yêu cầu khác nhau như: nhóm doanh nghiệp có yêu cầu vay, bảo lãnh (doanh nghiệp xây dựng); doanh nghiệp xuất nhập khẩu; ngành đầu tư công… Từ những yêu cầu đó, ngân hàng sẽ đưa ra từng gói cho vay phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để nhập nguyên liệu sản xuất nhưng không còn tài sản đảm bảo, ngân hàng có giải pháp liên kết với doanh nghiệp, cần thiết có thể đứng ra bảo lãnh để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn hàng.
Hay đối với vấn đề bảo lãnh trong ngành xây dựng, ngân hàng sẽ đứng ra bão lãnh đối với những trường hợp không quá rủi ro. Ví dụ như bảo lãnh dự thầu, ngân hàng sẵn sàng thực hiện ngay với mức tín chấp lên đến vài trăm triệu đồng và có cách vận hành thông thoáng để tạo sự tiện lợi nhất cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ đi sâu vào từng đơn đặt hàng để có giải pháp hỗ trợ chứ không đặt vấn đề tài sản đảm bảo như thế nào mới cấp vốn.
Và điều quan trọng, để được vay vốn các doanh nghiệp cũng phải chứng minh được phương án kinh doanh khả thi và minh bạch dòng tiền.
Theo ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), dù ngành ngân hàng không hạ chuẩn cho vay, tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đang tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có cơ chế ưu đãi riêng cho từng nhóm khách hàng. Chẳng hạn, tại Sacombank có gói tín dụng 10.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Chỉ cần khách hàng đủ điều kiện tín dụng theo quy định sẽ được ngân hàng giải ngân bình thường; kể cả khách hàng đang được cơ cấu nợ theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN có nhu cầu sử dụng vốn mới để phục vụ kinh doanh thì ngân hàng vẫn đáp ứng”, ông Phan Đình Tuệ cho biết.
Đối với vấn đề nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận vốn vay ngân hàng do không có tài sản đảm bảo, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước chưa nới lỏng điều kiện về vay vốn nhưng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã trao đổi với các tổ chức tín dụng để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bằng cách cho họ thế chấp bằng dòng tiền bán hàng. Phía ngân hàng được quản lý nguồn thu của doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở thu hồi nợ và tạo điều kiện thẩm định, giải ngân vốn tín dụng cho các phương án tái sản xuất, kinh doanh.
Theo các ngân hàng, kể từ tháng 10 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngành lĩnh vực chính như công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao… được đẩy lên rất nhanh. Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ ngân hàng thông qua việc nới room tín dụng để các ngân hàng có dư địa hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này được kỳ vọng nguồn tín dụng ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh cung ứng ra nền kinh tế, qua đó giúp doanh nghiệp sớm phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Quảng Trị hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tỉnh Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ người dân, đặc biệt là người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.
Toàn tỉnh hiện có 4.193 doanh nghiệp đăng kí hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng gần 53.000 lao động. Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 315 doanh nghiệp ngừng hoạt động, một số doanh nghiệp khác phải thu hẹp phạm vi hoạt động kéo theo trên 2.200 lao động mất việc làm. Ngoài ra, có 31 doanh nghiệp phải cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với trên 490 lao động.
Trước thực trạng trên, Quảng Trị đã triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động, góp phần giải quyết khó khăn trước mắt cho người dân. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, đến ngày 23/11, tỉnh đã quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho trên 500 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương tại 31 đơn vị, doanh nghiệp với kinh phí trên 2,1 tỷ đồng; hỗ trợ 29 lao động mất việc tại 5 đơn vị, doanh nghiệp, kinh phí 50 triệu đồng.
Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ 440 lao động tự do, với tổng kinh phí trên 660 triệu đồng; hỗ trợ 7 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền gần 28 triệu đồng; hỗ trợ 80 lao động là hướng dẫn viên du lịch với kinh phí trên 296 triệu đồng.
Tỉnh huy động được hơn 9,3 tỷ đồng hỗ trợ người dân Quảng Trị có hoàn cảnh khó khăn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Quảng Trị hỗ trợ 161 bệnh nhân COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí gần 231 triệu đồng; phê duyệt hỗ trợ 140 trường hợp cách ly y tế F1 thuộc diện hộ nghèo, khó khăn, tổng số tiền trên 177 triệu đồng.
Để đảm bảo an sinh xã hội về lâu dài, tỉnh Quảng Trị tổ chức khảo sát nhu cầu việc làm và mở lớp đào tạo nghề miễn phí cho lao động trên địa bàn, trong đó ưu tiên lao động vừa trở về từ các tỉnh, thành phía Nam. Bên cạnh đó, tỉnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp thông qua việc kết nối với các đơn vị tuyển dụng, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Quảng Trị tình hình dịch bệnh hiện nay tại Quảng Trị diễn biến phức tạp khi xuất hiện các ổ dịch mới tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn xử lý rác thải Trong vài thập kỷ vừa qua, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng môi trường cũng đối mặt với sự gia tăng các nguồn chất thải, rác thải, nhất là nhựa bao bì. Thực tế này đặt ra bài toán đối với ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường về cơ chế phối...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

Dòng chữ "có bắn tốc độ" bị xóa nham nhở

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Diễn biến vụ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến

Hàng chục tấn heo mắc dịch tả, người chăn nuôi trắng tay

Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng
Có thể bạn quan tâm

7 món ăn nhẹ tăng cường năng lượng bền vững hơn cà phê
Sức khỏe
08:08:18 15/07/2025
Một Con Vịt - ca khúc nhạc Việt 1 tỷ lượt xem "bốc hơi" khỏi YouTube
Nhạc việt
08:06:56 15/07/2025
3 chàng trai xuất hiện làm náo loạn concert BLACKPINK tại Mỹ: Bruno Mars bị giật spotlight bởi 2 thành viên BTS
Nhạc quốc tế
08:00:45 15/07/2025
Diện mạo thật của Điêu Thuyền được phục dựng nhờ AI, kết quả giống hệt 1 minh tinh hạng A đẹp nức tiếng
Hậu trường phim
07:43:29 15/07/2025
Mỹ nhân Việt đua nhau khoe dáng với đồ bơi khoét hông, khoe vòng 3 cuốn hút
Người đẹp
07:43:02 15/07/2025
Phản ứng của Nga khi ông Trump gửi vũ khí tầm xa cho Ukraine
Thế giới
07:28:00 15/07/2025
Quyền thần và công chúa "trước cưới sau yêu": Vì sao phim cổ trang Trung Quốc mãi chưa vượt thoát lối mòn?
Phim châu á
07:27:50 15/07/2025
Bắt gặp nữ diễn viên có bằng thạc sĩ đi phát tờ rơi ngoài đường, đóng 1.000 bộ phim vẫn phải chạy ăn từng bữa
Sao châu á
07:17:07 15/07/2025
Neymar chi 1,4 triệu euro để sở hữu... xe của Batman
Sao thể thao
07:01:53 15/07/2025
Tạm giữ 14 đối tượng đi xe máy, dùng dao chém 2 người đi đường
Pháp luật
06:58:25 15/07/2025