Ôm bụng bầu ngồi ghế đá, lý do ám ảnh khiến tôi không muốn về nhà
Sau giờ làm, tôi cảm thấy về nhà thực sự là áp lực. Tôi không thể chấp nhận cuộc sống khổ sở như vậy. Trước khi cưới, tôi nghĩ cuộc sống hôn nhân toàn màu hồng. Chỉ cần vợ chồng yêu nhau, thử thách nào cũng sẽ vượt qua.
Người ta kể nhiều về mâu thuẫn trong gia đình, còn tôi chưa bao giờ nghĩ có lúc phải đối diện với áp lực do chính mẹ chồng gây ra.
Từ khi còn yêu nhau, tôi đã về nhà bạn trai thường xuyên. Mẹ chồng có tiếng ghê gớm nhưng tôi nghĩ bà nghiêm khắc, hơn là thích chì chiết người khác.
Sau khi cưới, chúng tôi ở trọ vì chưa có tiền mua nhà. Mẹ chồng xuống thành phố làm việc nên đến ở cùng.
Mẹ chồng tôi có thói quen mắng mỏ, chì chiết từ sáng đến tối khiến ai cũng cảm thấy ngột ngạt (Ảnh minh họa: KR).
Tôi vốn dĩ không thích sống chung nhưng chẳng biết làm cách nào khác. Tôi nghĩ theo hướng tích cực là có mẹ chồng, con dâu đỡ bận rộn sau giờ làm. Nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy.
Khi sống chung, tôi mới thấu hiểu mẹ chồng là người thích mắng mỏ người khác đến mức thậm tệ. Bà có thể mắng nhiếc mọi người suốt cả ngày, không phải vì quá ghét con dâu mà là thói quen.
Bất cứ ai trong nhà làm việc gì trái ý, bà đều buông những lời khó nghe. Ví dụ, chồng tôi làm vỡ cốc nước, mẹ sẽ giáo huấn cả tiếng đồng hồ hay quên tắt bình nóng lạnh cũng sẽ phải ngồi nghe nhiều lời trách móc, ca thán…
Sau giờ làm, đối với tôi, về nhà là áp lực. Mỗi khi làm việc gì, bản thân cũng sợ sai sót, mẹ chồng sẽ ngay lập tức liếc mắt rồi buông những “bài ca” khó chịu.
Những tháng đầu tiên, tôi khóc mỗi đêm vì cuộc sống quá ngột ngạt. Chồng động viên rằng, mẹ khó tính, muốn mọi người phải làm đúng ý mình nhưng không bao giờ để bụng.
Tôi không quan tâm mẹ chồng để bụng hay không, song không thể chấp nhận cách sống khiến mọi người khổ sở như vậy. Mẹ chồng tôi có thể mắng mỏ mọi người trong nhà từ lúc tỉnh dậy đến tận tối khuya. Hàng xóm đều lắc đầu ngao ngán, tỏ ra ái ngại và thương tôi.
Giai đoạn tôi mang bầu là lúc cơ thể thay đổi rất nhiều, đặc biệt tâm trạng và cảm xúc. Tôi hay tủi thân, mệt mỏi nên cần những lời ngọt ngào.
Thế nhưng, mẹ chồng chẳng mấy nể nang. Hễ có bất cứ việc gì không đúng ý, mẹ sẽ mắng liên tục, không cho ai giải thích.
Video đang HOT
Sau một năm sống chung, tôi cố gắng thích nghi, cố bỏ ngoài tai những lời mắng mỏ đó. Tuy vậy, trong thời kỳ mang bầu, tôi luôn đối diện với căng thẳng từ công việc đến chuyện gia đình.
Mỗi khi tan làm, tôi ước được chạy xe về nhà bố mẹ đẻ hay đi chơi cùng bạn bè, nghĩ đến gặp mẹ chồng là nỗi ám ảnh hiện về. Nhiều lần báo có việc đột xuất, thực tế tôi ôm bụng bầu, lang thang ngồi ghế đá công viên, đi bộ một mình để tránh phải về nhà sớm.
Mẹ chồng không hiểu những áp lực của con dâu đang đối mặt, thấy về muộn tỏ ra không hài lòng. Tôi chẳng phân bua mà học cách không rơi nước mắt và thích nghi nhiều hơn.
Cuộc sống cứ kéo dài như vậy từ ngày này qua ngày khác. Lúc tôi sinh con, mẹ chồng phục vụ chu đáo nhưng bà không bỏ thói quen mắng mỏ khi không hài lòng. Chồng tôi phải cố gắng xoa dịu, động viên để vợ không bị trầm cảm.
Sau nhiều năm, không ai có thể thay đổi được tính cách mẹ chồng, ngoại trừ cả nhà chọn cách “sống chung với lũ”, mọi chuyện rồi sẽ qua.
May mắn là bây giờ, vợ chồng tôi đã mua được nhà. Mẹ chồng về quê sống nên thời gian gặp nhau ít hơn, không còn phải đối diện với áp lực mỗi ngày.
Từ câu chuyện của mình, tôi mong những ai đã, đang và sẽ là mẹ chồng nên suy nghĩ nhiều hơn cho không khí trong nhà. Nghiêm khắc là điều cần thiết nhưng không nên khiến cả nhà đối diện với áp lực và ám ảnh nặng nề đến như vậy.
Đón mẹ chồng dưới quê lên chăm cháu, một tháng tôi trả 3 triệu, được 1 tuần thì giận run người với hành động của bà
Mẹ chồng tôi chăm cháu kiểu này, tôi thực sự hết nói nỗi.
Vợ chồng tôi cưới nhau được gần 2 năm, nhờ chăm chỉ cày cuốc mà nhanh chóng tậu được một căn chung cư nhỏ trong thành phố. Hai vợ chồng sau khi nhà cửa đã ổn định, liền thực hiện kế hoạch có em bé đã được vạch ra từ rất lâu rồi. "Trộm vía" con cái là lộc trời ban, tôi cũng rất nhanh thử thai lên 2 vạch và báo tin vui này với mọi người trong gia đình.
Khi mang thai được 8 tháng, chồng đưa mẹ ruột của tôi từ quê lên chăm sóc. Ngày dự sinh sớm đến, tôi chọn sinh thường, nước ối vỡ vào sáng hôm đó, chờ đợi hơn một tiếng đồng hồ ở bệnh viện trước khi cổ tử cung mở đến 8 ngón tay, lúc đó tôi được đẩy vào ca sinh.
Vào phòng sinh thực sự rất đau và cảm giác "không gì đau hơn đau đẻ" mà mọi người luôn nhăn nhó mặt mày mỗi khi kể đến, bây giờ tôi mới thấm thía được trải nghiệm lần đầu đáng nhớ này. Trong phòng sinh inh ỏi tiếng la hét của tôi, bác sĩ bảo tôi phải tiết kiệm chút sức lực và cố gắng hơn nữa để rặn cho đứa bé ra bên ngoài. Chịu đựng đau đớn, cuối cùng cổ tử cung cũng mở ra hoàn toàn, bác sĩ yêu cầu tôi làm theo nhịp điệu mà dùng sức, cuối cùng sau hơn một giờ, em bé cũng chào đời, bé gái nặng 3 cân 2 lạng.
Tôi xuất viện vào ngày thứ ba và về nhà, trong suốt thời gian 3 tháng ở cữ, nhờ có mẹ tôi quán xuyến mọi công việc nhà và chăm sóc con cháu chu toàn nên tôi cảm thấy thư thả hơn nhiều. Chẳng mấy chốc mà con cũng được 7 tháng, đang trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên vào thời điểm này, một sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình chăm cháu, mẹ tôi vô tình bị bỏng nước sôi, vết bỏng cũng khá nặng ở cả hai bàn tay nên tôi đành phải đưa mẹ trở về lại quê nhà để bố và em trai dưỡng thương cho mẹ.
Thiếu đi một "trợ thủ đắc lực" hỗ trợ chăm con và quán xuyến công việc nhà, hơn nữa lúc này tôi còn dự tính sẽ quay trở lại với công việc văn phòng vì đã hết phép nghỉ thai, tôi cảm thấy áp lực với quá nhiều đầu việc mà bản thân không thể cáng đáng được tất. Thế là tôi bàn với chồng sẽ thuê một bảo mẫu để chăm con. Tuy nhiên ý định này liền nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ mẹ chồng khi bà được nghe lại từ chồng tôi.
Mẹ chồng phản đối việc tôi thuê bảo mẫu, và ngỏ ý để bà phụ chăm cháu (Ảnh minh hoạ Internet).
Bà bảo thuê bảo mẫu tốn kém, sợ con trai bà cày cuốc vất vả, vả lại ở quê hoa màu cũng không là bao, bà cũng rảnh nên ngỏ lời muốn lên thành phố phụ tôi chăm cháu. Thấy mẹ chồng kiên quyết như thế, vợ chồng tôi cũng nhận lời, sau đó chồng tôi liền về quê để rước mẹ chồng lên. Vì nghĩ mẹ chồng chăm sóc cháu cũng sẽ vất vả, giống như những gì mẹ ruột tôi đã làm trước đó, nên tôi bàn với chồng mỗi tháng sẽ cho mẹ chồng 3 triệu đồng tiêu vặt.
Bà nhai thức ăn trong miệng rồi đút cho cháu, tôi không thể chấp nhận được cách nuôi con này (Ảnh minh hoạ Internet).
Nhưng trái lại với kỳ vọng của tôi, cách chăm cháu của mẹ chồng thực sự khiến tôi không thể chấp nhận được. Tối hôm đó khi đi làm về, tôi thấy mẹ chồng đang cho đứa trẻ ăn, nhìn đứa trẻ vui vẻ ăn ngoan tôi cũng an lòng, thế nhưng hành động tiếp theo của mẹ chồng làm tôi tức đến run người, bà cầm một miếng bánh cho vào miệng nhai, nhai một lúc thì bà nhả ra và đút cho đứa trẻ ăn. Tôi sững sờ hét lên:
- Mẹ, mẹ làm gì vậy? Sao mẹ lại cho cháu ăn kiểu này?
- Kiểu này là kiểu gì? Mẹ sợ cháu sẽ hóc nên làm mềm trước cho nó? Chả phải ở dưới quê các bà, các mẹ vẫn thường cho con, cho cháu ăn như thế còn gì?
Tôi lúc này nóng bừng mặt, lời nói quyết liệt hơn:
- Không được, cho trẻ ăn theo cách này là rất sai mẹ à! Nó rất mất vệ sinh và mẹ sẽ có thể khiến cháu bị bệnh. Thời nay ai mà nuôi con, nuôi cháu theo kiểu như thế nữa hả mẹ?
Không ngờ mẹ chồng lại mạnh miệng hơn nữa, có lẽ bà khá bực bội và vẫn khăng khăng rằng cách nuôi con của mình là đúng:
- Cô thì già hơn tôi, có kinh nghiệm hơn tôi hả? Người ta nói "gừng càng già càng cay" mà sao cô cứ thích cãi tôi chem chẻm thế nhỉ? Tôi vẫn dùng cách này mà nuôi dạy 3 đứa con khôn lớn, khoẻ mạnh đấy thôi. Chồng cô cũng là tôi sinh, một tay tôi nuôi lớn, bây giờ chả phải nó "khôi ngô tuấn tú" thế kia! Cô còn không "biết thân biết phận" mà làm khôn với mẹ chồng. Sau này nếu có xảy ra chuyện gì thì cô đừng có mà nhờ vả gì tôi nữa nhé!
Dứt lời bà tức giận bỏ vào phòng. Đến khuya lời xỉa xói của mẹ chồng vẫn khiến lòng tôi vô cùng khó chịu. Đồng ý là có thể bà sống trong thế hệ cũ nên cách nuôi dạy con khác với thời nay. Nhưng tôi vẫn không chấp nhận được việc bà không chịu lắng nghe tôi để sửa đổi, và nếu cứ tiếp tục để bà chăm cháu kiểu này, tôi ngày nào cũng sẽ như ngồi trên đống lửa mất thôi.
Sau một đêm cân đo đong đếm, cuối cùng tôi quyết định sẽ nói với chồng tôi sẽ ở nhà tự mình chăm con hoặc thuê giúp việc...
Tâm sự từ độc giả bangtam...@gmail.com
Nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ về việc cho trẻ ăn dặm đúng cách là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh của trẻ, quyết định đến sự phát triển của bé trong tương lai. Bên cạnh đó, sức đề kháng và hệ tiêu hoá của trẻ cũng còn khá non yếu, nên bố mẹ đặc biệt phải cẩn trọng, nếu không sẽ dễ khiến sức khoẻ của con rơi vào những tình huống xấu.
Tuy nhiên trên thực tế không khó để bắt gặp, một số cha mẹ thích nhai thức ăn trong miệng trước khi cho trẻ ăn, đặc biệt là người lớn tuổi ở nhà, điều này rất bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Vì trong miệng của người lớn thường có rất nhiều vi rút, vi khuẩn, thậm chí đánh răng cũng không thể loại bỏ hết. Hơn nữa, bản thân một số người lớn cũng mắc bệnh răng miệng, những vi sinh vật gây bệnh này tích tụ quá nhiều trong khoang miệng, một khi bé ăn phải thức ăn do người lớn nhai nuốt, những vi sinh vật gây bệnh này sẽ được đưa vào cơ thể, khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Đồng thời, thức ăn sau khi được người lớn nhai sẽ trở nên nhão, không còn cần tuyến nước bọt của bé tiết ra và nhai kỹ hơn nữa, không có lợi cho sự phát triển của hàm và răng của bé, lâu ngày sẽ khiến bé bị hóc vì kỹ năng nhai kém, bên cạnh đó cũng sẽ dễ dẫn đến chức năng tiêu hóa yếu và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ.
Một số phương pháp bố mẹ có thể tham khảo để cho con ăn dặm đúng cách:
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng như ngũ cốc, rau củ và trái cây. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đường và muối.
- Bắt đầu từ những miếng nhỏ: Bắt đầu với những miếng nhỏ, lượng thức ăn tăng dần theo thời gian và độ tuổi của trẻ. Điều này giúp trẻ thích nghi dần với việc ăn dặm và giảm thiểu nguy cơ nghẹn thực phẩm.
- Thay đổi loại thực phẩm: Để đảm bảo trẻ được đủ chất dinh dưỡng, hãy thay đổi loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Điều này giúp trẻ được tiếp cận với nhiều loại thực phẩm khác nhau và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
- Lưu ý về vệ sinh: Vệ sinh thật sạch sẽ cho các dụng cụ ăn uống của trẻ trước khi sử dụng, đặc biệt là khi trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm. Điều này giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.
- Đưa thức ăn một cách chậm rãi: Hãy đưa thức ăn cho trẻ một cách chậm rãi và cho trẻ thời gian để ngậm, nhai và nuốt thức ăn. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trẻ được ngồi ở vị trí thẳng đứng khi ăn để tránh nguy cơ nghẹn thực phẩm.
- Chú ý đến phản ứng của trẻ: Hãy chú ý đến phản ứng của trẻ khi cho trẻ ăn dặm. Nếu trẻ không muốn ăn hoặc có dấu hiệu khó chịu, hãy dừng lại và thử lại sau một thời gian. Điều này giúp tránh tình trạng trẻ bị ép ăn và giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.
- Tăng cường sự tương tác: Hãy tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và tăng cường sự tương tác với trẻ khi cho trẻ ăn dặm. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi ăn, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và ngôn ngữ.
- Giữ cho trẻ được đủ nước: Hãy đảm bảo rằng trẻ được uống đủ nước trong ngày. Trẻ cũng có thể uống nước hoặc sữa sau khi ăn dặm để giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm thiểu tình trạng táo bón.
Chục năm làm vợ hiền dâu thảo nhưng vừa nhìn tin nhắn anh gửi, tôi lập tức ly hôn không luyến tiếc Đọc tin nhắn của chồng mà tôi ngây người hóa đá. Mặc dù tôi cũng hiểu anh sống tính toán nhưng vẫn không thể chấp nhận nổi việc chồng tính từng đồng với mẹ vợ như thế. Tính tới thời điểm này, tôi đã cưới được 10 năm, cuộc sống hôn nhân cứ đều đều trôi qua. Giữa hai vợ chồng hầu như...