Olympus công bố kính đeo mắt giống Goolge Glass
Công ty điện tử Nhật giới thiệu màn hình đeo trên mắt Meg4.0 có khả năng kết nối với smartphone và các thiết bị di động qua Bluetooth.
Kính của Olympus.
Trong khi Google Glass là một sản phẩm độc lập và chức năng chính hiện nay là quay video, chụp ảnh, sản phẩm Meg4.0 lại nhận và hiển thị các nội dung như tin nhắn, e-mail… từ smartphone qua kết nối không dây. Olympus khẳng định màn hình QVGA 320 x 240 pixel không làm cản trở tầm nhìn của người sử dụng.
Thiết bị sáng, tiêu thụ ít điện năng, có thể hoạt động liên tục 8 giờ và rất nhẹ (30 gram kể cả pin) để không làm lệch mắt kính của người đeo. Không đơn giản chỉ là một màn hình hiển thị, nó còn được tích hợp gia tốc kế và có giao diện riêng.
Video đang HOT
Thiết bị tương tác với smartphone qua Bluetooth.
Olympus chưa tiết lộ thời điểm bán sản phẩm, nhưng điều này cho thấy ngày càng nhiều công ty quan tâm hơn đến việc phát triển thiết bị điện tử đeo mắt, đeo tay. Ngoài Google, cả Sony và Apple cũng đã đăng ký bản quyền cho những máy tính tí hon có thể đeo trên cơ thể mà không cần cầm trên tay.
Theo vietbao
Fujifilm từng muốn mua Leica
Hãng máy ảnh của Nhật từng muốn mua lại thương hiệu Leica nhưng cuối cùng chọn hướng tự phát triển sản phẩm của chính mình.
Ông Komori, chủ tịch của Fujifilm.
Tạp chí uy tín của Đức, Frankfurter Allgemeine mới cho đăng tải cuộc phỏng vấn với chủ tịch của hãng Fujifilm, ông Komori. Phần lớn cuộc trò chuyện này ít liên quan đến nhiếp ảnh mà về lĩnh vực y tế và mỹ phẩm, một mảng kinh doanh quan trọng của Fujifilm. Tuy nhiên, một đoạn nhỏ trong số này lại cung cấp những thông tin khá thú vị. Điều đầu tiên được tiết lộ chính là việc Fujifilm từng có ý định mua lại thương hiệu máy ảnh Leica của Đức.
"Leica là thương hiệu cao cấp và tôi thừa nhận rằng bất kể một sản phẩm nào đó của họ bán ra đều có sức hấp dẫn lớn. Nhưng Leica lại có mô hình kinh doanh khác chúng tôi. Chúng tôi, Fujifilm tự làm cảm biến mang thương hiệu của mình, phần mềm và bộ xử lý. Chúng tôi cũng có một thương hiệu rất tốt. Vì vậy, tại sao chúng ta lại phải nghĩ đến việc đặt công nghệ Fujifilm trong máy ảnh Leica?", ông Komori tán dương thương hiệu Leica nhưng cũng tuyên bố lý do gạt suy nghĩ mua lại hãng này.
Leica từng nằm trong tầm ngắm của Fujifilm.
Tuy nhiên, ngoài Leica, vị chủ tịch của Fujifilm cũng chia sẻ ý định "thôn tính" một công ty khác. Hãng máy ảnh đồng hương Olympus chính là mục tiêu hàng đầu. Fujifilm thậm chí đã có một lời đề nghị đến đối tác của mình nhưng đáp lại chỉ là sự chối từ. "Tôi nghĩ Olympus vẫn đang cố gắng để duy trì hoạt động độc lập", ông Komori chia sẻ dự đoán của mình về hãng máy ảnh đang gặp nhiều khó khăn sau các bê bối về tài chính này.
Ngoài ra, người đứng đầu của Fujifilm cũng cho biết hiện chỉ còn 1% doanh thu của công ty đến từ phim máy ảnh, sản phẩm làm thêm thương hiệu của hãng trong suốt những năm thế kỷ 20 nhưng giờ đã trở thành lỗi thời.
Fujifilm kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và máy ảnh chỉ là một trong số những vấn đề cần quan tâm của hãng. Gần đây, Fujifilm đã bắt đầu lấy lại thương hiệu trên thị trường này với hàng loạt các sản phẩm được đánh giá cao cả về thiết kế cũng như chất lượng với X100, X-Pro1, X10 hay X-S1. Tất cả đều đánh vào phân khúc cao cấp, "khoảng trống" mà Leica bỏ lại trên thị trường hiện nay.
Theo Số Hóa
Olympus OM-D - lời chào tạm biệt DSLR của Olympus? Trong thông báo của mình, Olympus cho rằng OM-D sẽ mang đến cho fan hâm mộ của dòng máy ảnh SLR OM-series trước đây, một sản phẩm đột phá với thiết kế nhỏ gọn và tinh tế. Tuy nhiên, Olympus cũng tiết lộ OM-D không phải là một máy ảnh DSLR, thay vào đó chỉ là một hệ thống máy ảnh compact nhỏ...