Olympic 2024: Nhân viên sân bay Paris hủy bỏ kế hoạch đình công
Ngày 16/7, công ty quản lý sân bay Paris (ADP) của Pháp cho biết các nhân viên tại đây đã hủy bỏ kế hoạch đình công 10 ngày trước Olympic Paris sau khi đạt được thỏa thuận về tiền thưởng và nhân sự.
Hành khách chờ đợi trước màn hình thông báo chuyến bay tại sân bay Charles de Gaulle, gần Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS
Công ty trên cho biết 3 công đoàn đại diện và ban quản lý ADP đã đạt được thỏa thuận trên trong ngày 16/7. Hiện ADP đã đảm bảo được khoản tiền thưởng tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên cũng như các khoản phụ cấp cho những người hỗ trợ các đoàn thể thao tham dự Olympic.
Người đứng đầu nhánh công đoàn CFDT tại ADP, ông Rachid Eddaidj xác nhận các công đoàn đang gỡ bỏ những thông báo về kế hoạch đình công sau khi có được sự đồng thuận giữa các bên.
Video đang HOT
Trước đó, các công đoàn đã kêu gọi người lao động đình công vào ngày 17/7 nhằm yêu cầu ADP nâng mức tiền thưởng trong giai đoạn Olympic và tuyển dụng thêm nhân viên.
Cùng với các ga tàu hỏa tại thủ đô Paris, các sân bay Charles de Gaulle và Orly do ADP điều hành sẽ là cửa ngõ chính vào Pháp đối với các vận động viên tới dự Olympic cũng như các du khách nước ngoài đến quốc gia này để tận hưởng bầu không khí trong ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh khai mạc vào ngày 26/7 tới.
ADP đã chi 50 triệu euro (54 triệu USD) để nâng cấp cơ sở hạ tầng và chính quyền Pháp đang triển khai các nguồn lực bổ sung nhằm mang tới cho các vận động viên và du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể. Lực lượng cảnh sát cũng đã được tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tuần tra nhằm đảo bảo an ninh, an toàn.
Sân bay Charles de Gaulle dự báo sẽ phục vụ kỷ lục 300.000 du khách mỗi ngày, cao hơn nhiều so với mức trung bình hằng ngày 200.000 du khách ghi nhận trong mùa hè. Những ngày cao điểm nhất nhiều khả năng sẽ rơi vào ngày 11/8 sau lễ bế mạc Olympic khi khán giả, quan chức và hầu hết trong số 10.000 VĐV trở về nước.
Các bác sĩ thực tập tại Hàn Quốc vẫn không muốn quay lại làm việc
Dường như không có dấu hiệu nào cho thấy các bác sĩ thực tập sẽ quay lại làm việc khi các bệnh viện chuẩn bị hoàn tất việc chấp nhận đơn thôi việc của họ.
Nhân viên y tế Hàn Quốc tại một bệnh viện ở Seoul, ngày 1/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 15/7 là hạn chót được coi là rất quan trọng để Chính phủ Hàn Quốc thuyết phục các bác sĩ thực tập, những người đã rời bỏ nơi làm việc từ cuối tháng 2 năm nay để phản đối cải cách y tế, quay trở lại bệnh viện do liên quan đến thời gian tuyển dụng các bác sĩ thực tập vào tháng 9. Mặc dù vậy, dường như không có dấu hiệu nào cho thấy các bác sĩ thực tập sẽ quay lại làm việc khi các bệnh viện chuẩn bị hoàn tất việc chấp nhận đơn thôi việc của họ.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc cho biết nếu các bác sĩ thực tập không phản hồi động thái chấp nhận đơn thôi việc trước thời hạn, họ sẽ tự động bị cho thôi việc. Việc chấp nhận đơn thôi việc sẽ giúp các bác sĩ thực tập tìm được việc làm tại các bệnh viện khác.
Tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định rút lại mọi biện pháp phạt các bác sĩ thực tập không tuân thủ lệnh quay trở lại làm việc, đồng thời cho phép họ nộp đơn xin lại chương trình đào tạo bắt đầu vào tháng 9 được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt, chẳng hạn như được miễn quy định cấm nộp đơn nhiều lần vào một khoa trong cùng một năm.
Bất chấp đề xuất hòa giải của chính phủ nhằm chấm dứt cuộc đình công kéo dài, hiện vẫn chưa biết có bao nhiêu bác sĩ thực tập sẽ quay trở lại làm việc.
Trên 12.000 bác sĩ thực tập, chiếm hơn 90% tổng số, đã đình công dưới hình thức từ chức hàng loạt kể từ ngày 20/2 để phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y.
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công Theo dữ liệu từ trang web theo dõi các chuyến bay FlightAware, hãng hàng không lớn thứ 2 của Canada WestJet đã hủy bỏ hơn 70% số chuyến bay trong ngày 30/6 do cuộc đình công của các nhân viên kỹ thuật của hãng này. Sự việc diễn ra ngay trước thềm kỳ nghỉ lễ dài ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến...