ổi mới sách giáo khoa, giáo viên đối mặt nhiều thách thức
Chỉ còn 10 tháng nữa, học sinh lớp 1 trên toàn quốc sẽ học sách giáo khoa (SGK) của chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, nhưng đến thời điểm này, Bộ GD&T vẫn chưa công bố về SGK để các địa phương đánh giá, lựa chọn và cho giáo viên dạy thử.
Từ năm học 2020 – 2021 học sinh lớp 1 sẽ học SGK mới. Ảnh: Hồng Vĩnh
Chương trình GDPT mới dự kiến áp dụng cho học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 bằng hình thức cuốn chiếu. Nghĩa là từ năm 2021-2022 sẽ áp dụng SGK mới cho học sinh lớp 2, lớp 6, năm tiếp theo là lớp 3, lớp 7, lớp 10…
Để truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh, giáo viên phải có thời gian nghiên cứu SGK, vì chương trình lần này được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, khác hoàn toàn với chương trình hiện hành là tiếp cận nội dung. SGK sẽ cụ thể hóa những yêu cầu, mục tiêu thông qua các bài học.
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, để giảng dạy SGK mới, giáo viên phải dày công nghiên cứu, phân tích để nắm vững chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học cũng như quan hệ giữa các môn học với nhau. Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải phân tích được những vấn đề cần đạt được của từng chủ đề nội dung dạy học, giải mã các hoạt động, xác định được mức độ nhận thức, thiết kế chuỗi các hoạt động học tập. Ngoài ra, giáo viên cần có kỹ năng thiết kế các hoạt động học tập thường được biểu đạt bằng các câu hỏi, bài tập, bài toán, dự án…
Cô N. H.M, giáo viên tiểu học ở Hà Tĩnh cho biết: “Việc triển khai chương trình SGK mới là thách thức đối với giáo viên. Giáo viên phải được tập huấn, đào tạo lại kỹ càng để hiểu chương trình, phương pháp dạy học mới. Điều giáo viên lo sợ nhất là đổi mới phương pháp dạy học nhưng chỉ được tập huấn qua loa. Khi đứng lớp sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của chương trình”.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Đống Đa (Hà Nội), vừa qua trường cho giáo viên dạy học thực nghiệm chương trình mới. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá được gì. Đến thời điểm này, nhà trường cũng đang chờ công bố SGK mới, sau đó giáo viên chờ UBND TP Hà Nội quyết định lựa chọn bộ sách nào mới triển khai các giờ dạy mẫu.
Vì thời điểm này, SGK chưa có nên việc chuẩn bị cho dạy học chương trình mới cũng bị ngưng trệ. Ví dụ như, Bộ GD&ĐT đã ban hành danh mục mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất cho chương trình GDPT mới, trong đó lưu ý những thứ cần mua cho lớp 1, tuy nhiên vì chưa có SGK, các trường cũng chưa có căn cứ để mua sắm.
Video đang HOT
Thành bại ở thầy cô?
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Tây Hồ (Hà Nội) cho hay, giáo viên tiểu học mới được tập huấn 1 đợt về chương trình chung, trong khi SGK chưa có. “Đáng lẽ, SGK phải hoàn thành cách đây 2-3 năm để các địa phương, nhà trường, giáo viên có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và đánh giá bộ sách cũng như phương pháp đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá”, hiệu trưởng này nói.
TS Nguyễn Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng, để áp dụng đổi mới dạy học trong năm tới, có 2 vấn đề quan trọng. Đầu tiên phải kể đến bồi dưỡng đội ngũ, sau đó mới đến chuẩn bị SGK như thế nào. Trong đó, giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn đóng vai trò tiên quyết, vì nếu giáo viên không thay đổi quan niệm, cách dạy sẽ khó thành công. Khi đội ngũ giỏi thì SGK nào cũng có thể dạy được, còn đội ngũ với trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu thì khi có SGK mới lại phải bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên.
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Trọng Rỹ, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam chia sẻ, trước khi thực hiện chương trình GDPT mới, ông có đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với yêu cầu chương trình mới. Kết quả cho thấy, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phải lùi chương trình lại mà trong quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn và bản thân giáo viên cũng phải nỗ lực để đáp ứng sự thay đổi.
Quốc hội đã ấn định thời gian thực hiện áp dụng đổi mới SGK trong năm học 2020-2021 nên không thể lùi để giáo viên có thời gian nghiên cứu SGK. Hiện tại, Bộ GD&ĐT bắt đầu có chương trình tập huấn, các nhóm viết sách lớp 6, 7, 10 cũng đã tiến hành biên soạn sách nhằm chuẩn bị sớm vài năm để có thời gian đánh giá.
Ban đầu, Bộ GD&T dự kiến công bố SGK mới vào giữa tháng 10 để các địa phương nghiên cứu, lựa chọn. Tuy nhiên, đến thời điểm này sách vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, mới đây, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức hội thảo, công bố 4 bản mẫu SGK lớp 1.
Theo Tiền phong
Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Ngổn ngang mối lo
Chưa đầy 1 năm nữa Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bắt đầu thực hiện từ lớp 1. Đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng sách giáo khoa mới chưa thấy đâu.
Nhiều địa phương đang triển khai mô hình trường học mới tiệm cận với chương trình GDPT mới sắp tới. Ảnh: Nghiêm Huê
Thầy Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, về cơ sở vật chất, trường đã đủ điều kiện để thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày, giáo viên đã đạt từ chuẩn trở lên. Một trong những điểm khác biệt khi triển khai chương trình GDPT mới đó là ở bậc THCS có dạy tích hợp liên môn, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Từ hai năm qua, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, trường đã cho giáo viên dạy những môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân xây dựng chương trình dạy học chung của nhà trường.
Cùng với đó, trường đưa vào hướng dẫn, tổ chức các hoạt động, tập huấn kỹ năng, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, âm nhạc, đưa học sinh đi tham gia các mô hình sản xuất của người dân. Đồng thời bỏ hình thức đọc trả bài như trước, thay vào đó chấm nhiều đầu điểm để đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm, bài tập về nhà...
Tuy nhiên, thầy Hà Văn Đồng dạy môn khoa học tự nhiên của trường nêu ra một số khó khăn khi chương trình mới có nhiều yêu cầu đòi hỏi các trường phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất.
Chương trình GDPT mới sẽ đưa môn tin học, ngoại ngữ 1 (tiếng Anh) trở thành môn học bắt buộc từ bậc tiểu học nên đội ngũ giáo viên cũng cần phải có sự chuẩn bị kịp thời. Ông Nguyễn Duy Hải, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lâm Đồng) cho biết, tỉnh thuận lợi là đã có 74% trường tiểu học dạy học được 2 buổi/ngày, các trường đều triển khai dạy tin học và ngoại ngữ nên đội ngũ giáo viên của hai môn này hoàn toàn đủ để đáp ứng yêu cầu mới.
Toàn tỉnh có 62% trường tiểu học, cấp THCS có gần 20% số trường đang triển khai mô hình trường học mới. Cô Phan Thị Liên Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh Mỹ (Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết, sau khi tìm hiểu các giáo viên, ban giám hiệu nhà trường đều khẳng định mô hình trường học mới rất gần với chương trình GDPT mới.
PGS.TS.Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) khẳng định, Bộ sẽ kế thừa những giá trị đã triển khai, thử nghiệm, nhằm hướng đến mục tiêu mới phát triển năng lực, phẩm chất người học trong chương trình mới. Nội dung các môn học sẽ hướng tới việc vận dụng, gần gũi với thực tiễn đời sống. Vì thế các mô hình, phương pháp dạy học tạo cơ hội cho học sinh học chủ động, tích cực, học qua trải nghiệm, thực nghiệm sẽ tiếp tục được phát huy.
Các trường có thể thiết kế thời khóa biểu theo kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp và điều kiện dạy học của địa phương. Trong đó linh hoạt tổ chức các dự án học tập theo chủ đề liên môn. Những thành quả từ các phương pháp này là một trong các cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình GDPT mới.
Vẫn phải vừa chạy vừa xếp hàng
Trong khi đó, tại khu vực miền núi phía Bắc, do những đặc thù riêng nên việc triển khai thực hiện chương trình GDPT khó khăn hơn rất nhiều. Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho biết, thách thức đầu tiên đối với các tỉnh miền núi đó là địa hình trường lớp chia cắt, quy mô trường lớp đều rất nhỏ. Môn học bắt buộc tăng (môn tin học, ngoại ngữ) nhưng định biên giáo viên không tăng.
"Với thực trạng hiện nay, giáo viên không thể dạy tiết 1 ở trường chính, tiết 2 chạy sang điểm trường để dạy. Vì khoảng cách quá xa. Môn tin học không thể di chuyển máy tính từ điểm trường chính về điểm lẻ dạy cho học sinh. Bắt học sinh chuyển cũng không được. Chúng tôi cũng đang căng mình để chuẩn bị thực hiện chương trình mới nhưng cũng có những cái khó, không biết giải quyết thế nào" - ông Quyên nói.
Cũng theo ông Ma Thế Quyên, cơ sở vật chất để thực hiện học 2 buổi/ngày cũng khó khăn nên phải "liệu cơm gắp mắm, vừa chạy vừa xếp hàng".
Thiếu phòng học cũng là thách thức đối với các thành phố lớn hoặc ở nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp. Hưng Yên mới chỉ có 30% phòng học đáp ứng dạy 2 buổi/ngày, Tuyên Quang 44,5%, Đồng Nai là 30%. Cả nước còn thiếu khoảng 5.000 giáo viên tiếng Anh để thực hiện theo chương trình GDPT mới.
Theo ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT), để giải quyết bất cập về cơ sở vật chất, Bộ đã chỉ đạo các địa phương xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, ưu tiên bảo đảm cho giáo dục tiểu học đủ mỗi lớp một phòng học. ối với các thành phố lớn và các địa phương tập trung đông dân cư, thiếu quỹ đất để xây thêm phòng học thì tùy từng trường hợp có thể lập phương án nâng tầng các công trình hiện có.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Giá sách giáo khoa theo chương trình mới sẽ cao hơn giá sách giáo khoa hiện hành Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) dự kiến giá sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới sẽ cao hơn giá SGK hiện hành. Ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng giám đốc NXB GDVN. Ảnh internet. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã cuộc trao đổi cùng ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc NXB...