OECD: Kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ chỉ tăng 3,5%
Ngày 21/11, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019, viện dẫn một số trở ngại, trong đó có căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
OECD: Mẫu thuẫn thương mại gia tăng khiến kinh tế toàn cầu có nguy cơ sụt giảm. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng 9 vừa qua.
OECD giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 ở mức 3,7%, song dự kiến trong năm 2020 sẽ giảm nhẹ xuống 3,5%.
Cụ thể, tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm.
OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ mức 1,2% xuống 0,9% và năm 2019 từ mức 1,2% xuống còn 1% trong bối cảnh kế hoạch tăng thuế tiêu dùng của chính phủ nước này từ tháng 10/2019 có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được dự báo tăng 0,7% vào năm 2020.
Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trong khi đó, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Kinh tế Italy được dự báo chỉ tăng 1% trong năm nay, và 0,9% cho cả năm 2019 và 2020, do số việc làm chững lại và tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nêu bật một số thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị gây ra.
Căng thẳng thương mại đã kéo đà tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm trong năm nay.
Ông Gurria cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế bổ sung lên mức 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống gần 3% vào năm 2020.
Từ đó, Tổng thư ký OECD hối thúc các nhà hoạch định chính sách giúp các nước khôi phục lòng tin vào hệ thống thương mại dựa trên luật lệ quốc tế.
Về phần minh, nhà kinh tế trưởng Laurence Boone nhận định hiện có ít dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn so với dự báo, song những rủi ro hiện nay đủ để “gióng lên hồi chuông cảnh báo và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi cơn bão”./.
Nguyễn Hằng/TTXVN
Lao dốc mạnh, giá dầu chạm đáy 7 tháng
Giá dầu thế giới giảm gần 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, trong đó giá dầu WTI xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4.
Cụ thể, khép lại phiên này tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu Brent Biển Bắcgiảm 2,15 USD, hay 2,9%, lên 72,89 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,62 USD, hay 2,5%, và được giao dịch ở mức 63,69 USD/thùng, mức đóng phiên thấp nhất kể từ ngày 9/4 - TTXVN đưa tin.
Giá dầu hiện đã giảm 17% so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 10 - Ảnh: Internet
Tháng 10 vừa qua, cả hai loại dầu trên đều ghi nhận các mức giảm theo tháng (tính theo tỷ lệ phần trăm) cao nhất kể từ tháng 7/2016, trong đó giá dầu Brent giảm 8,8% còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm gần 11%.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu sụt giảm phiên này là nỗi lo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu đi giữa lúc sản lượng khai thác của các nước sản xuất dầu lớn đang tăng mạnh.
Theo hãng tin Reuters, thông tin về sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ và Nga, cùng với việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nâng sản lượng, đã dẫn tới việc giới đầu tư bán tháo "vàng đen".
Ngoài ra, dầu cũng chịu áp lực mất giá từ mối lo ngày càng lớn về nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa được giải quyết. Xung đột thương mại được cho là đã bắt đầu có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi.
Giá dầu hiện đã giảm 17% so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 10. Giới phân tích dự báo dầu sẽ tiếp tục bị bán mạnh trong những phiên sắp tới. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc giá dầu không thể tăng dù đồng USD xuống giá trong phiên ngày thứ Năm, và cũng không tăng nổi theo sự hồi phục của thị trường chứng khoán Phố Wall.
"Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế", ông Gene McGillan, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu thị trường thuộc Tradition Energy, nhận định.
Hôm thứ Tư, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của nước này đạt kỷ luc 11,35 triệu thùng/ngày trong tháng 8, đồng thời dự báo mức sản lượng sẽ tiếp tục tăng. Nga hiện đang khai thác dầu với tốc độ 11,41 triệu thùng/ngày, còn một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy xu hướng của OPEC từ năm 2016 đến nay là khai thác ngày càng nhiều dầu.
Sản lượng dầu cao đang lấn át những lo ngại rằng thị trường sẽ không thể bù đắp cho việc lượng dầu xuất khẩu của Iran sụt giảm, khi lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào tuần tới.
Bên cạnh đó, dầu cũng đang chịu áp lực trước những lo ngại gia tăng về khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết và bắt đầu ảnh hưởng đến các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Anh Minh (tổng hợp)
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gặp khó tăng trưởng Nền kinh tế toàn cầu đang giảm tốc, và không loại trừ khả năng sự giảm tốc này có thể lan tới Mỹ vào năm tới - trang CNN Business nhận định. Kinh tế Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu giảm tốc Theo thống kê công bố hôm thứ Tư, kinh tế Nhật Bản và Đức cùng suy giảm trong quý 3,...