OECD kêu gọi Hàn Quốc cải cách kỳ thi đại học
Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Hàn Quốc (còn gọi là CSAT) vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua.
Kỳ thi đại học Hàn Quốc nổi tiếng là khốc liệt với tỷ lệ cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, gần đây nhất là đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, kỳ thi này đang gây chênh lệch lớn giữa học tập và thực tế việc làm của sinh viên.
Điểm cốt lõi đằng sau sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là các chiến lược dành cho giáo dục đại học Hàn Quốc cần ưu tiên hơn việc trang bị kỹ năng trong thế giới thực. Nhưng hiện nay Hàn Quốc đang đối mặt với tình trạng lạm phát giáo dục do sự chênh lệch lớn giữa các kỹ năng được dạy trong trường đại học và các kỹ năng mà doanh nghiệp công, tư mong muốn.
Nghiên cứu mới đây của OECD chỉ ra Hàn Quốc có năng suất lao động thu từ chi tiêu giáo dục thấp nhất trong các quốc gia thành viên của tổ chức này. Tại Hàn Quốc, chi tiêu cho một học sinh vị thành niên nhiều hơn 40% so với Ireland nhưng thu lại ít hơn 60% GDP trên mỗi lao động.
Video đang HOT
Trao đổi với tờ Korea Times, Chuyên gia kinh tế OECD tại Hàn Quốc, Hwang Hyun-jeong, cho rằng nước này có thể phải cải cách hệ thống giáo dục, trong đó hướng đến thúc đẩy năng suất của người lao động.
Bà Hyun-jeong cho biết: “Cải cách giáo dục phải đi kèm các biện pháp phá vỡ tính hai mặt của thị trường lao động và nâng cao năng suất cũng như tiền lương của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, khuyến khích người trẻ có trình độ đại học chấp nhận làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ thay vì xếp hàng tìm việc ở các doanh nghiệp lớn và khu vực công”.
Theo chuyên gia này, hệ thống giáo dục Hàn Quốc nên khuyến khích học sinh phát triển sở thích và tài năng cá nhân bằng cách xây dựng nhiều con đường dẫn đến thành công. Điều này đòi hỏi phải giảm bớt sự tập trung vào CSAT và cho phép sinh viên lựa chọn và thay đổi ngành học linh hoạt nhằm giảm chênh lệch giữa hệ thống giáo dục và thị trường lao động.
Theo phân tích của OECD, sinh viên Hàn Quốc có học lực tốp đầu thế giới nhưng ngay sau khi bước vào thị trường lao động, nhận thức của họ bắt đầu giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhóm OECD. Nguyên nhân chủ yếu do sự cạnh tranh, tính độc lập và tinh thần tự học giảm.
Nghiên cứu của OECD cũng chỉ ra Hàn Quốc là quốc gia thành viên duy nhất có mức độ tương quan giữa các khóa học đại học và việc làm thực tế gần như bằng không.
“Cải cách giáo dục để giảm bớt sự chênh lệch. Chúng ta cần vượt qua niềm tin phổ biến rằng, con đường duy nhất dẫn đến thành công là bằng cử nhân địa học tốp đầu. Chọn trường danh tiếng nhưng nhiều sinh viên không chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, dẫn đến việc sử dụng nhân tài dưới mức tối ưu”, bà Hyun-jeong phân tích.
Nhìn chung, bà Hyun-jeong đánh giá việc mở rộng hệ thống giáo dục Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng hiện nay, hệ thống giáo dục vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại và cũng cần cải tiến để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Chợ Lớn, Chùa Một Cột trong đề môn Tiếng Việt kỳ thi đại học Hàn Quốc
Huế, Đà Lạt, Nhà hát Lớn cũng là những địa điểm được nhắc đến trong đề thi lần này.
Tiếng Việt là một trong chín lựa chọn cho bài thi Ngoại ngữ 2. Ảnh: Korea Herald.
Sáng 17/11, hơn 500.000 sĩ tử Hàn Quốc chính thức bước vào kỳ thi xét tuyển đại học (hay còn gọi là Suneung), theo Yonhap. Giống như các năm trước, kỳ thi diễn ra từ 8h40 sáng và kết thúc vào 17h45 cùng ngày. Thí sinh phải hoàn thành 5 bài thi gồm Quốc ngữ, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử Hàn Quốc và Ngoại ngữ 2.
Với môn thi Ngoại ngữ 2, thí sinh được phép chọn một trong số chín ngôn ngữ là Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Nga, Tiếng Ả Rập, Tiếng Việt, Cổ văn. Tiếng Việt mới được đưa vào danh sách bài thi Ngoại ngữ 2 từ năm 2013.
Bài thi Ngoại ngữ 2 gồm 30 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài là 40 phút. Ở phần thi này, ngoài khả năng ngoại ngữ, đề thi sẽ kiểm tra kiến thức của thí sinh về văn hóa, con người, lịch sử, địa lý liên quan quốc gia đó.
Đề thi đại học môn Tiếng Việt tại Hàn Quốc. Ảnh: Korea Institute of Curriculum and Evaluation.
Đề thi môn Tiếng Việt năm nay đề cập một số địa danh quen thuộc với người Việt Nam như quê Bác Hồ, Chợ Lớn, Chùa Một Cột, Đà Nẵng, Đà Lạt. Ở câu 28, đề thi đề cập múa rối nước - loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống của Việt Nam. Câu 27 của đề thi cũng đề cập những thông tin liên quan nhà giáo Chu Văn An.
Môn Tiếng Việt trong đề thi đại học của Hàn Quốc luôn được đánh giá khó, năm nay cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí, nhiều người Việt cũng bối rối trước những câu hỏi đánh đố của bài thi.
Suneung, hay còn gọi là CSAT, là kỳ thi quyết định thành quả 12 năm đèn sách của học sinh Hàn Quốc. Do tính chất cạnh tranh quyết liệt, Suneung luôn là nỗi ám ảnh, cũng là mục tiêu tất cả học sinh Hàn Quốc muốn vượt qua.
Tại Hàn Quốc, Suneung là kỳ thi quan trọng, cả nước sẽ hướng về sĩ tử vào ngày này. Do đó, vào ngày thi, các sàn chứng khoán mở muộn hơn 1 giờ so với thường lệ để phục vụ cho việc thi cử. Các chuyến bay thương mại đều bị hoãn lại 35 phút, từ 1h05 đến 1h40, nhằm giảm tiếng ồn, tránh gây ảnh hưởng chất lượng làm bài thi nghe môn tiếng Anh .
Hơn nửa triệu học sinh đua 'sinh tử' vào đại học, Hàn Quốc hoãn 77 chuyến bay Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Hàn Quốc không khác gì một cuộc đua sinh tử, nơi hơn 500.000 học sinh phải cạnh tranh khắc nghiệt. Cả nước Hàn Quốc hôm nay như nín thở khi hơn nửa triệu học sinh tham dự kỳ thi áp lực bậc nhất thế giới. Hơn 500.000 học sinh Hàn Quốc thi vào đại học năm...