Occupy Central dừng bước tại Hongkong
Phong trào Chiếm trung tâm (Occupy Central) sau khi làm mưa làm gió tại nhiều quốc gia trên thế giới đã phải dừng bước tại Hongkong. Phong trào này xuất phát từ đâu và vì sao lại thất bại tại Hongkong?
Occupy Central tại Hồngkông đã thất bại
Chính quyền Hongkong đang chuẩn bị dẹp bỏ các địa điểm biểu tình cuối cùng tại vùng lãnh thổ này. Ngày 9/12, Trương Đức Cường, Trợ lý Cục trưởng Cảnh sát Hongkong (Trung Quốc), tuyên bố cảnh sát sẽ tiến hành giải tỏa tất cả các con đường ở khu trung tâm và quận Admiralty.
Cơ sở cho hành động quyết đoán lần này của cảnh sát Hongkong là lệnh của Tòa thượng thẩm, cho phép nhà chức trách tháo gỡ các rào cản tại địa điểm biểu tình. Ngoài ra, ngày 10/12, tổng cộng 41 nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hongkong thuộc phe Kiến chế (ủng hộ chính quyền) đã ra tuyên bố chung ủng hộ cảnh sát giải tỏa đường phố toàn diện. Đa số nghị sĩ Hongkong còn yêu cầu truy cứu trách nhiệm tất cả những người tổ chức, lên kế hoạch, tài trợ và xúi giục tham gia phong trào Occupy Central.
Người biểu tình ở Mongkok, Hongkong
Về phía các thủ lĩnh phong trào Occupy Central, họ nói sẽ không có bất kỳ sự phản kháng bạo lực nào đối với hoạt động giải tỏa của cảnh sát ở khu vực Admiralty vào ngày 11/12, điều mà họ dự kiến sẽ đánh dấu sự kết thúc của phong trào này. Tại khu Admiralty, trước khi phải rời khỏi địa điểm chiếm đóng, người biểu tình đã dựng lên những tấm bảng ghi: “Chúng tôi sẽ trở lại” bằng tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, người biểu tình có vẻ như cam chịu thất bại sau hơn hai tháng đấu tranh không có được kết quả nào.
Occupy Central ở Hongkong có gì khác lạ?
Bản thân phong trào Occupy Central ở Hongkong gần đây cũng phát sinh mâu thuẫn. Người thì muốn bám trụ đến cùng, người thì muốn chấm dứt hình thức chiếm đường phố và đổi sang hình thức khác. Ngày 2/12, lãnh đạo phong trào Occupy Central đã ra hàng cảnh sát và kêu gọi giải tán cuộc biểu tình. Trong một bài phân tích đăng trên báo Mỹ New York Times, Giáo sư Benny Tai, một trong ba nhà sáng lập phong trào Occupy Central cho rằng “đã qua rồi” giai đoạn phong tỏa đường phố để gây áp lực với chính quyền Hongkong và Bắc Kinh. Theo ông, chiếm giữ đường phố là một chiến thuật nhiều rủi ro và ít có cơ may đạt được kết quả. Lãnh đạo Occupy Central nhận định: Phong trào dân chủ đã đến lúc phải thay đổi phương pháp tranh đấu để thuyết phục công luận thấu hiểu cuộc tranh đấu cho dân chủ là vì lợi ích của chính họ. Từ nhận định này, Benny Tai đề nghị chiến thuật “bất hợp tác” với chính quyền như không đóng thuế, không trả tiền thuê nhà do nhà nước quản lý và ngăn chặn nghị viện biểu quyết. Như vậy, hình thức chiếm trung tâm đã tỏ ra hết hiệu quả và người Hongkong cần tìm ra hình thức đấu tranh mới để bảo vệ cho ý nguyện dân chủ của mình.
Nhìn lại các phong trào phản đối bộc phát từ năm 2011, các nhà phân tích nhận thấy Hongkong thật sự là một hóa thân mới nhất của phong trào Occupy Central. Một phong trào đã làm biến đổi hoàn toàn khái niệm “cách mạng dân chủ”.
Video đang HOT
Phong trào Occupy Central bắt đầu từ Bắc Phi, chứ không phải tại Mỹ. Rồi từ đó lan dần sang các quốc gia thuộc khu vực biển Địa Trung Hải như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chỉ đến khi nó làm chấn động trung tâm chủ nghĩa tư bản, Wall Street, phong trào mới được nhân rộng sang các nước khác từ Argentina cho đến Nam Phi…
Điểm đặc trưng của phong trào này là không nhằm chiếm lấy quyền lực như nhiều cuộc cách mạng trong quá khứ. Nếu như đa số các phong trào Occupy Central trên thế giới đều bị phá vỡ, Hongkong lại là một trong những phong trào giữ được hơi lửa lâu nhất, với một cái tên mới là Occupy Central with Love and Peace (OCLP). Tầm mức quan trọng của phong trào đã gây bất ngờ trên toàn thế giới, kể cả những người chủ xướng phong trào OCLP.
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân kinh tế là những động cơ chính của người biểu tình Hongkong. Nhưng những chương trình cải cách được thực hiện trong những năm 1970-1980, biến Hongkong thành thí điểm cho chính sách tự do mậu dịch mới, đã mang đến cho xứ thuộc địa này một sự trỗi dậy kinh tế thần kỳ. Kể từ khi bị trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, nhiều vấn đề kinh tế – xã hội bắt đầu nảy sinh. Hongkong triển khai một mô hình kinh tế tự do mới theo cách riêng lai tạp với kiểu chủ nghĩa chuyên chế thị trường. Làn sóng ồ ạt du khách Trung Quốc đổ vào, biến khu thuộc địa cũ thành một kiểu siêu thị hạng sang.
Sự trỗi dậy của một lớp tư sản làm chết dần chết mòn các tiểu thương địa phương, các khu phố bình dân và làm dội giá thị trường bất động sản. Những trùm bất động sản mới lấn chiếm các vùng nông thôn để mở rộng đô thị nhưng lại không chú trọng đến việc xây nhà xã hội. Trong khi giới trẻ bị buộc phải sống trong cảnh túng quẫn. Cuối cùng là nạn tham nhũng. Tình trạng móc ngoặc giữa quan chức cao cấp chính phủ và các nhà đầu tư diễn ra ở mọi cấp độ. Kết quả là vào năm 2013, trên tổng số 7 triệu cư dân, có đến khoảng 1,63 triệu người (hơn 23% dân số) sống dưới ngưỡng nghèo. Cộng đồng Occupy Central đã được sinh ra từ việc nhận thức được rằng giới doanh nhân Hongkong là một lũ vô hại duy nhất, cần phải bứng bỏ đi. Đó chính xác cũng là loại sâu bọ mà phong trào Occupy Central tại Mỹ từng ý định tố cáo dưới danh nghĩa “99%” và buộc tội số “1%”. Nó không chỉ đơn giản vấn đề phân phối phúc lợi, bất công xã hội, mà vì còn vấn đề quyền lực giai tầng. Bởi vì, “1%” là tỷ lệ những người đã dùng sự giàu có của mình để gây ảnh hưởng chính trị, để rồi ngược trở lại, nó cho phép họ được làm giàu hơn nữa.
Từ đó cho thấy tùy theo từng bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội mà mỗi phong trào tại mỗi quốc gia có những kết quả khác nhau.
Theo S.Phương (tổng hợp)
PetroTimes
Phong trào bất tuân dân sự tạo lớp người Hồng Kông mới
Phong trào bất tuân dân sự đã tạo ra một thế hệ người Hồng Kông ý thức chính trị mạnh mẽ nhưng lại đang mất dần sự ủng hộ của người dân, bạo lực leo thang, theo ông Đới Diệu Đình trong bài viết đăng trên The New York Times.
Tuy nhiên, Đới Diệu Đình cũng nhận định rằng cuộc biểu tình thành công vì nó làm thức tỉnh một thế hệ người Hồng Kông - Ảnh: AFP
The New York Times ngày 4.12 đăng tải bài viết của Đới Diệu Đình (Benny Tai), Phó Giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông và là người khởi xướng phong trào Chiếm Trung Hoàn tại Hồng Kông. Trong bài viết, ông Đới lý giải tại sao đã đến lúc phong trào này chấm dứt.
Trái với quan điểm của nhiều người biểu tình rằng phong trào của họ hầu như chưa gặt hái được thành tựu gì, Đới Diệu Đình cho rằng cuộc biểu tình đã "thức tỉnh khát vọng chính trị của một thế hệ người Hồng Kông". Ông gọi những người biểu tình là Thế hệ Dù (lấy từ cách gọi Phong trào Dù để chỉ cuộc biểu tình - NV).
So với cha ông họ, thế hệ này năng nổ, linh hoạt, sáng tạo và cứng cỏi hơn, vị phó giáo sư nhận định. Những người trẻ không xem sự an toàn về thân thể lẫn kinh tế là mối lo lớn nhất, họ quan tâm đến "quyền được biểu đạt, sự bền vững, sự ngay thẳng và công lý".
Bạo lực leo thang - Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Đới, thế hệ này chính là vũ khí tốt nhất Hồng Kông có thể trông đợi nếu muốn đạt được quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Ở mặt khác, Đới Diệu Đình cũng chỉ ra rằng cuộc biểu tình đang mất đi sự ủng hộ từ công chúng. Ông dẫn khảo sát mới nhất của Đại học Hồng Kông, theo đó 80% những người trả lời nói rằng họ không ủng hộ phong trào này tiếp tục.
Ngoài ra, rõ ràng có nhiều người đã không còn tuân thủ nguyên tắc bất bạo đồng ban đầu của phong trào này. Sự an toàn của người biểu tình cũng đang trở nên đáng lo hơn trong bối cảnh cảnh sát Hồng Kông mạnh tay hơn, còn người biểu tình thì mất kiểm soát, theo bài viết trên The New York Times.
Joshua Wong là ví dụ cho sự "cứng rắn" của thế hệ mới này. Bất chấp những lời kêu gọi rút lui, thủ lĩnh 18 tuổi này vẫn tuyệt thực - Ảnh: Reuters
Vì những lý do trên, Đới Diệu Đình kết luận cuộc chiếm đóng tại Hồng Kông đang trở thành một canh bạc lời ít mà rủi ro lại cao. Theo ông, đây là lúc người biểu tình cân nhắc đường đi nước bước mới. Một mặt họ cần thuyết phục những người dân khác đứng về phía mình, mặt khác gây áp lực tiếp lên chính quyền. Đới Diệu Đình đề xuất một vài phương án như từ chối đóng thuế, bất hợp tác,...
Ngoài ra, ông cũng cho rằng người biểu tình cần gánh chịu hậu quả pháp lý từ việc biểu tình, để chứng tỏ rằng họ về tổng thế vẫn tôn trọng luật pháp, và chỉ muốn thay đổi một vài điều luật bất công.
Cuối cùng, ông dự đoán rằng nếu gốc rễ của vấn đề người biểu tình đưa ra không được giải quyết hợp lý và thấu đáo, những cuộc khủng hoảng mới trước sau cũng sẽ nổ ra, và sẽ dữ dội hơn.
Ông Đới Diệu Đình (ở giữa) và 2 nhà đồng lãnh đạo nhóm Chiếm Trung Hoàn - Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác, ngày 4.12, Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), thủ lĩnh nhóm hoạt động học sinh Học dân Tư triều (Scholarism) không chấp nhận rút lui và vẫn tiếp tục tuyệt thực, theo South China Morning Post. Joshua Wong đã phải uống glucose sau khi lượng đường trong máu tụt xuống mức nguy hiểm.
Trong khi đó, một nhóm lãnh đạo khác của phong trào biểu tình là Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) đang cân nhắc việc rút lui hay ở lại. Lương Lệ Quắc, đại diện HKFS, nói rằng quyết định sẽ được đưa ra trong một tuần.
Hà Chi
Theo Thanhnien
Thủ lĩnh phong trào Chiếm Trung tâm Hong Kong đầu hàng Ba người sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm ở Hong Kong hôm nay tuyên bố sẽ ra trình diện cảnh sát, đồng thời kêu gọi những người biểu tình còn trên đường phố rút lui. Ba người sáng lập phong trào bất tuân dân sự Chiếm Trung tâm, từ trái sang là Chan Kin-man, Benny Tai và Chu Yiu-ming. Ảnh: Reuters. "Trong...