OCB tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số
Sau thành công ra mắt Ngân hàng số OCB OMNI trên nền tảng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam, OCB tiếp tục theo đuổi định hướng chuyển đổi số mạnh mẽ với mô hình Ngân hàng mở thông qua Open API…và kỳ vọng tiếp tục mang đến cho thị trường những sản phẩm tiên phong trong ngành tài chính ngân hàng.
Chuyển đổi số là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Mới đây, ngân hàng đã tích hợp thành công dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI – tích hợp đầy đủ sản phẩm, dịch vụ, giúp khách hàng tiếp cận tới hơn 80 tiện ích, trong đó có nhiều dịch vụ miễn phí và tiện lợi mà không cần đến quầy.
Cụ thể, dịch vụ chuyển tiền trên nền tảng OCB OMNI hỗ trợ khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài cho các mục đích du học (học phí, sinh hoạt phí), khám chữa bệnh (viện phí, sinh hoạt phí) hoặc trợ cấp thân nhân. Khách hàng thực hiện tất cả giao dịch hoàn toàn trên online và có thể theo dõi tiến độ giao dịch trực tuyến, đảm bảo độ bảo mật, an toàn. Việc triển khai thành công dịch vụ chuyển tiền trên nền tảng ngân hàng số giúp gia tăng trải nghiệm online với tất cả nhu cầu tài chính của khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
Trước đó hồi cuối năm 2019, OCB cũng đã triển khai thành công nền tảng Ngân hàng mở Open API. Đây là xu hướng mới nổi trong ngành tài chính, cung cấp nhiều loại dịch vụ mới và đang dần thay đổi mô hình ngân hàng bán lẻ truyền thống ở Việt Nam.
Opean Banking là mô hình của ngân hàng cho phép bên thứ ba là các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác, các công ty Fintech… kết nối với hệ thống của ngân hàng thông qua Open API. Nhờ kết nối trực tiếp, ngân hàng và đối tác có thể: Cùng tiếp cận khách hàng mới và bán chéo sản phẩm dịch vụ; Gia tăng sản phẩm dịch vụ mới ứng dụng công nghệ hiện đại; Giảm thời gian và chi phí xử lý giao dịch. Các đối tác và khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng ngay trên hệ thống của mình mà không cần vào ứng dụng ngân hàng.
Video đang HOT
Đến nay, OCB đã đưa vào hoạt động hơn 33 APIs của các sản phẩm đặc thù ngân hàng như tài khoản, tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán…, và thành công kết nối với các đối tác tiêu biểu là Én Việt, ME, Moca, Momo, ZaloPay…Ngân hàng cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai mô hình này với các đối tác trong nhiều lĩnh vực đa dạng như vận tải, bất động sản, marketing, y tế, du lịch, bảo hiểm, Fintech… Như vậy Open API đã thực sự mở ra những cơ hội hợp tác đầy tiềm năng và không biên giới cho OCB và các doanh nghiệp.
Một trong những bước đi tiếp theo trong công cuộc đẩy mạnh chuyển đổi số ở OCB đó là ngân hàng triển khai cuộc thi Open API Challenge 2020 trên quy mô toàn quốc, hướng tới đối tượng tham gia là các công ty Fintech, các công ty start-up, công ty cung cấp giải pháp ERP, tổ chức, doanh nghiệp đa lĩnh vực nhằm tìm kiếm giải pháp mang tính đột phá cho sản phẩm tiết kiệm online hay mở rộng dịch vụ thanh toán.
Đây là cuộc thi hi về công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng mở – Open API lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, diễn ra từ 07/09 – 28/11/2020, với 4 chủ đề: Customer Onboarding; Sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm Online; Sản phẩm Thanh toán; Sản phẩm Tài chính ngân hàng khác (vay, chuyển tiền,…)
Vòng sơ loại và tuyển chọn của cuộc thi Open API Challenge 2020, dự kiến bắt đầu từ ngày 7/9 trên toàn quốc. Vòng phỏng vấn và chung kết sẽ diễn ra tại TP HCM và kết thúc vào ngày 28/11/2020. Giải thưởng của cuộc thi không chỉ là tiền mặt mà còn là cơ hội hợp tác với OCB và OCB OMNI, hứa hẹn sẽ bùng nổ với những ý tưởng sáng tạo và trở thành tiêu điểm của năm 2020.
Theo lãnh đạo OCB, thông qua cuộc thi và những kết quả đạt được, thị trường tài chính ngân hàng sẽ nhìn thấy những hướng đi mới mẻ mà OCB đang tiên phong triển khai, để từ đó các ngân hàng khác sẽ tham khảo, học hỏi và phát triển nền tảng của riêng mình. Kết quả cuối cùng là thị trường phát triển những dòng sản phẩm mới tiện ích hơn, và khách hàng cuối cùng là người được hưởng lợi ích.
Tăng dự phòng cho nợ xấu, ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận
Trước tình trạng nợ xấu ngân hàng có chiều hướng tăng lên trong những tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để tăng nguồn dự phòng rủi ro.
Nhiều ngân hàng vẫn có lãi dù phải tăng mạnh dự phòng rủi ro. Ảnh: Internet
Đến hiện tại, tất cả ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 2. Khảo sát cho thấy, tổng chi phí dự phòng của 28 ngân hàng đạt trên 42.100 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu biểu như tại Ngân hàng Quân đội (MB), chi phí dự phòng trong nửa đầu năm của ngân hàng này đã tăng tới 40%, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, lên đến 121%.
Tương tự, chi phí dự phòng trong nửa đầu năm nay của OCB cũng tăng lên đến 49%; Eximbank cũng đã trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng; Vietcombank tăng 21% chi phí dự phòng...
Có thể nói, tỷ lệ bao phủ nợ xấu là một tiêu chí để đánh giá mức độ chống chịu của ngân hàng đối với tổn thất mà nợ xấu gây ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự báo các ngân hàng sẽ phải ghi nhận thêm lượng lớn nợ xấu trong tương lai.
Hiện đa số ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu tăng lên so với hồi đầu năm, như tại Kienlongbank, nợ xấu tăng nhanh nhất tới 6,6 lần so với đầu năm, lên 2.249 tỷ đồng. Nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ nhóm 5, với mức tăng tới gần 900%, lên 2.145 tỷ đồng.
Tại VietinBank, tổng nợ xấu tính đến cuối tháng 6/2020 cũng tăng tới 47,7%, lên 15.967 tỷ đồng. Một loạt các ngân hàng khác cũng có nợ xấu tăng mạnh trong kỳ bao gồm SHB (39,4%), ACB (32,4%), VIB (28,6%)...
Điều đáng nói, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang giúp một số doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu, để tiếp tục được vay vốn. Điều này đẩy rủi ro về phía ngân hàng, bởi nợ xấu phát sinh thực chất vẫn tồn tại, không hiện trên báo cáo tài chính.
Do đó, việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng như nêu trên là vấn đề phải làm. Tuy vậy, việc này lại đang ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Như tại Eximbank, chi phí dự phòng cao đã khiến lợi nhuận trước và sau thuế giảm 28%, xuống mức gần 552 tỷ đồng và 441 tỷ đồng; Bắc Á Bank cũng ghi nhận chi phí dự phòng cũng tăng mạnh tới 45,6%, lên 166 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 19% so với cùng kỳ năm trước; Sacombank tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 50% so với năm ngoái, lên đến hơn 1.565 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái...
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng dù phải tăng dự phòng rủi ro nhưng lợi nhuận vẫn tăng đáng kể. Như tại OCB, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng này vẫn tăng 67%; MSB cũng tăng trích lập dự phòng rủi ro hơn 88%, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt trên 974 tỷ đồng, tăng gần 72% so với cùng kỳ...
Theo Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, mức tăng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng có thể lên 4%, cao hơn so với mức 1,89% cuối năm 2019 do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp.
Trước bối cảnh như vậy, trong những tháng còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông... Các tổ chức tín dụng cũng phải tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
OCB mở rộng mạng lưới hoạt động OCB vừa khai trương chi nhánh đầu tiên tại tỉnh Vĩnh Phúc trong ngày 14/8 đồng thời sẽ mở rộng mạng lưới tại Bình Định, Hà Nội và Tây Ninh trong quý III/2020. Theo đó, sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), OCB sẽ thành lập 5 chi nhánh mới tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội (Ba Đình,...