OCB: 6 tháng lãi gần 1.500 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu dưới 2%
Số liệu trên vừa được công bố từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của Ngân hàng TMCP Phương Đông ( OCB, sàn OTC)
Đạt 1.864 tỷ đồng lợi nhuận
Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 của OCB tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, đạt lần lượt 1.864 tỷ đồng và 1.491 tỷ đồng. Riêng quý II/2020, hầu hết hoạt động kinh doanh của OCB đều cho kết quả khả quan.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ dịch vụ quý II tăng lần lượt 13% và 62% so cùng kỳ, đạt gần 1.122 tỷ đồng và hơn 183 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh cũng đem về khoản lãi tăng 15% và gấp 2,7 lần cùng kỳ.
Nhưng trong quý này, chi phí hoạt động của OCB giảm 5% so cùng kỳ năm trước, chỉ còn ghi nhận hơn 530 tỷ đồng. Còn chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng chỉ tăng nhẹ 1%, lên gần 288 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế của OCB trong quý II/2020 tăng 30% so cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 757 tỷ đồng và gần 606 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chi phí hoạt động tăng 31% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 49% so cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước và sau thuế của OCB vẫn tăng 67% so cùng kỳ, ghi nhận lần lượt hơn 1.864 tỷ đồng và 1.491 tỷ đồng.
Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, OCB đã thực hiện được 42.36% so với con số 4.400 tỷ đồng kế hoạch lãi trước thuế năm 2020.
Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của OCB đạt gần 124,398 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác giảm 49% (7,331 tỷ đồng), cho vay các TCTD khác giảm 70% (953 tỷ đồng).
Cho vay khách hàng tăng 9% so với đầu năm, lên mức gần 77.315 tỷ đồng. Các khoản phải thu tăng 28% (2,155 tỷ đồng).
Tổng nợ xấu của OCB đến 30/6 tăng 14% so với đầu năm, ghi nhận hơn 1.491 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 21% và nợ nghi ngờ tăng 34%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng nhẹ từ 1.84% hồi đầu năm lên 1.93%.
Hoàn tất bán 15% vốn cho Aozora
Theo kế hoạch đã trình đại hội đồng cổ đông thông qua tại đại hội thường niên 2020 diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, OCB dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hose vào cuối năm nay, nếu thị trường thuận lợi.
Chủ trương của Hội đồng quản trị OCB là muốn hoàn tất việc bán vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ngày 29/6/2020 vừa qua, OCB đã phát hành thành công cho Aozora Bank (AOZ – Nhật Bản). Vì vậy, theo ông Trịnh Văn Tuấn, OCB đã có đầy đủ cơ sở, chỉ còn phụ thuộc vào thị trường. Trước quy định của pháp luật, nhắc nhở ngân hàng chưa niêm yết phải niêm yết, phải tuân thủ pháp luật, OCB sẽ tập trung cố gắng hoàn thành việc niêm yết đúng quy định trong năm nay.
Năm nay, OCB có kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2020 lên hơn 11.275 tỷ đồng, trong đó bao gồm việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Aozora.
Hai ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số.
Đồng thời, AOZ liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Cũng theo Hội đồng quản trị OCB, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Aozora tuy không phải là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, nhưng là ngân hàng tốt, có quy mô 50 tỷ USD. Aozora là ngân hàng hiệu quả nhất Nhật Bản, quan hệ quốc tế rộng, đủ điều kiện giúp OCB về các mặt.
Tương tự như OCB, tuy không phải là ngân hàng quy mô lớn nhất, nhưng tỷ suất lợi nhuận của OCB vẫn đứng vị trí cao trong số các ngân hàng. Thỏa thuận giữa hai bên sẽ giúp về quản trị, điều hành, rủi ro, công nghệ, phát triển sản phẩm.
Khuyến cáo để gửi tiết kiệm an toàn, bảo mật
Trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều bất ổn do tác động của đại dịch Covid-19, gửi tiết kiệm nổi lên là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, gửi tiết kiệm sao cho an toàn, bảo mật là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ.
Việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng số sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro mang yếu tố con người. Ảnh: N.H
Thời gian qua, đã có một vài trường hợp khách hàng vì tin tưởng nhân viên giao dịch, nhân viên ngân hàng mà đưa tiền trực tiếp cho nhân viên ngân hàng, không qua hệ thống, bỏ qua các bước giám sát, kiểm tra chéo với ngân hàng. Thậm chí, nhiều người tin tưởng gửi tiền cho nhân viên ngân hàng để lấy lãi suất cao mà không cần biết tiền của mình thực tế có được gửi vào ngân hàng hay không... Điều này đã dẫn tới không ít rủi ro đáng tiếc cho người gửi tiền.
Trước thực trạng này, các ngân hàng đã đưa ra khuyến nghị người gửi tiền cần tuân thủ đúng quy trình tại ngân hàng và nên tự mình thực hiện các thủ tục gửi tiết kiệm tại quầy theo hướng dẫn của giao dịch viên ở chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ, các khách hàng cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin giao dịch của mình tại ngân hàng để phát hiện những sai sót, bất thường và yêu cầu hỗ trợ kịp thời.
Cùng quan điểm như trên, các chuyên gia tài chính cũng nhận định, bên cạnh vấn đề lãi suất, người gửi tiền cần phải thực hiện đúng quy trình, quy định của ngân hàng. Điều này sẽ bảo đảm tiền đã vào hệ thống ngân hàng, người gửi tiền được hưởng lãi suất, dịch vụ của ngân hàng và bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Không vì tin tưởng bất kỳ cá nhân, nhân viên, kể cả cán bộ ngân hàng để đưa tiền trực tiếp mà không lấy giấy tờ, không kiểm tra đối chiếu... để tránh bị lợi dụng, trục lợi, tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Áp lực tăng vốn, nhiều ngân hàng chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu Trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch COVID-19, một số nhà băng đã có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao. Nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Thực hiện chỉ đạo của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước, trong mùa đại...