Ốc vú nàng: đặc sản côn đảo dinh dưỡng cao
Ốc vú nàng là tên thông dụng tại Việt Nam dùng để chỉ một số loài ốc có vỏ hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Thông thường mỗi con ốc vú nàng chỉ to bằng ba ngón tay người lớn, nhưng ốc vú nàng Côn Đảo có con to gần bằng bàn tay. Con ốc vú nàng càng lớn, vỏ có màu hồng càng đậm. Nếu dùng cát xát vào vỏ ốc thì con ốc ánh lên một màu hồng sáng và lấp lánh ánh nhũ.
Ốc vú nàng thơm ngon khi luộc, nướng hoặc làm món trộn, làm gỏi. Luộc được coi là món thông dụng nhất vì dễ làm và giữ nguyên hương vị đặc trưng của ốc vú nàng. Sau khi luộc, chỉ cần chấm ốc với muối tiêu chanh. Món ăn này giòn giòn, ngọt ngọt, không quá béo như thịt, không quá dai như sò, ngao, không nhỏ như hàu.
Món trộn và gỏi tại Côn Đảo cũng được chế biến rất đơn giản nhằm giữ lại vị tươi ngon: thịt ốc được thái mỏng theo chiều dọc sau khi đã luộc chín rồi trộn đều với chanh, ớt. Khi đó, ốc vú nàng săn giòn và thơm. Món gỏi ốc còn có thêm hương vị đậm đà của thịt ốc trộn với thịt ba chỉ thái nhỏ, rau răm, rau húng, đậu phộng rang, chanh tươi, ớt và nước mắm. Món gỏi ốc ăn với bánh đa nướng, chấm với nước mắm gừng khiến người thưởng thức khó quên.
Ốc vú nàng ngon nhất vẫn là nướng trên lò than đước. Nếu ra Côn Đảo vào vụ ốc vú nàng bội thu – chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, vào những đêm trăng tròn – du khách còn có thể được ngư dân đãi món ốc vú nàng xào ăn với cơm trong bữa ăn cùng gia đình.
Video đang HOT
Ốc vú nàng: Ốc vú nàng là loại hải sản biển quý hiếm, một trong những món ăn độc đáo nhất của ẩm thực Côn Đảo. Loại ốc này có hình chóp lệch, thường sống ở những đảo xa, gần biển có vách núi dựng đứng. Kích thước của ốc vú nàng Cô Đảo lớn hơn ốc cùng loại ở các vùng khác. Bên trong lớp vỏ hình chóp là thịt ốc trắng nõn. Du khách đến đảo có thể thưởng thức các món ốc vú nàng luộc, hấp, nướng, gỏi
Bạn hãy thử món ăn độc đáo này nhé. Hãy cảm nhận thơm ngon dai chăc của nó
Về Bình Dương nhớ tìm thưởng thức món cháo môn 30 năm gia truyền
Là món ăn dân dã thường thấy ở thôn quê, cháo môn có cho riêng mình những tín đồ trung thành háo hức tìm đến thưởng thức. Và ngay tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có một hàng quán bán món cháo này đã hơn 30 năm, là ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Món cháo môn hơn 30 năm tuổi tại quán ăn cô Hương.
Tọa lạc tại địa chỉ 272 Trần Hưng Đạo, Dĩ An, Bình Dương, quán ăn gia đình quen thuộc của cô Kim Hương (64 tuổi), có món cháo môn được rất nhiều du khách cả trong và ngoài tỉnh ưa thích. "Hồi trước, món cháo môn được bà nội của cô nấu chỉ với xương khô do điều kiện còn khó khăn, giờ mọi thứ đủ đầy hơn nên cô kết hợp cùng thịt lươn hoặc thịt bò. Để lưu giữ tình yêu ẩm thực của bà, cô đã tiếp quản quán cháo dù trước đó cô đi làm việc nhà nước", cô Hương chia sẻ.
Bí quyết nấu gia truyền từ bà nội là điểm nhấn níu chân thực khách của quán cô Hương.
Được biết, món cháo môn của quán có tuổi đời hơn 30 năm, mọi người ghé thưởng thức thường phải đi ra đằng sau nhà, quán dựng hai cái chòi bằng lá, không gian xung quanh được bao phủ cây cối nên rất là mát mẻ. Anh Thanh, một thực khách thưởng thức cháo môn tại quán cho rằng, anh là người Sài Gòn, được ba mẹ dẫn đi ăn món này từ rất lâu. Tuy ban đầu ăn chưa quen, nhưng sau đó vài lần lại thích, giờ thì mỗi lần ghé Bình Dương, cả nhà anh đều ghé quán cô Hương.
Quán ăn cháo môn của cô Hương là địa chỉ quen thuộc của những ai yêu thích món cháo dân dã, vùng miền này.
Theo cô Hương, món cháo này đòi hỏi quá trình nấu rất kỳ công, cẩn thận mới cho ra thành phẩm ngon miệng và bắt mắt. Nếm thử một tô cháo đặc trưng mùi mắm ruốc dậy lên, khúc thịt lươn mềm ngọt và không bị tanh, củ môn dẻo không quá cứng, đặc biệt là tàu môn như tan ra trong miệng. Để món ăn dậy mùi hơn, cần cho thêm ít tiêu, chút xả bằm, vài cọng rau thơm. Rồi chấm từng miếng lươn vào chén mắm ruốc là xúc cảm ẩm thực thú vị cứ "ào ào" đổ tới.
Khi tình hình dịch bệnh tại Bình Dương nghiêm trọng, quán cô Hương tạm đóng cửa vài tháng, dù có nhiều thực khách gọi điện để mua mang về nhưng việc đi lại, vận chuyển món ăn cũng khó khăn nên cô Hương đành từ chối. Sau khi hàng quán được buôn bán trở lại thì cô mới tự tin mở bán, kèm theo các nguyên tắc phòng dịch 5K.
Thông thường, 8:00 sáng là quán đã mở bán và cứ thế cho đến 10:00 tối là đóng cửa. Điều này cũng dễ hiểu bởi buổi sáng, nhiều người thường chọn cháo là món ăn "nhẹ bụng", vừa vặn cho một ngày mới bắt đầu. Hay những khi về khuya, một tô cháo lót dạ cũng giúp ấm bụng, giấc ngủ cũng êm ấm hơn.
Cháo môn lươn là món ăn được nhiều thực khách gọi nhất mỗi khi ghé quán cô Hương.
Bên cạnh cháo môn lươn, quán cô Hương còn có cháo môn bò hay những món ăn khác từ lươn như lươn chiên giòn, lươn xào sả ớt. Theo cô Hương, thực khách đến quán phần lớn đều gọi một nồi cháo (2-3 người ăn) với giá bán là 180.000 đồng. Những ai đi một mình vẫn có thể kêu một phần cháo nhỏ với giá bán 70.000 đồng.
Dịp cuối tuần, nếu mọi người có ghé đến tỉnh Bình Dương đầy năng động thì nhớ rủ nhau cùng thưởng thức món cháo môn nóng hổi, nhất là khi tiết trời đang trở lạnh trong những ngày cuối Đông như thế này.
Bún bề bề món đặc sản độc đáo và hấp dẫn Bún bề bề là món đặc sản mới lạ, hấp dẫn của Quảng Ninh mà không phải nơi nào cũng có, càng không phải nơi đâu cũng biết nấu ngon. Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét cũng như cách nấu món bún bề bề độc đáo và hấp dẫn dẫn của Quảng Ninh qua bài viết...