Obama yêu cầu quốc hội trao quyền tấn công IS
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đề nghị quốc hội cho phép sử dụng lực lượng quân sự, trong đó có việc điều bộ binh trong một số hoàn cảnh cụ thể nhằm mở rộng chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Barack Obama cùng Phó Tổng thống Joe Biden (trái) và Ngoại trưởng John Kerry (phải), hôm qua phát biểu tại Nhà Trắng về dự thảo luật cho phép sử dụng lực lượng quân đội chống IS. Ảnh: Reuters
Tuyên bố rằng Nhà nước Hồi giáo (IS) “sẽ thất bại”, ông Obama hôm qua thúc giục Quốc hội cho phép tiến hành những động thái quân sự quyết liệt nhằm chống lại các nhóm khủng bố đang chiếm đóng nhiều khu vực ở Trung Đông, theo AP.
“Với những nhóm bạo lực như chúng (IS), chỉ có duy nhất một lựa chọn”, ông Obama phát biểu tại Nhà Trắng. “Cùng đồng minh và đối tác, chúng ta sẽ làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt hoàn toàn các tổ chức khủng bố này”.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ cho biết, trong yêu cầu của mình, ông không kêu gọi điều bộ binh tới chiến đấu ở Iraq và Syria và “không đồng tình tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ giống ở Afghanistan hay Iraq trước đây”.
Tuy nhiên, ông Obama vẫn đề nghị bộ binh tham gia “trong một số hoàn cảnh có giới hạn”, bao gồm việc triển khai lực lượng đặc nhiệm tấn công các thủ lĩnh của tổ chức khủng bố.
“Chúng ta phải linh hoạt nhưng cũng cần cân nhắc cẩn thận, kỹ lưỡng”, ông nói. “Không có quyết định nào khó khăn hơn việc yêu cầu các nam nữ binh sĩ nhân danh chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình”.
Theo đề xuất của ông Obama, việc sử dụng lực lượng quân đội nhằm chống IS sẽ được thực hiện trong ba năm, không bị biên giới quốc gia giới hạn. Cuộc chiến có khả năng được mở rộng sang cả “những thành phần kế tục hoặc gần gũi” với IS.
Cả hai đảng trong quốc hội bước đầu vẫn thể hiện sự hoài nghi, bất chấp những lời lẽ trấn an của tổng thống.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng Nhật Bản nói gì về các chính sách của nội các mới?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau khi nội các mới được công bố vào tối qua, 3-9.
Thủ tướng Shinzo Abe và các nữ bộ trưởng
Ông Abe cho biết, ông sẽ đặt nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để thực hiện các chiến lược phát triển. Ông nhấn mạnh rằng, chính phủ sẽ hợp sức để nỗ lực tái thiết kinh tế vùng và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhắc tới việc bổ nhiệm 5 phụ nữ là thành viên nội các, ông Abe cho biết, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xã hội là một thử thách lớn của nội các. Ông nói sẽ chủ động tăng cường trao quyền cho phụ nữ và đây là một trong các trụ cột trong chiến lược phát triển của ông.
Trong danh sách 18 thành viên nội các mới, Thủ tướng Abe giữ lại 6 bộ trưởng. Đó là ông Suga Yoshihide, Chánh Văn phòng Nội các; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Aso Taro; Bộ trưởng Ngoại giao Kishida Fumio; Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học và Kỹ thuật Shimomura Hakubun; Bộ trưởng Đất đai và Giao thông Ohta Akihiro và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Amari Akira.
Bà Obuchi Yuko, người từng giữ chức Bộ trưởng các biện pháp dân số, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
Ông Eto Akinori là Bộ trưởng Phòng vệ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách vấn đề Soạn thảo luật an ninh. Đây là một chức danh mới trong chính phủ, có nhiệm vụ giám sát các luật cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng thủ tập thể.
Trong khi đó, cựu Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do Ishiba Shigeru sẽ đảm nhiệm chức Bộ trưởng phụ trách Tái thiết khu vực.
Theo An Ninh Thủ Đô