Obama đến châu Á: Truyền thông Trung Quốc “hậm hực”
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc bày tỏ sự tức tối đối với chuyếncông du tới châu Á của Tổng thống Mỹ Obama và cho rằng đây là sự hỗ trợ của Washington đối với các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, chuyến thăm này của ông Obama sẽ gây thêm căng thẳng cho các vấn đề trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ bắt đầu chuyến công du châu Á vào ngày 23/4/2014.
Tờ báo đặt câu hỏi: “Không khó để nhìn thấy động cơ thầm kín trong chuyến công du lần này của ông Obama. Hầu hết các nước mà ông đến thăm đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Obama sẽ là một lính cứu hỏa hay một người thổi bùng thêm ngọn lửa?”.
Báo này cũng cáo buộc rằng Mỹ “đang bí mật hỗ trợ các hành vi khiêu khích của Nhật Bản và Philippines”.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã thì dẫn lời ông Jin Canrong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, rằng Mỹ muốn khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực.
Ông này nói: “Trong thực tế, Mỹ có sự tự tin để kiểm soát Nhật Bản, và hy vọng rằng có thể đóng một vai trò quân sự lớn hơn ở châu Á”.
Trang Thông tin Kinh tế của Trung Quốc chỉ ra rằng các vấn đề kinh tế và thương mại cũng sẽ được thảo luận trong các chuyến thăm này vì Mỹ mong muốn mở rộng thị trường của mình ở châu Á. Bài báo viết: “Chuyến công du của ông Obama nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á và củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ trong khu vực này”.
Trong khi đó, giáo sư Shen Dingli, chuyên gia về an ninh của Đại học Fudan ở Thượng Hải nhận xét, Trung Quốc sẽ khá thoải mái về chuyến công du châu Á của ông Obama vì biết rằng mối quan hệ Trung – Mỹ quan trọng hơn quan hệ Mỹ – Nhật hay Mỹ – Hàn Quốc.
Video đang HOT
Jia Qingguo, trưởng khoa quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh thì cho rằng việc Mỹ dồn sự quan tâm sang châu Á là phù hợp vì khu vực này ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn và giàu có hơn.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ ở thăm Nhật Bản trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 23/4 và sau đó sẽ đến Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.
Christopher Johnson, từng là nhà phân tích về Trung Quốc của CIA, khẳng định Trung Quốc sẽ là “chủ đề bao trùm khắp chuyến công du”.
Theo Infonet
Những câu trả lời thuyết phục nhất của ông Putin
Tổng thống Nga Putin đã tiến hành màn hỏi đáp được truyền hình trực tiếp hôm 17/4, trả lời 81 câu hỏi của công chúng trong suốt 3 giờ 55 phút.
Cuộc khủng hoảng Ukraina là tâm điểm trong màn trả lời phỏng vấn năm nay của Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo này nhận được 35 câu hỏi về khủng hoảng Ukraina trong tổng số 81 câu.
Dưới đây là những câu trả lời thuyết phục nhất của người đứng đầu nước Nga trong màn hỏi đáp vừa qua, theo RT.
"[Yanukovich] không đủ dũng khí để phê chuẩn một hành động cho phép dùng vũ lực chống lại người dân"
Trả lời một câu hỏi của một cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Berkut, Ukraina về việc có phải Tổng thống Ukraina bị lật đổ là Viktor Yanukovich luôn là "kẻ phản bội và yếu đuối" không, Tổng thống Putin nói, Yanukovich đã thực hiện nghĩa vụ của mình vì cho thế là đúng, thích hợp và cần thiết.
"Tôi đã nói chuyện với ông Yanukovich nhiều lần, trong suốt cuộc khủng hoảng, và sau khi ông ấy tới Liên bang Nga; chúng tôi nói chuyện về việc sử dụng vũ lực... Thực chất câu trả lời của ông ấy là, ông ấy đã nghĩ tới việc sử dụng vũ lực nhiều lần, song không đủ dũng khí để dùng vũ lực chống lại nhân dân", Tổng thống Putin trả lời.
"Faina Ivanovna thân mến, bà cần Alaska để làm gì?"
Khi được một người về hưu hỏi liệu Alaska có theo bước Crưm hay không, người đứng đầu Nga trả lời: "Chúng ta là một quốc gia ở phía bắc. 70% lãnh thổ của Nga là ở phía bắc. Chả phải Alaska ở nam bán cầu sao? Ở đó lạnh và rất ổn. Chúng ta hãy cứ để nó vậy".
Putin nói, ông biết một số người Nga gọi Alaska là "Ice-Krym" ("Krym" trong tiếng Nga nghĩa là Crưm).
"Họ không muốn thấy chúng ta ở trong PACE? Mất còn hơn thấy!"
Nga không cần cứ cố phải có mặt trong một số tổ chức quốc tế, nhưng không có ý định rời khỏi nó để phản đối, Tổng thống Putin nói.
Người đứng đầu Kremlin nhấn mạnh, có một số vấn đề trong cuộc đối thoại giữa Moscow và các đối tác châu Âu.
"Nhiều quốc gia phương Tây tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình với một phần tương đối lớn thuộc chủ quyền của họ. Điều đó, trong số những thứ khác, là kết quả của chính sách khối. Đôi khi, thực sự khó thương thuyết với họ về vấn đề địa chính trị".
"Rất khó để trò chuyện với những người nói chuyện thì thầm ngay ở chính trong nhà của họ, vì sợ Mỹ nghe trộm. Đây không phải là nói đùa, tôi nói nghiêm túc".
"Obama là một người đứng đắn, dũng cảm, ông ấy đã giúp tôi khỏi chết đuối"
Đáp lại câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ có cứu ông khỏi chết đuối không, Putin trả lời, Tổng thống Mỹ là một người đứng đắn, dũng cảm và sẽ cứu ông.
Tuy nhiên, Putin nhấn mạnh, quan hệ giữa hai người không thân thiết lắm.
"Ngoài quan hệ liên chính phủ, còn có những quan hệ cá nhân, nhưng tôi không cho rằng mình có quan hệ gần gũi với Obama", Tổng thống Putin nói.
"Ông Snowden, ông là một cựu điệp viên, tôi cũng có liên quan tới việc này, vì thế chúng ta nói chuyện như người trong nghề"
Tổng thống Nga nhận được một câu hỏi từ Edward Snowden, người được Nga cấp phép tị nạn chính trị hồi tháng 8. Snowden hỏi, liệu Nga có liên quan tới "nghe trộm, lưu giữ và phân tích các dữ liệu liên lạc của hàng triệu người" hay không và liệu Tổng thống Nga có cho rằng việc kiểm soát số đông kiểu đó là công bằng và hợp pháp không.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Snowden là một cựu điệp viên, trong khi ông cũng từng ở trong ngành tình báo, vì vậy, ông sẽ nói chuyện như những người trong nghề.
"Trước hết, chúng tôi có quy định pháp lý nghiêm ngặt về việc sử dụng hoạt động giám sát đặc biệt của cơ quan mật vụ, kể cả việc nghe lén các cuộc điện thoại, giám sát trên Internet cùng các hoạt động khác. Việc này không được thực hiện trên quy mô lớn và bừa bãi ở Nga. Và luật không cho phép làm vậy."
Ông Putin, làm Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp 2000-2008 và tái cử năm 2012, được hỏi liệu có muốn làm tổng thống cả đời không.
"Không", đó là câu trả lời của người đứng đầu nước Nga.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Tổng thống Obama sắp công du châu Á, củng cố "trục xoay" Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Tổng thống Obama sẽ công du 4 nước châu Á gồm Nhật, Hàn, Malaysia, Philipines vào cuối tháng 4 này, nhằm củng cố "trục xoay" của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Obama tiếp Thủ tướng Nhật Abe tại Nhà Trắng ngày 22/2. Theo thông tin từ Đại...