Obama đề cử John Kerry làm ngoại trưởng
Tổng thống Mỹ vừa chính thức đề cử thượng nghị sĩ John Kerry, cựu binh trong cuộc chiến tại Việt Nam, làm bộ trưởng ngoại giao mới, khi ông bắt đầu thay thế đội an ninh quốc gia cho nhiệm kỳ hai.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tuyên bố đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry chức ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AFP
“Ông John đã nhận được sự kính trọng và niềm tin của các lãnh đạo trên toàn thế giới”, AFP dẫn lời Tổng thống Barack Obama hôm qua phát biểu đề cử John Kerry tại Nhà Trắng, trong một lựa chọn nội các nhiệm kỳ hai.
Video đang HOT
Kerry, 69 tuổi, một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cũng là cựu ứng viên tổng thống với kinh nghiệm dày dặn về chính sách đối ngoại, sẽ kế nhiệm bà Hillary Clinton với chức ngoại trưởng Mỹ.
“Tôi nghĩ rằng sẽ không ngoa khi nói rất ít cá nhân biết nhiều về các tổng thống và thủ tướng, và nắm chắc chính sách đối ngoại của chúng ta như ông John Kerry”, Obama nói và cho biết ông Kerry sẽ không cần nhiều thời gian để làm quen.
Ông Kerry trở thành ứng cử viên số một cho chức ngoại trưởng Mỹ sau khi đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice, ứng viên sáng giá khác, rút lui vì những chỉ trích về việc xử lý thông tin vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya hồi tháng 9.
Ông Kerry được cho là đã đóng một vai trò chính trong mọi cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại Mỹ suốt 30 năm. “Cả cuộc đời ông ấy được dành để chuẩn bị cho vai trò mới này, Obama cho hay.
Bà Clinton không thể đến tham dự buổi tuyên bố vì đang phục hồi sau một trận ốm do virus và một cơn choáng. Nhưng bà cũng dành lời ca ngợi ông Kerry, cho rằng ông đã chứng minh được khí chất trong chính phủ, trong ngoại giao, qua thời gian.
Ông Kerry, người được biết đến nhiều ở nước ngoài với vai trò phái viên không chính thức của Obama, và dự kiến dễ dàng được các đồng nghiệp ở Thượng viện Mỹ tán thành. Ông sẽ là ngoại trưởng gốc Âu, nam giới đầu tiên sau nhiều năm, sau ba phụ nữ là bà Clinton, Condoleezza Rice, Madeleine Albright, và ông Colin Powell.
Theo VNE
Thủ tướng Nga Medvedev sắp rời ghế thủ tướng?
Dù mối quan hệ của "bộ đôi quyền lực" Putin - Medvedev vẫn còn khá gắn bó, nhưng trong bối cảnh ông Putin cần có một chính phủ chống tham nhũng quyết liệt hơn, phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn..., ông Medvedev không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
"Bộ đôi quyền lực" Putin - Medvedev. Ảnh: Internet
Ngày ông Medvedev phải rời khỏi ghế thủ tướng không còn xa?
Tin đồn từ những quyết định cứng rắn của ông Putin
Những ngày vừa qua, chính trường Nga đang dậy sóng mạnh mẽ một cách khá bất thường. Những vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, hay cả loạt 3 thứ trưởng quốc phòng... đã bị cách chức do dính dáng đến các nghi án tham nhũng, lừa đảo. Nhưng theo tờ Độc Lập (Nga) số ra ngày 15.11, các vụ cách chức gần đây trong Chính phủ Nga vẫn chưa đụng đến người đứng đầu chính phủ nước này.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên Phần Lan, Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định nước Nga vẫn đang đi đúng hướng. Các tuyên bố lạc quan được ông Medvedev đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tin đồn về việc ông có thể bị cách chức trong thời gian tới.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, ông Medvedev khẳng định thỏa thuận hoán đổi vị trí giữa ông và Tổng thống Vladimir Putin vẫn còn hiệu lực. Ông nói rằng, mặc dù có những quan điểm khác nhau về vấn đề kinh tế, song ông và Tổng thống Putin đã có hơn 20 năm hiểu biết nhau nên quan hệ vẫn bình thường.
Trao đổi với Báo Độc Lập, bà Olga Kryshtanovskaia - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu độc lập - nhận định thời gian gần đây, ông Putin có những quyết định nhân sự cứng rắn bất thường, chính sách nhân sự thay đổi đáng kể so với các nhiệm kỳ tổng thống trước. Nguyên nhân có thể là do ông không hài lòng với hoạt động của chính phủ hoặc lo ngại có xung đột ngầm trong nội các, ví dụ giữa hai phó thủ tướng Igor Sechin và Arkadi Dvorkovich.
Chuyên gia này cho rằng, ông Medvedev hiện vẫn còn thẩm quyền như ông Putin khi còn làm thủ tướng và cũng giữ chức vụ Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, mặc dù trên thực tế ông Medvedev không phải là vị thủ tướng có thể tự quyết định mọi vấn đề.
Có ý kiến đánh giá rằng ông Medvedev không điều hành tốt nền kinh tế. Nếu nhìn từ khía cạnh này thì một nhân vật khác lên thay thế vị trí của ông Medvedev là cần thiết, song ông Putin không mong muốn điều này và sẽ cố gắng làm tất cả để việc này không xảy ra quá sớm.
Chờ phản ứng của dư luận?
Trong khi đó, Alexay Mukhin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị- cho rằng, ông Medvedev là nhân tố quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ vừa ủng hộ, vừa là đối trọng với ông Putin. Vì vậy, nếu ông Putin dẹp bỏ đối trọng thì chỉ còn lại những người ủng hộ, khi đó hệ thống quyền lực hiện nay sẽ mất cân bằng và có thể sụp đổ một cách tự nhiên.
Igor Bunin- Giám đốc Trung tâm Công nghệ chính trị- lại khẳng định, hiện nay giữa tổng thống và thủ tướng có bất đồng về tư tưởng. Ông Putin là chính trị gia thực dụng, nhận thức tốt hậu quả của các hành vi của bản thân. Vì vậy, sớm hay muộn, ông Medvedev cũng sẽ bị cách chức vì uy tín đang đi xuống và tỉ lệ người dân ủng hộ ông giảm.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, ông Medvedev chưa phạm sai lầm nghiêm trọng nào. Nguyên cớ lớn nhất để sa thải một quan chức là giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thành, như trường hợp của Bộ trưởng Phát triển các khu vực và Bộ trưởng Quốc phòng. Nếu ông Medvedev cũng phạm sai lầm tương tự thì có thể ông sẽ bị sa thải.
Trong điều kiện hiện nay, việc giữ lại ông Medvedev có lợi cho ông Putin vì còn có người san sẻ trách nhiệm. Nếu cách chức và bổ nhiệm người mới, ông Putin phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những gì đang diễn ra.
Một nguồn tin khác của Báo Độc Lập cho rằng trong bối cảnh hiện nay, ông Medvedev là một trung gian tích cực trong quan hệ giữa ông Putin và các phe phái trong giới tinh hoa: Giới doanh nhân, quân nhân, quan chức cấp cao và xã hội. Ông Medvedev sẽ bị sa thải nếu không giữ được thế cân bằng hiện nay. Ông Putin hiện chăm chú theo dõi phản ứng của dự luận xã hội trước hiệu quả hoạt động của ông Medvedev.
Trong khi đó, Ủy viên Hội đồng Khoa học trung tâm Carnegie Moscow - ông Nikolai Petrov - khẳng định, việc thay thế Thủ tướng Medvedev chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần, vì ông Medvedev không phải là một chuyên gia giỏi, có khả năng xây dựng một đội hình mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế. Nhiều khả năng trong thông điệp liên bang tới đây, ông Putin sẽ xác định lại các ưu tiên phát triển kinh tế và đề cập đến vấn đề thay đổi chính phủ.
Ai thay thế được ông Medvedev?
Liên quan đến nhân vật có thể nên thay thế ông Medvedev nếu ông này bị sa thải, nhiều chuyên gia nhận định bà Chủ tịch Thượng viện Valentina Matvienko- nguyên Thị trưởng thành phố Saint-Petersburg- là ứng cử viên sáng giá vì có quan hệ mật thiết với ông Putin và có khả năng quản lý giỏi.
Tuy nhiên, nếu xét về khả năng này, người ta lại nhớ đến quá khứ thời ông Medvedev còn đang giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất, cũng đã rộ lên những tin đồn rằng ông sẽ bị thay thế bởi bà Valentina Matvienko; nhưng rốt cuộc vẫn chẳng có điều gì xảy ra.
Ông Medvedev sẽ ra đi hay vẫn tiếp tục ở lại sát cánh cùng ông Putin cho đến hết nhiệm kỳ? Câu trả lời có thể sẽ nằm trong thông điệp liên bang hằng năm mà ông Putin sắp trình bày trong những ngày tới đây.
Theo laodong
Hé lộ những gương mặt mới trong nội các Obama Thượng nghị sỹ John Kerry được cho là có nhiều khả năng sẽ giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Tổng thống Barack Obama được cho là đang cân nhắc đề nghị Thượng nghị sỹ John Kerry làm Bộ trưởng Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice làm Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ 2 của ông ở Nhà Trắng. Tờ...