Ở tuổi nào chúng ta ít hạnh phúc nhất, vì sao?
Tuổi tác là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hạnh phúc và bất hạnh.
Biết tuổi nào khó khăn nhất trong đời để chuẩn bị và vượt qua chứ không phải bi quan và chán nản – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Hành vi Kinh tế & Tổ chức (Hà Lan) đã phân tích dữ liệu của hơn 14 triệu người từ hơn 40 quốc gia khác nhau. Những người tham gia đã trả lời câu hỏi trong các nhóm chủ đề liên quan đến hạnh phúc, bất hạnh như sau, theo PT:
1. Sức khỏe tâm thần (gồm các câu hỏi về những ngày sức khỏe tâm thần “không tốt”, bị trầm cảm, lo âu, cảm thấy buồn, căng thẳng, thần kinh không tốt, bị ám sợ và hoảng loạn, lo lắng, thất vọng và bất hạnh).
Ở tuổi nào thì sức khỏe thể chất cũng đều quan trọng – SHUTTERSTOCK
2. Tương tác và cảm xúc xã hội (gồm các câu hỏi về cảm giác bị bỏ rơi ngoài xã hội, không thể vượt qua khó khăn, mất tự tin vào bản thân, nghĩ mình là kẻ vô dụng, cảm giác thất bại, cô đơn và cảm thấy căng thẳng).
3. Sức khỏe thể chất (gồm các câu hỏi về trải nghiệm đau đớn và không thể ngủ ngon).
4. Sức khỏe quốc gia (liệu tình hình ở quốc gia của người trả lời có đang tệ hơn vào thời điểm nghiên cứu được thực hiện hay không).
Kết quả, sự bất hạnh khá thấp khi ta còn trẻ con và gia tăng dần rồi lên đỉnh điểm vào cuối những năm tuổi 40, cụ thể là ở tuổi 49, sau đó, sự bất hạnh lại giảm. Kết quả nghiên cứu thêm khẳng định sự tồn tại của “khủng hoảng tuổi trung niên” xảy ra như một hiện tượng chung ở các quốc gia khác nhau, theo PT.
Tại sao sự bất hạnh lại giảm xuống sau tuổi 49?
Các tác giả nghiên cứu đưa ra 3 gợi ý khác nhau. Thứ nhất, có thể chúng ta từ bỏ việc thực hiện những ước mơ không tưởng sau 49 tuổi và quyết tâm thực hiện những mục tiêu thực tế, điều này hữu ích trong việc giảm bất hạnh.
Video đang HOT
Thứ hai, những người ít bất hạnh hơn sống lâu hơn, dẫn đến tỉ lệ bất hạnh giảm khi xét đến nhóm tuổi già.
Thứ ba, những người cao tuổi chứng kiến nhiều người trong thế hệ của họ bị bệnh, chết và cảm thấy biết ơn hơn vì vẫn có sức khỏe tốt nên bớt không hạnh phúc, theo PT.
Yêu bếp, nghiện nhà, chăm sóc sức khỏe hơn hậu giãn cách xã hội
Dịch bệnh gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe thể chất, tinh thần đang ngày một tàn tạ của chúng ta vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh lâu nay.
Sau hơn một tháng tránh dịch, Phúc Minh (26 tuổi, freelancer) nhận ra bản thân đã hình thành hàng loạt thói quen tốt. Thoát kiếp "cú đêm", cô nàng gia nhập nhóm "chim sớm", không bao giờ thức quá 23h30 và luôn dậy trước 7h.
Giãn cách xa hội cũng giúp Minh từ bỏ luôn việc lê la ở các quán cà phê mỗi lần chạy deadline hay những bữa ăn ngoài cùng bạn bè. Cô nàng 26 tuổi giờ đây thích sắm dụng cụ bếp núc, học nấu ăn và thưởng thức những món tự mày mò chế biến.
Thói quen thay đổi dẫn đến việc hình thành lối sống, tính cách mới. "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn", Minh vốn tưởng những điều này chỉ có trong sách vở nhưng nay cô đã thực sự trải nghiệm và cảm nhận.
Nhiều người tự nấu ăn tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Việt Hùng.
Yêu bếp - nghiện nhà
Trước ngày dịch, những thứ liên quan đến "nữ công gia chánh" với Minh là số 0 tròn trĩnh. Đến năm 25 tuổi, cô vẫn chỉ biết nấu cơm, luộc rau, chiên trứng. Những món như cá kho tộ, thịt kho tiêu, cánh gà chiên nước mắm... là quá cao cấp với tay nghề của 9X.
Trong tuần đầu giãn cách xã hội, Minh gần như chỉ ăn mì gói và sống nhờ vào các ứng dụng giao đồ ăn. "Tôi có thể tự cảm nhận thể trạng ngày một xuống cấp vì những bữa ăn không đủ chất", 9X chia sẻ.
Minh lo sợ virus corona nhưng thừa biết rằng những thói quen sinh hoạt thất thường, thiếu lành mạnh có thể hại chết cô trước cả dịch bệnh.
"Tôi vẫn luôn muốn thay đổi và khoảng thời gian giãn cách có lẽ là cơ hội hoàn hảo để hành động", 9X nói.
Các hội nhóm yêu bếp, ghét bếp ra đời khi ngày càng nhiều người vào bếp trong mùa dịch. Ảnh: Việt Hùng.
Giống như Minh, rất nhiều người khác cũng đã bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống, theo hướng tích cực, trong những ngày dịch. Ban đầu, không ít người đã tìm mua những thức phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, mì gói song về lâu dài, họ đều nhận ra đó không phải giải pháp cứu lấy mình trong đại dịch.
Các hội nhóm "Yếu bếp - nghiện nhà" lần lượt xuất hiện và hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội là minh chứng rõ nét cho những chuyển biến tích cực trong thói quen ăn uống, sinh hoạt của mọi người.
Tại Việt Nam, nhóm "yêu bếp" và "ghét bếp", nơi chuyên chia sẻ kết quả vào bếp cả thành công lẫn thất bại trong ngày dịch, đều đã có hơn 1 triệu thành viên. Những hội nhóm tương tự cũng phổ biến ở Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian gần đây.
Lắng nghe cơ thể, quan tâm sức khỏe hơn
Không chỉ thói quen ăn uống, giờ giấc sinh hoạt, dịch Covid-19 còn khiến nhiều người buộc phải quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Đoàn Nhung (24 tuổi, nhân viên văn phòng) bị chứng đau nửa đầu dày vò hơn một năm qua nhưng chưa từng đến bệnh viên thăm khám.
Cứ đau đầu, cảm thấy choáng váng, cô lại uống thuốc giảm đau tự mua, không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nhung nói công việc bận rộn cứ cuốn cô đi và gần như không có thời gian dừng lại để lắng nghe cơ thể muốn gì, cần gì.
Đau đầu, ho, sổ mũi, đau vai gáy, tê nhức chân tay... được không ít người gọi chung là "bệnh vặt", không để ý nguyên nhân cũng chẳng cân nhắc hậu quả, chỉ cần nạp thuốc giảm đau để cắt triệu chứng. Cuộc sống bận rộn nhưng cứ trôi đi đều đều khiến những người làm công ăn lương như Nhung tự "ru ngủ" mình trong những suy nghĩ như vậy.
Thế nhưng, khi dịch bệnh ập đến bất ngờ kéo theo vô vàn lo lắng, sợ hãi, mọi người mới chợt nhận ra một cơ thể khỏe mạnh, không hay "ốm vặt" mới thực sự quý giá đến mức nào.
Làm cả phòng tập gym tại gia để hạn chế tiếp xúc người lạ trong thời gian dịch bệnh. Ảnh: Phương Lâm.
Một nghiên cứu từ Viện sức khoẻ và môi trường Mỹ được tiến hành trên 10.793 chỉ ra rằng mệt mỏi, làm việc quá sức là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm song ít được quan tâm.
Cụ thể, nếu bạn dậy vào lúc 8h và thức đến 1h ngày hôm sau (làm việc liên tục 17h liền), thể chất của bạn tương đương với người đàn ông nặng 73 kg uống hai lon bia 355 ml.
Và nếu bạn mất ngủ và thức đến 5h sáng, khả năng kiểm soát của não bộ tương đương với người có nồng độ cồn trong máu đạt 0,1% (tại Việt Nam, mức nồng độ cồn này đủ để bạn bị tước giấy phép lái xe đến 24 tháng).
Người thường xuyên làm việc ngoài giờ có tỷ lệ thương tật cao hơn 61% so với người khác. Ngoài ra, số người làm việc trên 12 giờ mỗi ngày tăng tỷ lệ mắc bệnh mạn tính lên đến 37%. Số người làm việc nhiều hơn 60 giờ mỗi tuần có mức độ mắc bệnh là 23%.
Dịch bệnh thay đổi định nghĩa hạnh phúc
"Cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 đang mang đến cho hành tinh cơ hội thay đổi tích cực không nên lãng phí", các chuyên gia thực hiện Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) thường niên lần thứ 8, công bố hồi tháng 4 vừa qua, nói.
Còn theo giáo sư Richard Layard (đồng giám đốc chương trình Hạnh phúc (Wellbeing Programme) của Trung tâm Hiệu suất Kinh tế (CEP) thuộc Đại học kinh tế London), dịch Covid-19 sẽ khiến thế giới thay đổi định nghĩa hạnh phúc.
Trước đây, các báo cáo xếp hạng hạnh phúc sử dụng 6 biến số để đo lường chất lượng cuộc sống tại hơn 150 quốc gia trên toàn cầu: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ cuộc sống khỏe mạnh, sự tự do, tham nhũng và sự khoan dung. Còn bây giờ, dịch bệnh cho chúng ta những biến số mới như trách nhiệm, sự hợp tác và hỗ trợ xã hội.
"Một số người sẽ bị cách ly tại nhà, một số người khác sẽ tình nguyện hỗ trợ họ. Hy vọng của tôi là nó sẽ khuyến khích thay đổi từ một xã hội quá đề cao cái tôi cá nhân trở thành một xã hội biết quan tâm đến nhau hơn", giáo sư Layard nói.
Các bậc phụ huynh có nhiều thời gian ở bên con cái trong mùa dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Đều là những người hướng ngoại, thích bay nhảy, tự do, ở đội tuổi 20, Phúc Minh và Đoàn Nhung chưa từng nghĩ "sống chậm" là khái niệm dành cho mình. Họ sống với quan niệm "làm hết mình, chơi hết sức" để tuổi trẻ không còn gì hối tiếc.
Thế nhưng, dịch bệnh đem đến một quảng lặng bất ngờ, buộc tất cả phải học cách "sống chậm", dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình hơn.
"Đó là cơ hội giúp tôi cân bằng công việc - cuộc sống, tìm lại những thói quen, sở thích và đồng thời học cách lắng nghe cơ thể, suy nghĩ tích cực hơn", Phúc Minh chia sẻ.
Còn Đoàn Nhung, sau gần một tháng tránh dịch, cô đã "cai" được thuốc giảm đau và bắt đầu tập thể dục tại nhà. "Bây giờ tôi không còn ác cảm với từ 'sống chậm'. Đó cũng là một phong cách sống thú vị, mang đến hạnh phúc nếu ta biết áp dụng đúng lúc".
Ăn uống thế nào để cảm thấy hạnh phúc? Hoóc môn đóng vai trò rất quan trọng đến cảm giác hạnh phúc của con người. Có rất nhiều cách chúng ta có thể làm mỗi ngày để tác động đến hoóc môn và làm tăng cảm giác hạnh phúc. Trái việt quất rất giàu chất chống ô xy hóa và chất xơ, giúp làm tăng lưu thông máu lên não - Ảnh...