Ở tù vẫn làm… giám đốc doanh nghiệp ‘ma’
Tình trạng thành lập DN “ma” để mua bán lòng vòng, chiếm đoạt tiền thuế tại tỉnh Đăk Lăk đang diễn biến rất phức tạp.
Địa chỉ của Công ty TNHH Ngô Quý Yên là một quán cơm bình dân.
Mượn chứng minh nhân dân thành lập doanh nghiệp (DN), thuê nhà dân làm trụ sở, in hóa đơn rồi bán vô tội vạ, mua bán lòng vòng nông sản để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)… đó là thủ đoạn của nhiều DN “ma” khiến ngành thuế Đăk Lăk thất thu hàng trăm tỷ đồng.
Ở tù vẫn làm… giám đốc
Do đã tính toán từ trước, các DN “ma” chỉ thuê nhà dân làm văn phòng và liên tục thay đổi địa điểm kinh doanh; không có tài sản cố định như kho hàng, máy móc… Chính vì thế, khi vụ việc bị phát hiện, việc điều tra, xác minh để củng cố hồ sơ xử lý vi phạm rất khó khăn.
Theo tài liệu lưu giữ tại các cơ quan chức năng, Công ty TNHH MTV An Tuấn Phước có địa chỉ tại tổ dân phố 5, phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ (Đăk Lăk) có giám đốc là anh Đặng Văn Tuấn. Sau khi Chi cục Thuế thị xã Buôn Hồ phát hiện công ty bỏ địa điểm kinh doanh, cơ quan chức năng tiến hành điều tra mới phát hiện anh Tuấn mất chứng minh nhân dân từ năm 2009.
Video đang HOT
Từ năm 2004 đến nay, anh Tuấn là công nhân của một công ty tại TP.HCM. Cá biệt có trường hợp ông Nguyễn Hữu Hiếu, đứng tên làm giám đốc của Công ty TNHH Nguyễn Hữu Hiếu khi đang thụ án tù giam tại tỉnh Hải Dương.
Không chỉ mua bán lòng vòng, các DN “ma” còn giở trò “mua cao, bán thấp” – thu mua cà phê cao hơn giá thị trường, sau đó lại bán ra với giá thấp cho DN xuất khẩu để lấy hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) và kiếm lời từ hành vi chiếm đoạt khoản thuế. Tính đến tháng 5.2013, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có hàng chục DN “ma” hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Theo số liệu cập nhật chưa đầy đủ, doanh số mua vào, bán ra của các DN này đã lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng. Đem con số này nhân với thuế suất GTGT 5% của mặt hàng cà phê sẽ cho thấy ngân sách nhà nước đã thất thu hàng trăm tỷ đồng từ kiểu mua bán lòng vòng này.
Tăng cường quản lý
Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế mới có một số biện pháp quản lý thuế bổ sung đối với hoạt động kinh doanh cà phê. Trong số này, biện pháp tăng cường công tác quản lý từ gốc được đông đảo DN đánh giá cao về tính khả thi. Hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia thu mua, chế biến cà phê phải đăng ký đại lý thu mua (không chấp nhận hình thức cá nhân thu gom). Đại lý thu mua phải đăng ký điểm thu mua với chính quyền địa phương nơi có lập điểm thu mua hoặc nơi thu mua…
Hiện tại, tình trạng thành lập DN “ma” để mua bán lòng vòng, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đang diễn biến rất phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngoài mặt hàng cà phê, tình trạng này đã lan sang các mặt hàng khác như: Tiêu, bắp, đậu đỗ các loại và cả cao su.
Các DN trong tỉnh có các chi nhánh, điểm thu mua khác, khi vận chuyển cà phê trong nội bộ tỉnh phải có phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Chi cục thuế các huyện, thành phố nơi có các chi nhánh, điểm thu mua có trách nhiệm thông báo đến địa phương nơi DN có trụ sở chính để phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra kho hàng, sổ sách kế toán của DN.
Các DN ngoài tỉnh có mở chi nhánh hoạt động kinh doanh cà phê trên địa bàn trong tỉnh phải thực hiện đăng ký địa điểm chi nhánh, điểm thu mua với chính quyền địa phương và cơ quan thuế sở tại…
Với chỉ đạo rất cụ thể nêu trên của Tổng cục Thuế, nếu được thực hiện nghiêm túc, chắc chắn rằng “đường đi” của hạt cà phê sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.
Theo Xahoi
Chuông reo rồi xịt ngóm
4 tháng trước, "nghi án" trốn thuế của Coca Cola bùng nổ tại Việt Nam khi người ta vô tình phát hiện từ lúc vào Việt Nam 10 năm trước, Coca Cola liên tục lỗ 100 tỷ mỗi năm. Có năm lỗ thậm chí bằng 1/3 doanh thu.
Bấy giờ, trên truyền thông, dày đặc những cái tít "Uống Coca Cola là làm nghèo đất nước", "Nghi án các doanh nghiệp FDI trốn thuế". Thậm chí "Chuông reo với chuyện nộp thuế"... Xã luận một tờ báo viết "phần nhiều trong 80 triệu người dân Việt Nam hẳn ai cũng đã có lần móc hầu bao để trở thành khách hàng của thương hiệu này. Nhưng có ai biết đâu, dòng tiền cứ thế đổ về công ty mẹ ở một nước tư bản khác mà không để lại cho đất nước ta một chút lợi nhuận nào".
Phó Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Duy Khương bấy giờ tuyên bố: DN làm ăn kiểu "chuyển giá, chuyển vốn", rồi sau đó báo lỗ... khiến thành phố bị thất thu thuế nên thành phố sẽ không đồng ý để DN mở rộng dây chuyền, nhà máy sản xuất. Quan điểm này không chỉ dành riêng cho Coca Cola mà cho tất cả DN có vốn đầu tư nước ngoài khác trên địa bàn thành phố. Người tiêu dùng Việt Nam thậm chí đã tính đến chuyện "tẩy chay" đối với loại nước ngọt có lịch sử từ 1893 này.
Và không phải chỉ Coca Cola, Pepsi cola cũng tương tự, Adidas cũng thế, và Metro cũng y chang.
Trong một hội thảo về hoạt động chuyển giá vào tháng 12 năm ngoái, một quan chức Tổng cục Thuế tuyên bố chắc nịch: "Sẽ thanh tra Coca Cola, Pepsi cola". Nhưng sau khi "chuông reo", đến giờ, vụ việc xịt ngóm, và những người tiêu dùng khó tính nhất đã quên bẵng câu chuyện với một cái búng ngón tay "một chai Coca nhé!".
Hôm qua, hội nghị toàn quốc về "25 năm FDI", những con số được đưa ra thật đáng tự hào: 14.550 dự án còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký gần 211 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2012; đóng góp vào ngân sách đạt 14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 3,7 tỷ USD năm 2012; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nhiều việc làm, với trên 2 triệu lao động trực tiếp và từ 3-4 triệu lao động gián tiếp...
Không ai phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn vốn này. Thế nhưng, còn những "khoản lỗ thập kỷ", còn Coca Cola?
Có người nói đó là "chuyện con sâu", hoặc "không phổ biến". Nhưng sự thật đó là con sâu bự, con sâu đại gia. Và sự "không phổ biến", nếu việc kiểm tra xử lý vẫn xịt ngóm, có lẽ, sẽ rất nhanh chóng trở thành phổ biến.
Theo Dantri
Kỷ luật hơn 1.000 cán bộ thuế Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Thanh tra Chính phủ kiến nghị cơ quan này tăng cường xem xét xử lý nghiêm người đứng đầu và cấp phó ở nơi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực......