Ô tô “oằn lưng” vì thuế, phí: Bất công bằng với người dân?
Vấn đề về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô dưới 24 chỗ ngồi chưa hết “ nóng” thì dự thảo thu phí thử nghiệm khí thải mới đây lại gây lên một làn sóng mới. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Gia Lai nói thẳng, đây là chính sách đang nhắm vào người dân, không những xóa tan giấc mơ ô tô của người nghèo, chính sách gần như khẳng định ô tô chỉ cho người giàu.
Xóa tan giấc mơ ô tô của người nghèo?
Bộ Tài Chính vừa công bố dự thảo Nghị định về thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với các ô tô dưới 24 chỗ ngồi.
Mới đây Bộ Tài chính lại tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn thu phí thử nghiệm khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống.
Như vậy, bên cạnh phí thử nghiệm khí thải đã được quy định trước đây tại, các loại ô tô chở người từ 7 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải chịu thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Theo nội dung dự thảo, sẽ có hai mức phí thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu đối với ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Cụ thể, xe sử dụng nhiên liệu xăng chịu mức phí 16 triệu đồng/phép thử/lần; xe sử dụng nhiên liệu dầu diesel chịu mức phí 16,5 triệu đồng/phép thử/lần.
Thông tin trên báo Đất Việt, ông Đoàn Đức Lập – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Gia Lai rất bức xúc trước thông tin ô tô con sắp phải chịu thêm loại phí mới, “phí thử nghiệm khí thải”. Với hàng chục loại thuế, phí đè đầu ô tô người làm chính sách đã thật sự không quan tâm tới người nghèo, trong khi TP. HCM lại hồ hởi khoe thành tích nộp 5.000 tỷ đồng cho ngân sách nhờ thuế nhập khẩu ô tô.
“Đây chẳng khác nào hình thức tận thu. Thuế phí cao nhất thế giới vẫn thu, thu càng nhiều càng tốt, không nghĩ tới chuyện dân sướng khổ thế nào”, ông Lập thẳng thắn.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Gia Lai rất bức xúc trước thông tin ô tô con sắp phải chịu thêm loại phí mới, “phí thử nghiệm khí thải”. (Ảnh minh họa).
Hiện nay, một chiếc ô tô đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Ô tô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật… Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Giờ đây lại tính thu thêm loại phí mới là phí thử nghiệm khí thải. Với chi phí từ 16.000.000 – 16.500.000 đồng/phép thử/lần.
“Hiệp hội đã có ý kiến bằng văn bản chỉ rõ những bất hợp lý nhưng có lẽ đây là khoản thu quá lớn nên thu được là cứ thu”, ông Lập nói.
Theo ông Lập, thu thuế, phí càng nhiều người dân càng khổ. Vẫn biết đóng thuế, phí là trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân với nhà nước nhưng khi có quá nhiều thuế, phí nó lại là bất hợp lý, bất công bằng với người dân nghèo.
Video đang HOT
“Bởi lẽ, nó không khác nào một tấn café bán ở Đăklăk có giá 40 triệu/1 tấn nhưng ở Kontum chỉ là 38 triệu/1 tấn. Đơn giản vì đường vận tải xa, giá mua thấp hơn. Thuế, phí ô tô cũng vậy, doanh nghiệp không chết. Tăng thuế, phí bao nhiêu sẽ được cộng vào giá thành bấy nhiêu, tất cả chỉ người dân chịu thiệt” – ông Lập phân tích.
Vị chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Gia Lai nói thẳng, đây là chính sách đang nhắm vào người dân, không những xóa tan giấc mơ ô tô của người nghèo, chính sách gần như khẳng định ô tô chỉ cho người giàu.
Ông Lập đặt câu hỏi: “Một năm phải đầu tư bao nhiêu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông. Không lạ gì những đoạn đường được đầu tư cả trăm tỉ/km, quá lãng phí, không hiệu quả nhưng khi không có tiền lại quay lại đánh thuế, thu phí từ người dân. Điều này liệu có chấp nhận được không”?
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội chia sẻ, một chiếc ô tô đang phải gánh quá nhiều loại thuế, phí khiến người tiêu dùng bức xúc là thực tế.
Nhưng ở VN vấn đề thuế, phí hiện còn đang còn nhiều bất cập. Không có sự liên kết, giải pháp không đồng bộ dẫn tới mỗi cơ quan quản lý, mỗi ngành nghề, doanh nghiệp đều phải chịu những loại thuế phí khác nhau dẫn tới tình trạng thu rồi vẫn thu nữa, cơ quan này thu, cơ quan khác cũng muốn thu.
Cụ thể như phí bảo trì đường bộ và phí BOT (BOT: phí hoàn vốn và một phần lợi nhuận cho nhà đầu tư). Bộ GTVT muốn thu, Bộ Tài chính cũng muốn thu, chủ đầu tư cũng muốn thu. Sự thiếu minh bạch giữa các cơ quan quản lý với chủ đầu tư dẫn tới tình trạng lạm thu, phí chồng phí.
Tình trạng trạm thu phí BOT đặt không đúng quy định vẫn còn. Người dân phải đóng hai lần phí bảo trì đường bộ. Đóng qua đầu phương tiện và đóng khi qua trạm BOT.
Thứ hai, quy định 70km mới đặt trạm thu phí, nhưng lại giải thích có đoạn ngắn, đoạn dài… giải thích như vậy là không minh bạch. Rõ ràng người dân đang phải oằn lưng gánh các loại thuế, phí bất hợp lý.
Ông Liên cho rằng, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam nhà nước chưa khuyến khích phát triển ô tô do điều kiện cơ sở hạ tầng, đường xá chưa tốt nên đã đề ra nhiều loại thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế sự phát triển của loại phương tiện này.
Trong bối cảnh đó, ông Liên hài hước đưa ra lời khuyên người nghèo nên đi xe buýt, xe ôm, xe máy… ít ra đường để tránh tai nạn.
“Nhiều địa phương còn coi thuế, phí là cứu cánh cho ngân sách. Tất nhiên, người giàu có đóng thuế, phí ủng hộ ngân sách cũng là hợp lý nhưng cần phải minh bạch, công bằng với người nghèo”, ông Liên nói.
Ô tô đang phải gánh cả chục loại thuế, phí khác nhau.
Phí lưu hành dài cả trang giấy
Trong vài năm gần đây tuy không công khai số nộp thuế các loại của ô tô, nhưng cũng đã liệt kê cả chục loại thuế, phí, lệ phí đang áp dụng.
Thông tin trên báo Đầu tư, chiếu theo số liệu hải quan, năm 2014, cả nước nhập khẩu 31.566 xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, với trị giá 363 triệu USD. Tương đương số lượng và giá trị xe nhập khẩu này, số thuế các loại nộp vào ngân sách gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng cũng không dưới 500 triệu USD.
Tuy nhiên, không chỉ các loại thuế mà doanh nghiệp nộp hộ, người tiêu dùng khi sở hữu ôtô còn phải nộp hàng loạt loại phí và lệ phí khác, mới có thể đưa ôtô ra lưu thông. Bộ Tài chính trong vài năm gần đây tuy không công khai số nộp thuế các loại của ôtô, nhưng cũng đã liệt kê cả chục loại thuế, phí, lệ phí đang áp dụng với ô tô.
Tin liên quan>> Tăng thuế phí ô tô: Tan dần giấc mơ xế hộp?
Theo đó, ôtô đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Ô tô cũng là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 22%, nếu không phải là trường hợp đặc biệt như đầu tư mới hay ở những vùng đặc biệt khó khăn, sử dụng trên 6.000 lao động thường xuyên. Ngoài ra, còn có thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại các công ty ôtô.
Sau khi được bán ra thị trường, ô tô du lịch sẽ chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Các loại ôtô khác cũng phải chịu 2% lệ phí trước bạ khi muốn đăng ký.
Để được cấp biển số, ô tô dưới 10 chỗ phải nộp từ 2 đến 20 triệu đồng nếu ở Hà Nội hoặc TPHCM. Tại các địa phương khác, ôtô cũng phải chịu từ 150.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi xe, tùy theo khu vực sinh sống.
Muốn lăn bánh trên đường, ô tô còn phải chịu phí kiểm định với mức 240.000-560.000 đồng một lần kiểm định. Bên cạnh đó là lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật có mức 50.000-100.000 đồng một lần.
Đặc biệt, mới đây ô tô cũng phải nộp phí sử dụng đường bộ được thu theo năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Có 2 loại phí sử dụng đường bộ là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông, khi ôtô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1,43 triệu đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
Trong liệt kê của Bộ Tài chính còn có tiền thuê đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, mà dự án sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô thuộc diện hưởng ưu đãi miễn, giảm và thuế môn bài cho các cơ sở kinh doanh ôtô có doanh thu khiêm tốn.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ô tô 7 chỗ trở xuống sẽ phải nộp phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu
Theo dự thảo thông tư đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải nộp phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng sẽ nộp phí là 16 triệu đồng/phép thử/lần; đối với xe ô tô sử dụng nhiên liệu diesel là 16,5 triệu đồng/phép thử/lần. Ảnh minh họa
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư hướng dẫn thu phí thử nghiệm khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống.
Dự thảo thông tư nhằm thay thế Thông tư số 195/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thử nghiệm khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, đã được Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2011, có bổ sung thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống.
So với Thông tư 195/2011/TT-BTC, dự thảo thông tư mới có bổ sung thêm đối tượng nôp phi, lệ phí. Cụ thể: tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu đối với xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống khi kiểm tra thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu thì phải nộp phí thử nghiệm nhiên liệu; khi đăng ký cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng có thì phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
Nội dung tiếp theo được bổ sung là mức thu phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu (theo phương pháp tính toán cân bằng cácbon hoặc đo tiêu thụ nhiên liệu trực tiếp) đối với xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Theo đó, đối với xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng là 16.000.000 đồng/phép thử/lần; đối với xe ô tô sử dụng nhiên liệu diesel là 16.500.000 đồng/phép thử/lần.
Trường hợp phương tiện vừa đăng ký thử nghiệm khí thải vừa đăng ký thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo phương pháp cân bằng cacbon thì chỉ phải nộp một lần phí thử nghiệm khí thải.
Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ trở xuống là 100.000 đồng/giấy.
Đối tượng nộp phí phải nộp một lần toàn bộ số tiền phí khi nộp hồ sơ yêu cầu thử nghiệm khí thải, thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ trở xuống theo quy định, đồng thời nộp toàn bộ (100%) tiền lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng lượng đối với xe ô tô từ 7 chỗ trở xuống thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Sau khi dự thảo thông tư được ban hành và có hiệu lực, Thông tư số 195/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính sẽ được bãi bỏ./.
Theo_NDH
Giá xe ôtô tại Việt Nam bị những loại thuế và phí khủng nào "đè"? Có khoảng 10 loại thuế, phí và lệ phí đang được áp dụng liên quan tới ôtô, khiến cho số tiền nộp ngân sách của các nhà sản xuất và phân phối loại sản phẩm này không hề nhỏ và cũng góp phần đẩy giá bán của xe hơi lên cao. Năm 2014, Công ty ôtô Trường Hải (Thaco) đã bán được 41.955...