Ổ SSD đầu tiên trên thế giới có dung lượng 13 TB
Để có thể mua được ổ đĩa SSD dung lượng khủng này, người mua sẽ phải bỏ ra số tiền lên đến 13.000 USD, tương đương gần 300 triệu đồng, theo PCWorld.
Ổ SSD từ Fixstars có dung lượng lên đến 13 TB với giá không hề rẻ – Ảnh: Fixstars
Công ty có trụ sở ở Nhật Bản, Fixstars, vừa công bố ổ SSD-13000M sẽ phát hành ra thị trường vào cuối tháng 2 tới đây. Ổ SSD này gây ấn tượng với dung lượng lên đến 13 TB, cao gấp đôi về năng lực lưu trữ so với dung lượng 6 TB lớn nhất dành cho một ổ SSD ở thời điểm hiện tại.
Thông tin giá bán chính thức vẫn chưa được Fixstars xác định, nhưng một phát ngôn viên của Fixstars gợi ý chi phí cho mỗi gigabyte trên ổ đĩa rơi vào khoảng 1 USD, tương đương chi phí của ổ đĩa vào khoảng 13.000 USD. Giá bán này có thể biến động, nhưng không nhiều lắm.
Ổ đĩa 13 TB sẽ được bán trực tiếp từ Fixstars tại địa chỉhttp://www.fixstars.com/en/ssd/ và sẽ không được cung cấp thông qua các cửa hàng bán lẻ trực tuyến hoặc trang web nào khác. Công ty nhắm mục tiêu ổ SSD mới đến thị trường doanh nghiệp, nhưng bất cứ ai có tiền đều có thể liên lạc với Fixstars để mua ổ đĩa.
Fixstars SSD-13000M có kích thước 2,5 inch, cung cấp tốc độ đọc 580 MB/giây và tốc độ ghi 520 MB/giây, tuy nhiên thông số tốc độ đọc và ghi nhẫu nhiên không được công ty này cung cấp.
Hiện nay vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh nào có thể bắt kịp dung lượng 13 TB trên thị trường ổ SSD như SSD-13000M của Fixstars. SanDisk cho biết sẽ phát hành ổ SSD 6 TB và 8 TB trong năm nay, còn Samsung sẽ phát hành ổ SSD 4 TB trong năm nay.
Ổ SSD 13 TB của Fixstars sử dụng bộ nhớ flash NAND của Toshiba, sử dụng một bộ điều khiển độc quyền từ Fixstars được thiết kế giúp cho tốc độ đọc và ghi tuần tự nhanh hơn.
Video đang HOT
Mục tiêu ổ đĩa là nhắm vào các công ty sáng tạo nội dung hoặc streaming video vốn yêu cầu khả năng đọc và ghi ở tốc độ cao trên khối dữ liệu lớn. Nó cũng có thể được sử dụng cho các tính toán khoa học và bảo quản ở điều kiện giá rét. Ngoài SSD-13000M thì Fixstars cũng công bố SSD-10000M có dung lượng 1 TB, nhưng thông tin về giá bán ổ đĩa vẫn chưa được công ty đưa ra.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Cách tạo bản sao lưu Windows 10 để phục hồi hệ thống
Một bản sao lưu Windows 10 sẽ lưu mọi thứ trên ổ đĩa hệ thống. Điều này giúp bạn khôi phục lại hệ thống khi Windows bị gặp vấn đề.
Windows 10 được trang bị sẵn một công cụ phục hồi hệ thống hữu dụng
Theo PCWorld, bạn nên tạo một bản sao hình ảnh của Windows, sau đó lưu nó vào một ổ cứng gắn ngoài, và tiến hành công việc này 3-4 lần trong một năm. Điều này được cho là quan trọng hơn nhiều so với việc sao lưu các dữ liệu hằng ngày. Và bài viết này dành cho người dùng Windows 10 mới của Microsoft.
Tạo một bản sao lưu trong Windows 10
Đầu tiên bạn cần cắm ổ đĩa cứng ngoài. Nó cần phải có đủ không gian trống để giữ tất cả trên ổ đĩa nội bộ của mình. Hãy chắc chắn rằng Windows có thể truy cập vào ổ đĩa.
Trong phần tìm kiếm của Windows, gõ file history. Kết quả hiện ra hãy chọn chương trình File History của Control Panel. Trong hộp thoại File History, bạn hãy nhấp vào System Image Backup ở góc dưới bên trái.
Bạn có thể gõ file history để nhanh chóng truy cập vào công cụ History File của hệ thống
Ở hộp thoại Backup and Restore (không lo lắng về nhãn Windows7) hiện ra bạn hãy nhấn vào Create a system image và làm theo hướng dẫn.
Hoạt động tạo bản sao lưu hệ thống có thể mất khoảng một vài giờ. Và cần nhớ rằng khi tiến hành hoạt động sao lưu nói trên, bạn có thể nhận thấy một thông báo hiện ra hỏi bạn có muốn tạo System Repair Disc hay không. Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang thì hãy tạo đĩa này.
File History cho phép bạn có thể dễ dàng sao lưu một tập tin ảnh của hệ thống
Còn nếu không bạn hãy tạo Recovery Drive bằng cách cắm ổ USB trống, vào công cụ Recovery của Control Panel và chọn Create a recovery drive.
Khôi phục từ bản sao lưu
Khi Windows đang gặp sự cố không có cách nào khắc phục, bạn sẽ cần phải truy cập vào môi trường phục hồi để khôi phục lại hình ảnh. Và dưới đây là ba cách để làm điều đó:
- Nếu vẫn có thể khởi động vào Windows: Chọn Start> Settings> Update & security. Chọn Recovery trong khung bên trái, sau đó chọn Restart now.
- Nếu Windows không khởi động được và có System Repair Disc: Cho đĩa vào ổ đĩa quang và khởi động máy tính. Khi nhận được yêu cầu "Press any key to boot frome CD or DVD..." thì nhấn phím bất kỳ. Sau đó tiến hành chọn ngôn ngữ.
Nếu vào được Windows, bạn có thể nhờ vào công cụ Recovery có trên Settings để khôi phục
- Nếu Windows không khởi động được và có Recovery Drive. Chèn ổ đĩa flash USB phục hồi vào cổng USB và khởi động lại máy tính. Nếu máy tính bỏ qua ổ đĩa flash và cố gắng khởi động Windows, nó sẽ khởi động vào màn hình Setup với những thay đổi phím tắt tùy theo.
Một khi bạn đang ở trong môi trường phục hồi, chọn Troubleshoot> System Image Recovery rồi tiến hành thực hiện theo các hướng dẫn.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Kết hợp nhiều phân vùng trong Windows 10 Một số nhà sản xuất PC xuất xưởng với ổ đĩa bên trong được chia thành nhiều phân vùng. Tuy nhiên bạn có thể kết hợp các phân vùng vào một phân vùng duy nhất nếu thích. Bạn có thể kết hợp các phân vùng đĩa cứng bên cạnh nhau, miễn là cùng một ổ đĩa Thủ thuật từ Howtogeek có thể được...