Ổ siêu lây nhiễm trong các ‘căn hộ quan tài’ Hong Kong
Những căn hộ “chiếc lồng” hay “quan tài” chật chội được cho là ổ siêu lây nhiễm nCoV, hơi bày tình trạng bất bình đẳng tại trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.
Bà Shirley Leung, 60 tuổi, sống cùng con trai trong căn hộ nhỏ xíu chỉ chứa vừa một chiếc giường, những thùng carton và chậu nhựa đựng quần áo. Bà lo lắng về khu chung cư chật chội: “Chỉ cần một hộ nhiễm virus, những gia đình khác khó tránh được”.
Hong Kong là một trong những thành phố có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất, với nhiều khu thương mại xa xỉ tiếp nối nhau, tương phản với các khu nhà ở cũ kỹ, đông đúc – nơi đôi khi phòng tắm cũng là nhà bếp. Trước kia, lằn ranh giàu nghèo này được che lấp nhờ vẻ ngoài hoa lệ, song khi dịch bệnh bùng phát, nó lộ ra rõ ràng hơn.
Khu vực đông dân Jordan (thuộc đảo Cửu Long) đã ghi nhận 160 ca nhiễm kể từ đầu tháng 1, trên tổng số 1.100 ca toàn đặc khu. Chính quyền áp dụng lệnh phong tỏa đối với 10.000 cư dân sống trong 16 tòa chung cư cũ. Hơn 3.000 người tại đây đã được xét nghiệm nCoV. Đặc khu trưởng Hong Kong, bà Carrie Lam, phát biểu ngày 26/1 rằng đợt phong tỏa thành công và có thể áp dụng thêm trong thời gian tới.
Giới chức cho rằng điều kiện sống nghèo khổ của cư dân tại Jordan là nguồn cơn của sự lây nhiễm. Số dân đông đúc, nhiều hàng quán, chợ đêm, Jordan là một trong những nơi có mật độ dân cư cao nhất. Các căn hộ ở đây bị chia thành phòng nhỏ, nhồi nhét hàng trăm nghìn người lao động. Diện tích sống trung bình của một người chỉ vẻn vẹn 4 m2, chưa bằng một chỗ đỗ xe tại New York. Có những căn hộ nhỏ tới nỗi chúng được gọi là “chiếc lồng” hoặc “quan tài”. Các quan chức thừa nhận không biết số dân chính xác sống trong khu nhà này – một trở ngại cho nỗ lực xét nghiệm nCoV.
Một số người chỉ trích chính quyền đã lơ là cảnh giác trước dịch bệnh, rồi siết chặt hạn chế với những cư dân có hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong khi, một số người giàu ở Hong Kong đã làm dịch bệnh bùng phát và phá vỡ các quy tắc giãn cách xã hội lại không chịu hậu quả tương tự.
“Nếu họ đã làm điều gì sai, đó là vì cái nghèo, vì sống trong các khu nhà chật hẹp hoặc vì màu da”, Andy Yu, một quan chức tại khu vực bị phong tỏa, cho biết.
Chủ các quầy hàng trong chợ ở Jordan đã biểu tình ngày 25/1, kêu gọi chính phủ giúp đỡ. Ảnh: New York Times .
Tại căn hộ của bà Leung, trần nhà xuất hiện các vết nứt và nấm mốc do nước bẩn ngấm từ các căn lân cận. Hệ thống ống nước trong các căn hộ chia nhỏ thường được điều chỉnh để lắp đặt cho nhiều hộ hơn, nhưng việc này có rất nhiều bất cập. Trong đợt bùng phát dịch SARS vào năm 2002-2003, hơn 300 người trong một khu nhà đã bị nhiễm bệnh và 42 người tử vong do virus lây qua hệ thống ống nước không đảm bảo.
Chính quyền hứa sẽ nâng cấp hệ thống sau dịch SARS, thừa nhận tình trạng hiện vẫn còn nhiều rủi ro. “Nhiều tòa nhà đã cũ và xuống cấp. Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao”, bà Sophia Chan, Bộ trưởng Thực phẩm và Sức khỏe trả lời ngày 23/1.
Sau khi có lệnh phong tỏa được 2 ngày, đến nửa đêm ngày 24/1, vào lúc chính quyền thông báo họ đã xét nghiệm cho hầu hết cư dân trong khu vực, đã có 13 người có kết quả dương tính. Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề cơ bản.
Giáo sư Wong Hung, phó giám đốc Viện Công bằng Y tế tại Đại học Trung Văn Hương Cảng, cho biết các quan chức đã không quản lý sát sao các căn hộ chia nhỏ. “Họ sợ rằng nếu làm bất cứ điều gì, những gia đình có thu nhập thấp có thể không tìm được chỗ ở”, giáo sư nói trong bối cảnh Hong Kong liên tục được xếp hạng là một trong những nơi có bất động sản đắt đỏ nhất.
Một khu nhà trong pham vi phong tỏa. Ảnh: New York Times .
Phân biệt đối xử với người gốc Nam Á cũng là một vấn đề . Họ chiếm 1% dân số Hong Kong và một phần ba số hộ gia đình trong cộng đồng này thuộc diện dưới mức nghèo khổ. Họ bị phân biệt đối xử, coi là tác nhân lây lan virus. Một bác sĩ đã gây tranh cãi khi cho rằng thói quen chia sẻ bữa ăn, hút thuốc, uống rượu và tụ tập của họ là nguyên nhân lây nhiễm. Tuy nhiên, chính quyền không đồng tình với quan điểm này.
Video đang HOT
Sushil Newa, chủ một nhà hàng trong khu vực phong tỏa, bức xúc trước những bình luận ác ý. “Chúng tôi làm việc chăm chỉ và đóng thuế, vậy tại sao lại cô lập chúng tôi”, ông nói. Theo giáo sư Wong, các nhà lãnh đạo đã sai sót khi trao đổi với cư dân gốc Nam Á, dẫn đến những hiểu lầm về lệnh phong tỏa. Một số người dân phản ánh chính quyền tiếp tế những thực phẩm không phù hợp như đưa thịt lợn cho người theo Đạo Hồi.
Dẫu vậy, ông Newa vẫn ủng hộ việc phong tỏa vì chống dịch vẫn quan trọng nhất, dù nhà hàng của ông thất thu 60%. Ông và nhiều cơ sở kinh doanh đã kêu gọi chính quyền đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, giới chức trách đã né tránh câu hỏi về việc đền bù, thay vào đó, hi vọng các chủ doanh nghiệp sẽ không trừ lương của nhân viên.
Các nhà hoạt động đã chỉ trích chính quyền vì không có phụ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, phần lớn gói cứu trợ của chính phủ nhắm vào giới chủ thay vì người lao động. Bất cập nảy sinh khi một số chủ doanh nghiệp không sử dụng trợ cấp cho mục đích chính đáng.
Nhiều người ở Hong Kong vẫn phải làm việc bất chấp những rủi ro. Cụ bà Ho Lai-ha, 71 tuổi, một nhân viên quét dọn đường phố, phải làm việc cả cuối tuần sau khi được liệt vào nhóm có nguy cơ là nguồn lây nhiễm.
“Tôi thấy lo sợ nhưng không còn lựa chọn nào khác. Khu này bị phong tỏa, nhưng công việc vẫn tiếp diễn’, bà nói.
Ca tử vong vì Covid-19 vượt hai triệu, WHO thúc giục triển khai vaccine
Thế giới ghi nhận hơn hai triệu người chết trong số hơn 94,2 triệu ca nhiễm nCoV, WHO kêu gọi tăng tốc tiêm vaccine toàn cầu và nghiên cứu trình tự gene của virus.
Thế giới đã ghi nhận 94.214.610 ca nhiễm và 2.015.561 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 776.432 và 15.292 ca so với 24 giờ trước. 67.259.576 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
"Tôi muốn thấy việc tiêm chủng được tiến hành ở mọi quốc gia trong 100 ngày tới để các nhân viên y tế và những người có nguy cơ cao được bảo vệ trước tiên", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva ngày 15/1.
"Về các biến thể, ủy ban kêu gọi tăng cường nghiên cứu trình tự gene và chia sẻ dữ liệu toàn cầu, cùng với đẩy mạnh hợp tác khoa học để giải quyết những ẩn số quan trọng", WHO ra tuyên bố sau một cuộc họp khẩn.
Pfizer, công ty cùng phát triển vaccine với công ty BioNTech của Đức, cho biết các nước EU có thể bị trì hoãn nhận hàng trong những tuần tới do hoạt động tại nhà máy của họ ở Bỉ. Họ hứa rằng sẽ có "sự gia tăng đáng kể" lô hàng vào tháng 3 và Ủy ban Châu Âu cho biết tất cả các loại vacine mà khối đặt hàng cho quý đầu tiên sẽ được giao đúng hạn.
Tuy nhiên, các bộ trưởng từ Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania và Thụy Điển nói trong một bức thư chung rằng tình hình này là "không thể chấp nhận được" và "làm giảm độ tin cậy của quá trình tiêm chủng".
Nhân viên y tế làm xét nghiệm nCoV tại Pháp ngày 13/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 249.845 ca nhiễm và 3.848 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 24.055.171 trong đó 397.322 người chết.
Đối mặt với những con số nghiệt ngã và sự hiện diện của biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, giới chức hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.
Tổng thống đắc cử ngày 15/1 công bố kế hoạch thúc đẩy triển khai vaccine, bao gồm huy động bác sĩ đã nghỉ hưu tiêm chủng cho người dân tại hàng nghìn trung tâm, kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất các thiết bị cần thiết để phân phối vaccine, như ống nghiệm, kim và ống tiêm.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 13.560 ca nhiễm và 140 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.542.068 và 152.094.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7 - tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ. Nhóm người được ưu tiên tiêm trước là nhân viên y tế, những người trên 50 tuổi và những người được coi là có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 973 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 208.133. Số người nhiễm nCoV tăng 64.226 ca trong 24 giờ qua, lên 8.390.341.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ "ngã quỵ". Khu chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện trong thành phố đã hoạt động hết công suất trong hai tuần qua, trong khi các nhân viên y tế đang phải chiến đấu với tình trạng thiếu oxy và các thiết bị thiết yếu khác. Không quân Brazil ngày 15/1 phải chuyển nguồn cung oxy khẩn cấp đến bang này.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil đang hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil.
Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 13/1 nói rằng ông đã đúng khi chỉ trích độ đáng tin cậy của vaccine Trung Quốc. Tuy nhiên, Bolsonaro cho biết ông không có vai trò gì trong việc "bật đèn xanh" cho Coronavac vì cơ quan quản lý y tế liên bang Anvisa mới là bên quyết định xem có chấp thuận sử dụng nó hay không. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 24.715 ca nhiễm nCoV và 555 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.520.531 và 64.495.
Nga sẵn sàng triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V từ 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người già từ hồi đầu tháng 12/2020. Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã tiêm vaccine.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu ở nước này vào tháng 9 nhưng giới chức không áp đặt phong tỏa diện rộng như đợt bùng phát đầu tiên. Giới chức Nga ngày 15/1 nói rằng đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.316.019 ca nhiễm và 87.295 ca tử vong, tăng lần lượt 55.761 và 1.280 ca.
Anh đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca và Pfizer cho người dân trong chương trình tiêm chủng lớn nhất lịch sử đất nước, với ưu tiên dành cho người cao tuổi, những người chăm sóc họ và nhân viên y tế. Chính quyền đang chạy đua nhằm bảo vệ càng nhiều dân càng tốt, do biến thể nCoV mới tại Anh được cho là dễ lây lan hơn nhiều.
Trên toàn nước Anh có 15 triệu người thuộc nhóm ưu tiên cao nhưng chỉ 2,4 triệu người được tiêm cho đến nay, vì vậy, chính phủ cần hơn hai triệu lượt tiêm chủng mỗi tuần để đạt được mục tiêu tiêm hết cho nhóm này trước giữa tháng hai. Thủ tướng Boris Johnson ngày 13/1 hứa hẹn sẽ triển khai tiêm vaccine 24/7, 7 ngày một tuần "sớm nhất có thể".
Anh yêu cầu từ 18/1, tất cả hành khách đến nước này phải có kết quả âm tính với nCoV trong thời gian gần đây và phải cách ly trong 10 ngày.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.271 ca nhiễm và 399 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.872.941 và 69.949. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 190.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp đang cân nhắc khả năng áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, hoặc mở rộng lệnh giới nghiêm đang được áp dụng tại một số khu vực ra quy mô toàn quốc. Các cố vấn khoa học của chính phủ cho biết thêm rằng Pháp có thể còn phải xem xét việc siết hạn chế người dân di chuyển, nhằm kiềm chế những biến thể nCoV mới của Anh và Nam Phi.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.023.779 ca nhiễm và 46.537 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 19.768 và 1.045 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm qua cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4. "Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh", bà phát biểu trong một cuộc họp.
Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Nhật ghi nhận 309.214 ca nhiễm và 4.315 người chết, tăng lần lượt 6.591 và 82 so với hôm trước.
Nhật ngày 13/1 áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. Trước đó, họ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba.
Người dân ở các tỉnh này được yêu cầu ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 882.418 ca nhiễm, tăng 12.818, trong đó 25.484 người chết, tăng 238.
Nước này ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. CoronaVac, vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được Indonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả. Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Philippines báo cáo 496.646 ca nhiễm và 9.876 ca tử vong, tăng lần lượt 2.048 và 137 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Malaysia , một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.211 ca nhiễm và 8 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 151.066 và 586.
Malaysia ngày 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đến ngày 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Malaysia năm ngoái kiểm soát được dịch bệnh bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau khi biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca nhiễm tăng nhanh và liên tục ở mức kỷ lục trong những ngày gần đây.
Quay cuồng vì COVID-19, châu Á còn gồng mình chống cúm gà H5N8 Người chăn nuôi ở châu Á đang chống chọi với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất nhiều năm. Virus H5N8 đang hủy diệt gà, vịt ở khắp các trang trại từ Nhật Bản đến Ấn Độ. Châu Á lao đao Hãng Reuters đưa tin kể từ tháng 11/2020, hơn 20 triệu con gà đã bị tiêu hủy ở Hàn...