Ở Sài Gòn chưa bao giờ có lệnh cấm học sinh chuyển trường
Sau mỗi kỳ hoặc cuối năm học đầu cấp, cha mẹ phụ huynh cũng như học sinh lớp 10 lại nghĩ đến việc chuyển trường cho con là chuyện không lạ.
Mặc dù được Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến tiếp nhận nhưng học sinh vẫn chưa thể chuyển đi nếu không có ý kiến của trường đang học. (Ảnh: Đan Quỳnh)
Trong một học kỳ, nữ sinh 3 lần bị tai nạn
Ngày 18/01, phản ánh của độc giả đến Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Âu Dương Tân (sinh năm 1975) là phụ huynh của cháu Âu Trần Thu Thủy (*) (sinh năm 2002), học sinh lớp 10C Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh chưa thể chuyển trường được cho con.
Anh Tân kể, sau đợt sơ kết học kỳ 1, anh có nguyện vọng chuyển cho con từ Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1) về Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (quận 8) để gần nhà.
Năm cuối bậc Trung học cơ sở, anh Tân thấy con gái đam mê một số bộ môn thể thao nên thể theo nguyện vọng và cho con ghi danh vào trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ trong học kỳ 1, cháu Thủy tự đi xe đạp suốt quãng đường từ quận 8 sang quận 1 để học đã bị tai nạn đến 3 lần. Anh Tân cùng vợ nóng lòng nên quyết định xin cho con về gần nhà để học.
Anh Tân đã bày tỏ nguyện vọng với Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du và được tiếp nhận. Tuy nhiên, khi liên hệ lại với Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh để làm các thủ tục chuyển đi thì nơi đây không chịu ký quyết định cho con gái chuyển trường.
Anh Tân liên hệ với Ban Giám hiệu của trường con đang học và quan sát thấy tờ giấy đề nghị trả cháu Thủy về lại địa phương đang chờ trình ký. Hoảng hốt, anh tìm mọi cách liên lạc với Ban Giám hiệu nhưng nhận được sự thờ ơ của nhà trường.
Hiện tại, cháu Thủy vẫn đang học tại Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh ở những ngày đầu của học kỳ 2.
Video đang HOT
Chưa có quy định cấm học sinh chuyển trường
Sáng cùng ngày, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với cô Nguyễn Thị Mỹ Hậu, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao liên quan đến vụ việc. Cô Hậu giải thích, cô đang bận việc gia đình và qua tuần sẽ xem xét trường hợp của em Âu Trần Thu Thủy.
Anh Tân tâm sự, suốt quá trình học kỳ 1 ở Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, anh rất yên tâm với cách dạy của giáo viên tại trường. Việc học của cháu càng cải thiện rõ rệt.
Đơn xin rút học bạ của phụ huynh cháu Âu Trần Thu Thủy để xin chuyển về trường mới. (Ảnh: Đan Quỳnh)
Thế nhưng, do nhà xa trường nên anh đành lòng cho cháu về trường gần nhà để an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
Trường hợp chuyển trường như anh Tân không phải là hiếm trong thời gian qua. Gần đây, nhiều phụ huynh truyền miệng nhau liên quan đến việc chấn chỉnh tình trạng học sinh lớp 10 xin chuyển trường giữa hoặc cuối kỳ học như cháu Thủy.
Và cũng có thông tin cho rằng, nếu học sinh không thay đổi chỗ ở hoặc cha mẹ không thay đổi nơi làm việc và một số trường hợp đặc biệt khác thì không được chuyển trường.
Để làm rõ vấn đề này, ngày 17/01, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoàng khẳng định, đến thời điểm này, Sở chưa có văn bản nào quy định như trên.
Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung những ý kiến của các cá nhân rồi soạn dự thảo trình lên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để phê duyệt kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm 2018.
Việc phụ huynh và học sinh có nhu cầu chuyển trường sau một học kỳ hoặc hết năm học là có thật. Như trường hợp của cháu Thủy, con gái anh Tân cũng đáng để suy nghĩ.
Theo Giaoduc.net
8 năm đưa bạn đến trường
8 năm qua, câu hoc tro Ngô Minh Hiếu, hoc sinh lớp 10 tại Thanh Hoa, đưa ban thân bi khuyêt tât đên trương.
ảnh minh họa
Người bạn thân bị khuyết tật đôi bàn chân và tay phải, không có khả năng đi lại, là Nguyễn Tất Minh, hiện là học sinh lớp 10 A6 trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa.
Nguyễn Tất Minh cho biết em và bạn Ngô Minh Hiếu đều ở xóm 1, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn. Ngay từ khi mới sinh, em đã bị khuyết tật, dù gia đình chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi.
Đến tuổi đi học, như bao đứa trẻ khác, Minh cũng khao khát được cắp sách tới trường, được hòa đồng, vui chơi cùng bè bạn. Thương con trai chịu nhiều thiệt thòi, bố mẹ Minh thay nhau trở em đến lớp.
Đến năm Minh học lớp 3, mẹ em phải xin làm công nhân cho công ty cách nhà gần 20 km. Sáng đi làm sớm, chiều về muộn, bà không thể đưa, đón Minh đến trường được.
Khi đó, bạn Ngô Minh Hiếu ở gần nhà Minh đã xin ý kiến của bố mẹ tình nguyện cõng Minh đến trường. Từ đó đến nay đã 8 năm, Hiếu trở thành đôi chân của Minh.
Kể về hành trình 8 năm cõng bạn tới trường, Hiếu tâm sự thời gian đầu, do chưa quen nên mặc dù khoảng cách không xa nhưng em rất mệt. Những hôm nắng to, cả hai người đều ướt đẫm mồ hôi vì nóng.
Hàng ngày, bất kể mưa hay nắng, cậu học trò Ngô Minh Hiếu đều đến nhà đón bạn đến trường. Ảnh: Giáo Dục Thời Đại.
Có những hôm trời mưa, đường trơn, không may trượt chân làm ngã bạn, người lấm lem, cả hai không hề nản lòng mà tiếp tục đứng dậy đi tiếp. Một thời gian sau, nam sinh quen dần và lớn lên cũng có sức khỏe hơn nên cõng bạn cũng chắc chắn hơn, không còn bị ngã nữa.
Vào lớp 10, do đường đi từ nhà đến trường gần 4 km, Hiếu đưa bạn Minh đi bằng xe đạp. Khi đến trường, em cõng bạn vào lớp.
"Việc cõng Minh đến trường đã trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức của em, nên có những hôm Minh báo trước là bị ốm hoặc có việc không đi học được, em vẫn quen chân đến nhà đón bạn tới lớp", Hiếu cười hiền, nói.
Minh cho biết thêm cũng nhờ có sự đồng hành của Hiếu, em không chỉ thực hiện được ước mơ đến trường, mà còn đạt được thành tích cao trong học tập, là một trong những học sinh khá, giỏi của trường.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017- 2018, mặc dù thuộc diện đặc cách vào trường, Minh vẫn tình nguyện thi và là một trong 5 học sinh có số điểm thi đầu vào cao nhất của Trường THPT Triệu Sơn 5.
Còn Hiếu thì hàng ngày được đến đón, cõng bạn đến trường là niềm vui với em. Vì vậy, em không thấy mệt mỏi. Sau này, khi dời trường THPT, Hiếu vẫn mong được đồng hành cùng Minh trên con đường chinh phục tri thức. Hiện nay, ngoài việc hỗ trợ bạn đến lớp, hai bạn thường xuyên trao đổi và hỗ trợ nhau trong học tập.
Thầy giáo Nguyễn Tài Quyển - Hiệu trưởng trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn, cho biết tình bạn của Minh và Hiếu đã trở thành câu chuyện, tấm gương sáng và chân thực để các thế hệ học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 học tập và noi theo.
Ngay từ khi vào trường, biết được câu chuyện cảm động của hai em, nhà trường đã mời phụ huynh và Minh - Hiếu đến trao thưởng và tuyên dương.
Tuy món quà về vật chất không nhiều, đó là động lực để hai em vượt qua khó khăn, tiếp tục đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục tri thức. Sắp tới, Nguyễn Tất Minh sẽ tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh Học.
Ngoài việc ôn tập trung trên trường, nhà trường cũng có kế hoạch bồi dưỡng đặc biệt để em đạt kết quả cao nhất. Những hôm mưa gió, nhà trường đều cử thầy cô giáo đến tận nhà ôn tập riêng cho Minh.
Với Hiếu, người bạn đã và đang "tiếp lửa" cho Minh, nhà trường cũng thường xuyên trao đổi, gặp gỡ, động viên và khích lệ để em tiếp tục đồng hành cùng bạn trong thời gian sắp tới.
Theo Zing
Hội thảo khoa học "Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông" Ngày 22/11, tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM diễn ra hội thảo khoa học "Giáo dục STEM trong chương trinh giáo dục phổ thông", với sự tham gia của hơn 100 giáo viên, giảng viên, hiệu phó, hiệu trưởng và các nhà nghiên cứu giáo dục uy tín trên cả nước. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại...