Ở nơi rừng thẳm, các cô giáo góp tiền nuôi học sinh đến trường
Sau giờ họp, cô thì 50 ngàn, cô thì 100 ngàn… mỗi cô một chút, một ít góp tiền mua gạo, thức ăn nuôi học sinh ở điểm trường Nậm Chua
Cách trường Mầm non Chà Tở (xã Chà Tở, Nậm Pồ, Điện Biên) 32 km, điểm trường Nậm Chua nằm sâu trong nhóm dân cư giữa rừng thẳm.
Nói về điểm trường này, cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng trường mầm non Chà Tở cho biết đây là điểm trường xa nhất của trường.
May mắn một chút, là điểm trường mầm non Nậm Chua cũng đã được các nhà hảo tâm xây tặng lớp học khang trang nên cô trò cũng đỡ vất vả.
Thế nhưng, có trường mới rồi việc duy trì lớp học ở điểm Nậm Chua gặp rất nhiều khó khăn khi các cô giáo ở Chà Tở phải nuôi toàn bộ học sinh mầm non để các em đến trường.
Ở điểm Nậm Chua, hơn 40 học sinh đều là học sinh người Mông, bố mẹ làm nương xa nên cũng không quan tâm việc các con đến lớp thế nào, họ cứ bỏ mặc vậy, ăn uống thế nào cũng chẳng biết.
Để duy trì được sĩ số, các cô giáo ở trường Mầm non Chà Tở hàng tháng phải bỏ tiền ra nuôi các con.
Điểm trường Nậm Chua – trường mầm non Chà Tở. Ảnh: LC
Nhờ sự đóng góp của các cô giáo, mỗi bữa cơm của các em học sinh tại Nậm Chua được tăng lên 8000 đồng/bữa cơm.
Cơm của các con có chút cá, chút thịt, những thứ mà có thể ở nhà chúng rất ít khi được ăn.
“Người dăm chục, người 100 ủng hộ các con anh ạ. Không nhiều nhưng cũng đủ duy trì cho các con được bữa cơm. Ấm cái bụng thì các con mới đến trường được”, cô Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Cô giáo Tòng Thị Thoa, năm nay đã về điểm trường trung tâm, điểm trường Nậm Chua đã được chuyển lại cho cô giáo Tòng Thị Liên.
Năm học trước, dù 1 mình một điểm trường mà lại là điểm trường xa nhất nhưng điểm trường Nậm Chua của cô giáo Thoa đã được chọn là lớp điển hình cho cả trường tham quan học tập.
Cô giáo Thoa và các học trò ở điểm Nậm Chua. Ảnh: LC
Đường vào Nậm Chua dài 32km nhưng có đến 10 km đường rừng sâu hut hút, quá nửa đường còn lại là được cấp phối xuống cấp, sạt nở và những vực sâu hun hút.
Nhắc lại quãng đường đã đi qua nhiều năm, cô Thoa bảo em đi mãi thành ra cũng quen.
Cuối tuần phụ huynh đón học sinh về cũng là lúc các cô về lại tổ ấm đồng thời xuống trung tâm mua nhu yếu phẩm cho các con.
Đường từ Nậm Chua về còn háo hức nhưng ngược lại ngày Chủ nhật hoặc sáng thứ 7 là quãng đường đến trường dài hun hút.
Lịch trình của cô Thoa bắt đầu từ chiều Chủ nhật, hôm nào trời đẹp, nắng dáo thì cô sẽ đi từ sớm thứ 2… cứ như vậy suốt nhiều năm rồi cô Thoa chưa nghỉ buổi dạy nào.
Video đang HOT
Khi chúng tôi hỏi đường xa thế, thân gái một mình, cô không sợ sao, cô Thoa bảo, em chẳng nghĩ gì cả cứ thế là đi thôi…
Năm nay được chuyển về điểm trường trung tâm, cô Thoa bảo, giáo dục vùng khó chỗ nào cũng vậy thôi ạ, chị em chúng em mỗi người gánh một chút san sẻ cho nhau đỡ vất vả.
“Nhiều khi cũng nhớ chúng nó lắm ạ. Dẫu sao cũng gắn bó với nhau cả năm trời. Thời gian các con ở với cô giáo còn nhiều hơn cả với bố mẹ nên tính nết chúng nó thế nào chúng em thuộc hết”, cô Thoa tâm sự.
Đường vào Nậm Chua khi là đốc đá. Ảnh: LC
Tại điểm trường Nậm Chua, ngoài các em được hỗ trợ, các em gần nhà đến tối được về với bố mẹ, còn lại các con ở lại trường với cô giáo cả ngày.
Sáng thứ 2 bố mẹ đưa các con đến trường, chiều thứ 6 bố mẹ đến đón con về.
Vậy là cô giáo Thoa tự dưng có thêm gần chục con thơ tuổi từ 3 – 5 tuổi.
Năm nay, cô giáo Liên vất vả hơn, nếu năm ngoái là 7 em ở với cô giáo thì năm nay tăng lên 10 em nhà xa không về với bố mẹ được.
Hằng ngày ở trên lớp là cô giáo, đến tối các cô lại là mẹ của cả chục đứa con thơ.
Vất vả là vậy nhưng cô Thoa chẳng than với chúng tôi một câu vất vả nào mà chỉ kể về các con như những kỷ niệm đẹp đã qua, thậm chí nhiều lúc còn nhớ chúng vô cùng.
Bởi theo cô giáo Thoa: “Dù sao cũng gắn bó với chúng nó mà”.
…khi là đường rừng không một bóng nhà dân. Ảnh: LC
Một mình cô giáo giữa rừng thẳm vừa nấu cơm, vừa giặt quần áo, lo vệ sinh cho cả thảy gần 40 cháu nhỏ…luôn chân, luôn tay như vậy nhưng vẫn đảm bảo dạy học tốt, đạt mô hình giáo dục tiêu biểu của trường tham quan học tập.
Thế mới thấy cô giáo ở Nậm Chua “siêu nhân” như thế nào.
Nói về động lực để các cô vươt qua gian khó, cô hiệu trưởng Hồng bảo: “Chúng em ở đây phải tự tìm niềm vui trong cái khổ. Thế mới bám trụ được nơi thâm sơn cùng cốc này chứ ạ”.
Phút tinh nghịch của các thầy cô giáo khi vào điểm trường Nậm Chua tham quan học tập. Ảnh: LC
Các trò và cũng là con nuôi của cô giáo Thoa.Ảnh: LC
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Giáo viên vùng cao trải lòng về các cuộc thi nặng tính hình thức, không phù hợp
Nhiều cuộc thi được tổ chức theo tính chất cào bằng, hình thức và thực sự không phù hợp với học sinh, giáo viên vùng cao.
Cô N.T.H, giáo viên tại huyện Mường Khương, đã có 15 năm đứng lớp, 10 năm làm công tác chủ nhiệm bày tỏ:
"Làm công tác chủ nhiệm cho nên tôi thấy có nhiều cuộc thi thực sự không phù hợp với các bạn học sinh trên đây.
Ví dụ như gần đây có cuộc thi tìm hiểu về phương tiện xe máy điện và luật an toàn giao thông.
Cuộc thi này rất hay nhưng theo tôi không phù hợp với các em trên đây vì ở đây hầu hết các em đi bộ chứ làm gì có xe máy điện mà đi.
Do vậy bảo các em tìm hiểu về xe máy điện rất khó cho các em".
Bên cạnh đó theo cô H. nhiều cuộc thi đang làm mất thời gian của thầy cô và học sinh:
"Đối với các cuộc thi trên mạng tại vùng cao các em rất khó để tiếp cận. Lấy ví dụ như trường của tôi, học sinh nói tiếng phổ thông còn chưa sõi, việc vận động các em thi các cuộc thi như vậy rất khó khăn.
Ngoài ra hầu hết các trường vùng cao đều thiếu điều kiện về phòng ốc, trang thiết bị, máy tính, đường truyền thì làm sao các em có thể thi những cuộc thi như vậy được".
Nhiều cuộc thi ý nghĩa giáo dục nhưng không phù hợp với học sinh vùng cao (Ảnh:V.N)
Cô H. cũng trải lòng: "Thú thực tôi thấy những cuộc thi đó rất hay có ý nghĩa giáo dục cao nhưng lại không phù hợp với học sinh vùng cao.
Do đó mong muốn của cá nhân là sắp tới nếu Bộ hoặc các cơ quan nhà nước có phát động một cuộc thi nào đó cũng cân nhắc điều kiện từng vùng.
Tôi lấy ví dụ cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo. Tất nhiên đây là một cuộc thi rất ý nghĩa, có giá trị giáo dục cao.
Tuy nhiên nhìn đi cũng phải nhìn lại, các em học sinh trên đây quanh năm sống trên núi cao, khái niệm biển đảo là một cái gì đó rất xa vời.
Học sinh chỉ biết nhắc lại và làm theo những gì giáo viên nói chứ các em hoàn toàn không có ý niệm gì về biển đảo cả. Đấy chỉ là một ví dụ để thấy rằng hiện nay có rất nhiều cuộc thi không gắn với thực tiễn, gây khó khăn cho thầy cô và học sinh".
Những cuộc thi cần phải tính toán đến sự phù hợp của từng vùng (Ảnh:V.N)
Về phía giáo viên, cô H. cho rằng: Những cuộc thi như này khiến giáo viên nặng gánh và mất nhiều thời gian.
Cô H. trải lòng: "Mong muốn của chúng tôi là có điều chỉnh các cuộc thi để giúp các giáo viên có nhiều thời gian hơn cho công việc chuyên môn và giảng dạy.
Do điều kiện ở miền xuôi và vùng cao là hoàn toàn khác nhau. Các thầy cô ở đây không chỉ đi dạy hết tiết rồi về mà chúng tôi còn làm thêm công tác bán trú chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ của học sinh. Do đó quỹ thời gian dành cho cuộc sống rất hạn hẹp.
Thậm chí giáo viên còn phải gửi con ở nhà cho ông bà, vợ/ chồng, chăm nom để chăm con người khác.
Bên cạnh đó do cơ sở vật chất và đặc biệt là máy tính rất thiếu thốn nên cũng nói thật chúng tôi đều phải làm thay các em học sinh, vận động, tuyên truyền mỗi ngày. Những việc như này rất mất thời gian".
Cô L.T.H.T, hiệu trường một trường tiểu học (Mường Khương, Lào Cai) nói:
"Có nhiều chính sách và cuộc thi nếu áp dụng tại các trường vùng cao sẽ không hiệu quả.
Lấy ví dụ quy định về chứng chỉ tiếng Anh, tin học. Những giáo viên ở đây đều phải ra thành phố Lào Cai cách huyện lỵ khoảng 70km để học và thi chứng chỉ.
Nhưng có chứng chỉ rồi về có dùng để làm gì đâu. Bởi ở trường chúng tôi 100% học sinh là người dân tộc Mông.
Các em xuống đến trường dạy các em nói được tiếng phổ thông thành thạo cũng là một sự cố gắng của các thầy cô rồi.
Chúng tôi phải tham gia các lớp học tiếng người Mông để có thể giao tiếp với các em.
Như vậy những cái chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học tuy rất cần thiết nhưng không phù hợp".
Các cuộc thi trên mạng cần gắn liền với thực tiễn, phù hợp với từng vùng (Ảnh:V.N)
Nhận định về các cuộc thi phân bổ đến các trường, cô T. đánh giá: "Nhiều cuộc thi rất mất thời gian của giáo viên cũng như học sinh đặc biệt là đối với giáo viên.
Điển hình nhất là những cuộc thi trên mạng vì như trường tôi làm gì có phòng máy tính để cho các em thi.
Vậy là các cô phải mang máy tính cá nhân đi thậm chí nói thật nhiều khi cũng làm bài luôn cho các em. Như vậy có phải là rất mất thời gian không.
Do đó tôi mong muốn trước khi Bộ hoặc các cơ quan nhà nước phát động một cuộc thi nào đó nên nghiên cứu kỹ càng và phù hợp với từng địa phương.
Không thể bắt con cá có thể leo cây được. Điều này vừa gây khó cho học sinh, giáo viên lại vừa lãng phí, tốn kém".
May mắn được tiếp xúc với những giáo viên vùng cao, phóng viên mới được nghe những tiếng lòng của người trong cuộc.
Quả thật không chỉ có giáo viên ở huyện Mường Khương mà còn nhiều giáo viên vùng cao ở các địa phương khác cũng mong muốn có những cuộc thi đi vào thực chất, phù hợp với thực tiễn.
Vì như đã nói tại một xã nghèo học sinh phải lội suối, băng rừng đến trường nhưng bắt các em tìm hiểu về luật dành cho xe máy, xe đạp điện thì có phải quá hình thức hay không?
Vũ Ninh
Theo giaoduc
Cô giáo đi gần 120 km đường đất để gieo chữ cho học trò Xtiêng Cô Thanh Hoa tư hao kê: "Suốt những năm qua học sinh do lớp tôi chủ nhiệm chưa có một em nào nghỉ học hay bỏ học giữa chừng". Năm 2012, cô Đỗ Thị Thanh Hoa vê công tác tại trường Tiểu học Đa Kia C, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Trường nằm trên địa bàn của 2 thôn Bình Hà...