Ở nơi giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19: “Tướng” ngành y xung trận
Hơn 300 cán bộ, chuyên gia y tế, bác sĩ, điều dưỡng từ mọi miền đất nước đã được huy động trong cuộc chi viện tổng lực hiếm thấy vào miền Trung khống chế dịch Covid-19.
Ngày 25-7, Đà Nẵng phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên sau 100 ngày Việt Nam không có ca bệnh ở cộng đồng. Chỉ sau 1 tuần bùng phát, số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh liên tục, nhiều ca tử vong. Nhận định tình hình rất nghiêm trọng, ngày 30-7, Bộ Y tế đã thành lập “Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng”.
Gần một tháng trong tâm dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có mặt từ những ngày đầu trong tâm dịch với vai trò Trưởng “Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng”. Sau đó, hàng trăm chuyên gia, lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và các bệnh viện (BV) ở nhiều tỉnh – thành trên cả nước liên tục vào Đà Nẵng, Quảng Nam chi viện.
Trưa 13-8, Bộ Y tế cử tiếp 3 tướng đầu ngành là GS-TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng; GS-TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương; PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội – vào miền Trung phối hợp với “Bộ Chỉ huy tiền phương” của Bộ Y tế tại Đà Nẵng tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng.
GS-TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết đến thời điểm này, hơn 300 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành, tinh nhuệ thuộc nhiều lĩnh vực như hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm, dịch tễ, tim mạch, ung bướu… của các BV Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh nhiệt đới TP HCM, ĐH Y Hà Nội… đã vào miền Trung.
“Bộ Chỉ huy tiền phương” đã nỗ lực trên tất cả “mặt trận” truy vết, giám sát, cách ly, điều tra dịch tễ, điều trị, phân luồng điều trị, hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến dưới để giải tỏa bệnh nhân cho Đà Nẵng. Đặc biệt, trong vấn đề xét nghiệm, với sự tăng cường cả nhân lực và phương tiện, hiện nay, công suất xét nghiệm tại Đà Nẵng đã tăng vượt bậc, đạt trên 10.000 mẫu/ngày.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và các đồng nghiệp phải chạy liên tục từ nơi này qua nơi khác để kiểm tra, giám sát, thăm hỏi, trao đổi về việc điều trị bệnh nhân, chống lây lan tại cộng đồng. Các tổ nhóm ở các BV thường hội ý vào buổi tối. Sáng sớm hôm sau, Bộ phận Thường trực đặc biệt (bao gồm 2 nhóm: dịch tễ và điều trị) tỏa đi từng đơn vị điều trị như BV Trung ương Huế, BV Phổi Đà Nẵng hay BV Đa khoa trung ương Quảng Nam, BV Đa khoa Quảng Ngãi… để tìm hiểu khó khăn hoặc đi đến các ổ dịch để hỗ trợ về cách ly, khoanh vùng, dập dịch cho địa phương. Sau đó, họ lại phải chuẩn bị các báo cáo về tình hình dịch, bàn thảo để đưa ra các quyết định phòng chống dịch bệnh, điều trị cho bệnh nhân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (giữa) họp với các chuyên gia đầu ngành về phương án cứu sống bệnh nhân Covid-19 nặng. Ảnh: Quang Nhật
Những quyết định chưa có tiền lệ
Trong trận chiến chống dịch khốc liệt ở Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã gặp những đồng nghiệp của mình mặc trang phục bảo hộ kín mít, không thấy mặt. Sau 6-7 giờ lao lực chăm sóc bệnh nhân, khi cởi đồ bảo hộ, nhiều nhân viên y tế đã kiệt sức vì mệt và mất nước.
Tại “tổng hành dinh” chống dịch miền Trung diễn ra liên tục các buổi họp xuyên đêm, xuyên trưa không ngơi nghỉ của các Ban Chỉ đạo, của Sở Y tế, của đội điều trị, của đội dịch tễ. Nửa đêm, các BS về nơi nghỉ ngơi, vừa đặt lưng xuống giường đã vội bật dậy lao đi cấp cứu khi nhận được điện thoại có bệnh nhân nặng… “Tôi đã trải qua những cảm xúc thật khó quên. Như tôi vừa gặp một bạn từ quận Bình Tân, TP HCM không hề có chuyên môn y tế nhưng vẫn tìm ra BV 199 tại Đà Nẵng để “giúp được gì thì giúp”. Bạn đó đã ở BV 199 từ đầu mùa dịch, làm nhiều việc cho BV như vận chuyển máu cho BV, tiếp nhận máu từ nơi khác. Những hành động trân quý rất cảm động” – Thứ trưởng Sơn chia sẻ.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu “Bộ Chỉ huy tiền phương” mà trực tiếp là Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phải có sự điều phối về nhân lực để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đã huy động cũng như tránh sự chồng chéo. Đã có nhiều quyết định nhanh chóng được đưa ra vì việc dập dịch, điều trị bệnh nhân nặng đều rất khẩn trương, không có thời gian cân nhắc nhiều. Ví như điều hàng chục chuyến xe đưa bệnh nhân Covid-19 nặng vượt đèo Hải Vân từ BV Đà Nẵng ra BV Trung ương Huế, điều chuyển nhiều chuyên gia y tế hàng đầu vào Đà Nẵng, mở kho tiền phương để chủ động vật tư y tế cho Đà Nẵng… Nhờ các quyết định của Ban Thường trực mà việc điều chuyển sinh phẩm máy móc, trang thiết bị, con người từ các BV, từ các viện nghiên cứu đều được đáp ứng kịp thời. Từ đó, việc dập dịch, cứu chữa cho các bệnh nhân đã nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan.
Cuộc hội chẩn lúc 2 giờ sáng
Sau khi dịch Covid-19 tại Đà Nẵng cơ bản được khống chế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và một số nhân sự của Bộ phận Thường trực đặc biệt – Bộ Y tế đã rời Đà Nẵng vào ngày 21-8. Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, khẳng định sự hỗ trợ, góp sức của các y – BS tỉnh bạn và các chuyên gia của Bộ Y tế là đóng góp rất lớn trong giai đoạn chống dịch đợt 2 ở Đà Nẵng. Họ đã làm việc với tinh thần hết sức, hết lòng để Đà Nẵng chống dịch thành công.
“Tôi thấy có những khi 2 giờ sáng mà các BS phải từ BV dã chiến Hòa Vang sang BV Phổi để hội chẩn cho bệnh nhân. Những lần 2, 3 giờ sáng, các BS vẫn có cuộc trao đổi về chuyên môn là không ít. Gần như các y – BS không hề có khái niệm về thời gian mà làm hết mình dù bất cứ lúc nào, ở đâu” – bà Yến nhận định.
Quảng Nam mở rộng xét nghiệm người từ Đà Nẵng về, có thể 6.000 mẫu/ngày
Hiện nay tỉnh Quảng Nam đã mở rộng xét nghiệm những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1-7, năng lực xét nghiệm đã tăng cao, lên đến 6.000 mẫu/ngày.
Nhân viên y tế Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm người dân - Ảnh: LÊ TRUNG
Chiều 20-8, đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về tình hình phòng chống dịch COVID-19.
Theo ông Nguyễn Văn Hai - giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, tính đến ngày 20-8, Quảng Nam có 96 ca dương tính với COVID-19. Về dịch tễ, các ca bệnh xuất phát chủ yếu từ các bệnh viện tại Đà Nẵng, nhưng những ngày gần đây có 3 ca bệnh có nguồn gốc từ cộng đồng, vẫn là xuất phát từ TP Đà Nẵng.
"Hiện nay Quảng Nam đã mở rộng xét nghiệm người trở về từ TP Đà Nẵng từ ngày 1-7, năng lực xét nghiệm của tỉnh đã tăng cao, có thể lên đến 6.000 mẫu/ngày", ông Hai nói.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam đang điều trị cho 55 ca, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam là 24 ca, trước đó nhiều ca đã được điều trị khỏi bệnh và xuất viện.
Bác sĩ Đinh Đạo - giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam - kiến nghị bộ và tỉnh cần tăng cường chuyên gia, tình nguyện viên đến hỗ trợ bệnh viện, cho bệnh viện tạm ứng 20 tỉ đồng để chi lương và khoản phụ cấp cho nhân lực. Ngoài ra hỗ trợ kit test, môi trường vận chuyển mẫu và hóa chất tách chiết để xét nghiệm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao nỗ lực của Quảng Nam trong công tác điều tra về dịch tễ, xét nghiệm trong thời gian qua và đề nghị Sở Y tế đề xuất với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh rà soát lại các khu cách ly để đảm bảo nguyên tắc giãn cách, điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Thứ trưởng Sơn cũng đề nghị Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam nên thành lập đội cơ động phản ứng nhanh của bệnh viện để tiếp nhận, hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế khác.
Thứ trưởng Y tế: 'Ổ dịch COVID-19 ở miền Trung đã được kiểm soát' Liên tiếp bệnh nhân COVID-19 được điều trị thành công, trong khi số ca mắc mới thấp, cho thấy ổ dịch ở miền Trung đã được kiểm soát. "Đến giờ có thể khẳng định chúng ta đã kiểm soát được tại dịch ở miền Trung", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn -Trưởng Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia...