Ô nhiễm môi trường từng được thể hiện khốc liệt trên phim
Phim ảnh thế giới đã nỗ lực không ngừng thể hiện những thông điệp khốc liệt về môi trường.
Avatar: Avatar do James Cameron viết kịch bản và đạo diễn, lấy bối cảnh vào năm 2154, khi con người đang khai thác khoáng vật quý giá unobtanium tại hành tinh giả tưởng Pandora, nằm trong chòm sao Alpha Centauri. Việc mở rộng khai thác mỏ tại cụm làng đang đe dọa sự tồn tại của tộc người bản địa Na’vi nơi đây. Thông điệp về môi trường và tình yêu thương con người mà Avatar mang đến rất
nhân văn. Thông qua hình tượng người Navi, đạo diễn James Cameron tích cực kêu gọi ngăn chặn việc xây dựng con đập thủy điện khổng lồ để bảo vệ thiên nhiên hoang dã và cuộc sống của các bộ lạc thổ dân vùng Amazon. Tác phẩm cũng vinh dự nhận giải thưởng Phim thân thiện với môi trường của Hiệp hội Truyền thông vì môi trường (EMA).
Chinatown: Chinatown là một bộ phim hình sự, tâm lý được sản xuất năm 1974 bởi đạo diễn Roman Planski. Nội dung phim xoay quanh quá trình điều tra của thám tử tư “Jake” Gittes về những bí ẩn của gia đình Hollis I. Mulwray, kỹ sư trưởng Sở nước và năng lượng Los Angeles. Trong quá trình điều tra, Gittes đã phát hiện ra nhiều bí mật khủng khiếp nhằm thao túng nguồn nước ở Los Angeles, nhằm đẩy nhanh kế hoạch tham nhũng của một số chính trị gia từ việc xây dựng hồ chứa nước mới. Anh chấp nhận đối diện với những nguy hiểm tiềm tàng để cố gắng vạch trần những kẻ xấu và bảo vệ người vô tội. Tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải độc hại, quản lý tài nguyên được đưa vào trong tác phẩm nhằm diễn tả lại những vấn đề về môi trường nóng hổi ở thập niên 1970 trong xã hội Mỹ.
Promised Land: Tác phẩm chuyển thế từ tiểu thuyết kinh điển của nhà văn tài hoa Wladyslaw Reymont, xoay quanh Karol Borowiecki – nhân viên bán hàng của một tập đoàn dầu khí nổi tiếng đã thay đổi cuộc sống của mình sau khi đến một thị trấn nông thôn nhỏ, nơi mà công ty của anh muốn khai thác tài nguyên dầu khí ở đây. Chuyện phim là cuộc đối đầu giữa một bên là doanh nghiệp dầu mỏ lớn và một bên là cư dân thị trấn nhỏ. Những vấn đề về quyền thăm dò và khai thác dầu khí được miêu tả một cách chân thực, sống động, dưới góc nhìn nhân văn và cách thể hiện tinh tế.
The Happening: Câu chuyện xoay quanh Elliot Moore, một giáo viên khoa học đang gặp khủng hoảng trong cuộc hôn nhân với vợ, Alma. Khi mọi việc còn chưa được thu xếp ổn thỏa, anh và gia đình phải đối diện với sự xuất hiện của một hiện tượng kì bí, đem đến sự chết chóc trong toàn thành phố. Tác phẩm đề cập đến sự trả thù của thực vật lên những hành động tàn phá thiên nhiên của con người. Những tác động xấu của ô nhiễm môi trường khiến các loài thực vật có khả năng tiết ra chất độc hoá học lên nơ ron thần kinh, kiểm soát não bộ và đưa con người đến bước tự tử.
Video đang HOT
Erin Brockovich: Bộ phim của đạo diễn Steven Soderbergh dựa trên câu chuyện có thật về phụ nữ có tên Erin Brockovich. Cô bị xử thua trong một vụ kiện do sự thiếu trách nhiệm của luật sư Masry. Đây vô tình là cơ duyên khiến Erin sau đó bước vào thế giới luật và phát hiện ra sự kiện động trời. Tác phẩm đề cập đến một tập đoàn công nghiệp hoạt động vô đạo đức, làm nhiễm độc nguồn nước trong khu vực dân cư, khiến người dân mắc phải những căn bệnh chết người.
2012: Bộ phim xoay quanh đề tài thảm họa Trái Đất về năm được xem là tận thế từ lịch Maya: năm 2012. Phim tập hợp đủ những hiện tượng thiên nhiên kinh hoàng nhất như sóng thần, động đất, núi lửa… gây ra cái chết cho hàng tỉ người. Chính nhờ việc đề cập tới những siêu thảm họa khác nhau, tác phẩm tạo được sức ảnh hưởng cũng như trở thành biểu tượng trong lịch sử làm phim tại Hollywood.
Kim cương máu: Bộ phim xoay quanh Danny Archer, một lính đánh thuê người Nam Phi tìm kiếm viên kim cương màu hồng độc nhất vô nhị nhưng mãi không được. Sau đó, anh cùng Solomon, người bị ép buộc làm việc tại khu đào kim cương tiến vào vùng nổi loạn để tìm ra bảo vật quý giá. Tác phẩm đề cập đến vấn nạn dân thường ở các quốc gia châu Phi bị biến thành nô lệ khai thác “kim cương máu”, dẫn đến những cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ.
Wall-E: Bộ phim dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác, nhân loại từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. Wall-E là một chú rôbốt được thiết kế chuyên xử lý rác thải trên Trái Đất. Tình cờ một ngày nọ, cậu gặp được rôbốt Eve và nảy sinh tình cảm, quyết định theo chân nàng phiêu lưu vào không gian.
Theo zing
Mùa phim bom tấn hè 2019: Ảm đạm và thiếu ý tưởng!
Tất nhiên không hoàn toàn là sự thất vọng nhưng chưa bao giờ, mùa phim bom tấn hè Hollywood lại khiến cho các khán giả chán nản đến thế với màu sắc ảm đạm, thiếu đi tính mới lạ và đột phá cùng với đó là vô số cái tên đáng mong chờ nhưng chỉ đem đến nỗi buồn não nề.
Những cái tên đáng buồn tại phòng vé
Mỗi một mùa hè trôi qua, chúng ta lại thấy các ông lớn như Disney hay Warner Bros tung hoành với dòng phim giả tưởng, siêu anh hùng của họ. Đặc biệt trong năm nay, khi mà Warner Bros lép vế hơn thì những bom tấn của Disney như Avengers: Endgame từ công ty con Marvel đã thu về gần 3 tỷ USD, chính thức trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, đánh bại cả siêu phẩm Avatar của James Cameron cách đây 10 năm. Không những vậy, dòng phim hoạt hình remake thành live-action (bối cảnh thật) của họ cũng mang về thêm hơn 1 tỷ USD mỗi phim là Aladdin hay The Lion King, chưa kể tới các phim khác như Toy Story 4 chẳng hạn...
Avengers: Endgame kiếm về bộn tiền cho Disney
Thế nên nhìn bề ngoài, tưởng rằng mùa phim hè 2019 sẽ cực kỳ sôi nổi nhưng không hề như vậy. Cảm tưởng nếu không có Disney, người ta đang muốn bỏ hết phim rạp để ở nhà xem phim trên truyền hình trực tuyến như Netflix, HBO, Amazon...
Đầu tiên phải kể tới một số cái tên, bắt đầu với Godzilla: King of the Monsters mở màn cho mùa phim bom tấn hè 2019 đã ngốn của Warner Bros 110 triệu USD kinh phí, không thể hoàn thành chỉ tiêu 500 triệu USD với 380 triệu thu về. Phim mở màn với con số 47 triệu USD tại Mỹ nhưng về sau cứ thế tụt dần, đỉnh điểm là tuần thứ 3 vỏn vẹn có 8 triệu USD, còn kém hơn cả phần đầu.
Nỗi thất vọng tiếp theo mang tên X-men: Dark Phoenix. Được Fox đầu tư hẳn 250 triệu USD nhưng tính cả doanh thu toàn cầu, phim mới chỉ huề vốn. Nguyên nhân đến từ mỗi tuần trôi qua, người ta lại chê bai bộ phim X-men cuối cùng đã "phá nát" những tinh hoa mà Fox kỳ công xây dựng trong suốt 2 thập kỷ.
Một cái tên khác là Men in Black: International - được "đào xới" lại từ series cùng tên lừng danh của Sony, nổi tiếng qua cặp bài trùng Will Smith và Tommy Lee Jones, nay thay bằng Chris Hemsworth và Tessa Thompson cũng chỉ chứng minh Sony đừng nên "rảnh" mà nghĩ ra để làm. Men in Black: International với các tình huống hài thiếu sáng tạo có tổng doanh thu hơn 250 triệu USD trong khoản đầu tư 110 triệu USD. Nếu không có thị trường quốc tế cứu vớt thì nguy cơ Sony bị "móm" là cực cao, nhất là phim này chỉ mở màn ở nước nhà với 30 triệu USD.
X-men: Dark Phoenix và Men in Black: International gây thất vọng nhất mùa hè
Ngoài phim của Disney, ba phim này đều là những cái tên đứng đầu phòng vé Bắc Mỹ trong khoảng thời gian hè từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6, còn lại những phim khác có kinh phí không đáng kể. Thế mới biết sự thất vọng đem lại lớn thế nào!
Các nhà làm phim Hollywood phải chăng đang "cạn ý tưởng"?
Cách đây khoảng 2 tuần, thông tin về series giả tưởng kinh điển The Matrix ( Ma trận) đã kết thúc gần 2 thập kỷ trước của bộ đôi đạo diễn Wachowski sẽ có tiếp phần 4. Hai cái tên diễn viên chính ngày nào là Keanu Reeves và Carrie Anne Moss xác nhận quay trở lại. Các fan điện ảnh thực thụ lại lấy làm bất bình vì đã muốn một trong những series đại diện cho bộ mặt huy hoàng của Hollywood nên được ngủ yên. Nhưng không, trào lưu "cạn ý tưởng": remake, reboot, rồi "đào xới" vẫn tiếp tục được diễn ra.
Disney dù mang về những thành quả khổng lồ kể trên nhưng phần lớn dựa vào việc họ đã mua lại thương hiệu Marvel. Bằng không, nếu "nhà Chuột" không tính đến phương án remake lại các phim hoạt hình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Các phim họ remake từ trước giờ như Beauty and the Beast rồi nay là Aladdin hay The Lion King vẫn đảm bảo một lượng khán giả ổn định, tất nhiên chủ yếu vẫn là trẻ em nhờ cốt truyện sâu sắc, còn mãi với thời gian. A wrinkle in time - phim Disney gần đây nhất năm 2018 mà không phải remake quả là nỗi buồn lớn lao với vỏn vẹn 132 triệu USD toàn cầu cùng vô số lời chê bai từ giới phê bình.
Aladdin - một dự án remake đại thành công tiếp theo của Disney
Trào lưu remake, "đào xới" được bắt đầu từ Hollywood cách đây khoảng 10 năm. Khi đó, người ta thấy sự trở lại của một số thương hiệu cũ như Fast and Furious, Terminator, Star Trek, Indiana Jones... Mới đầu, khán giả cực kỳ hứng thú, như được sống lại thời kỳ hoàng kim nhưng rõ ràng cái gì "nhiều quá cũng chán". Phần 5 của Terminator mang tựa đề Genisy (2015) khi ra rạp ngay lập tức thành "bom xịt". Hay gần đây là Hobbs and Shaw chiếu cuối hè 2019, phim ngoại truyện của Fast and Furious ra mắt ở quê nhà cùng doanh thu mở màn thấp nhất cả series.
Cần phải nhìn thẳng vào sự thật: Hollywood quá thiếu một kịch bản, một ý tưởng nguyên sơ thực sự hay ho. John Wick là một series hiếm hoi được phát triển mới hoàn toàn mà vẫn đem lại được doanh thu cao cùng chất lượng nội dung tốt. Ba phần phim có ngân sách cực khiêm tốn vẫn đủ sức mang về gần nửa tỷ USD. Cũng có thể kể tới thêm Vũ trụ phim kinh dị Conjuring khởi nguồn từ đạo diễn James Wans mang về hàng tỷ lợi nhuận cho Warner Bros. Dù vậy, tính cả thập kỷ nay, chỉ có vài cái tên như vậy là quá ít ỏi.
John Wick - series hiếm hoi được phát triển nguyên sơ
Sự lớn mạnh của truyền hình trực tuyến: đột phá mới hay hiểm họa?
Về sự lớn mạnh của truyền hình trực tuyến thì rõ ràng chẳng cần phải nhắc tới thêm. Đáng chú ý ở đây, các hãng truyền hình trực tuyến đang cực kỳ "chịu chơi", mạnh dạn đầu tư sản xuất phim có quy mô lớn, kịch bản mới lạ, kích thích sự tò mò của khán giả, đa dạng và đủ đầy không kém gì phim rạp.
Netflix được coi là "gã khổng lồ trực tuyến"
Nếu cần xem hành động, giả tưởng thì gần đây HBO quá nổi đình đám với thương hiệu Game of Thrones thu hút cả chục triệu lượt xem mỗi mùa. Nếu cần kinh dị thì Netflix đã làm hoảng sợ cả thế giới với con quỷ vô hình trong phim Birdbox. Còn nếu bạn là fan phim siêu anh hùng, chắc chắn phải ngó quá series The Boys của Amazon đang nhận được hàng ngàn lời tán dương không ngớt. The Boys thành công vì đã thẳng tay phê phán, đả kích nặng nề những mặt trái của một xã hội tôn thờ những kẻ có siêu năng lực.
The Boys được giới phê bình ca ngợi hết lời
Rồi sắp tới Disney cũng chẳng thể nào bỏ qua "miếng mồi béo bở" này mà cho ra mắt kênh Disney với các series tiếp nối một số thương hiệu như Avengers hay Star wars. Những tác phẩm hay, xuất sắc được phổ cập rộng rãi tới khán giả trên truyền hình nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi trong tương lai, khái niệm phim rạp chẳng còn phổ biến với sự lớn mạnh quá nhanh của truyền hình trực tuyến?
Theo thegioidienanh.vn
Liệu những thành viên TFBoys có tạo được bước ngoặt thành công ở lĩnh vực diễn xuất? Xuất thân đều là ca sỹ nhưng cả ba thành viên của TFBoys đều lấn sân sang con đường phim ảnh, diễn xuất. Liệu trong thời gian qua, họ có tạo được bước ngoặt thành công? Ngày 7 tháng 9, lễ trao giải Biểu diễn nghệ thuật điện ảnh lần thứ 7 được diễn ra tại Thanh Đảo - Sơn Đông Trung Quốc....