Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Bình Phước là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển chăn nuôi trang trại, nhất là nuôi lợn.
Tuy nhiên, tại các huyện biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp có hàng trăm trại nuôi lợn quy mô lớn được xây dựng nhưng thiếu giám sát, kiểm soát của cơ quan chức năng nên đã xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Hồ chứa nước thải tại trại nuôi lợn của ông Bùi Quang Phiên (thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp, Bình Phước) gây ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây, số trại lợn trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) tỉnh Bình Phước, hiện có khoảng 300 trại chăn nuôi lợn đang hoạt động, trong đó có 112 trại quy mô lớn (huyện Lộc Ninh 53 trại, huyện Bù Đốp 11 trại). Tuy nhiên, nhiều trại nuôi lợn chưa xây dựng hoàn chỉnh hoặc xây dựng chưa đúng quy định bảo vệ môi trường như nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; dẫn đến gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
Bên cạnh trại nuôi lợn của ông Bùi Quang Phiên ở ấp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp là một hồ nước đen kịt rộng hàng nghìn mét vuông, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước từ hồ này bằng nhiều cách thoát ra môi trường gây ảnh hưởng đến khu dân cư nơi đây. Nhiều hộ dân vì không chịu được tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí nên phải chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Một hộ dân sống gần đó cho biết, trại nuôi lợn này tồn tại gần 10 năm nay. Trước kia, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, những năm gần đây, chủ trang trại mở rộng quy mô nên mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nhất là ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
Không riêng tại thị trấn Thanh Bình, các xã Thiện Hưng, Hưng Phước, Phước Thiện (Bù Đốp), nhiều trang trại chăn nuôi lợn cũng đang ngày đêm làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Chăn nuôi N.L đứng chân tại ấp Bù Tam, xã Hưng Phước có quy mô 12.000 con cũng đang làm đảo lộn cuộc sống của 20 hộ dân sinh sống ở khu vực lân cận. “Từ tám đến chín giờ sáng, 15 giờ đến 17 giờ chiều và sau 22 giờ đêm là không khí tại nơi này trở nên ngột ngạt, khó thở bởi mùi phân lợn. Ngoài ô nhiễm nguồn không khí còn có nhiều ruồi nhặng, mỗi khi ăn cơm chúng tôi phải giăng mùng, tối đi ngủ có khi phải đeo khẩu trang vì không chịu nổi mùi hôi thối”, chị Điểu Thị Sao sống gần trại nuôi lợn cho biết.
Video đang HOT
Ông Vũ Văn Hiếu, Trưởng Phòng TN và MT huyện Bù Đốp cho biết, việc hình thành nhiều trang trại nuôi lợn, quy mô chăn nuôi từ vài trăm đến cả nghìn con, góp phần phát triển kinh tế nhưng đã để lại hệ lụy ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải của gia súc.
Tại huyện Lộc Ninh, các trại chăn nuôi lợn được bố trí xa khu dân cư nhưng tình trạng gây ô nhiễm vẫn khá nghiêm trọng. Hằng ngày, các trại chăn nuôi lợn xả thải ra môi trường một lượng nước lớn có mầu đen kịt và bốc mùi hôi thối. Điều đáng nói là nguồn nước xả thải này theo nhiều đường khác nhau đổ xuống thượng nguồn sông Sài Gòn, nơi cung cấp nguồn nước cho các nhà máy nước sạch ở hạ lưu.
Anh Điểu Chánh ở ấp Măng Cái, xã Lộc Thiện có ruộng lúa gần trại lợn Công ty TNHH Chăn nuôi Lộc Thiện cho biết: “Gia đình tôi chi hơn 60 triệu đồng để mua 1 ha ruộng làm lúa tại ấp Vườn Bưởi. Từ khi trại nuôi lợn ở đây đi vào hoạt động và xả thải nước ô nhiễm ra đồng, năng suất lúa hằng năm giảm khoảng 50%, một số hộ thì mất trắng. Chúng tôi phản ánh đến chủ trại nuôi lợn thì được họ bồi thường vài triệu đồng. Cứ tình trạng xả thải như hiện nay thì cánh đồng lúa rộng hàng chục héc-ta này bị bức tử thôi”.
Còn tại trại nuôi lợn Lộc Ninh 3 (ấp 9, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh), nước thải chưa được xử lý triệt để đã xả thải ra một cánh đồng lúa ở gần đó. Do người dân phản ánh nên chủ trại bồi thường thiệt hại cho họ và đầu tư một hệ thống máng dẫn nước thải đổ thẳng ra suối Cần Lê (một nhánh của sông Sài Gòn). Tuy nhiên, nước từ trong trại nuôi lợn có mầu đen kịt vẫn chảy tràn ra cánh đồng lúa gây ô nhiễm môi trường. Ông Trần Vân Hạnh sống gần trại nuôi lợn bức xúc: “Khi đi vào xây dựng, chủ trại có cam kết không gây ô nhiễm môi trường nhưng thực tế lại khác. Ngoài xả thải nước ô nhiễm ra môi trường, chúng tôi phải sống trong bầu không khí ngột ngạt vì mùi phân lợn, ruồi nhặng…”.
Trong sáu tháng đầu năm 2020, Sở TN và MT tỉnh đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 48 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Đoàn kiểm tra phát hiện 35 đơn vị chưa có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; 26 đơn vị xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn. Giám đốc Sở TN và MT tỉnh Bình Phước Lê Hoàng Lâm cho biết: Sở đang tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu các đơn vị được kiểm tra phải nhanh chóng khắc phục các nội dung còn tồn tại, như: Xây dựng công trình xử lý nước thải theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; thực hiện các biện pháp xử lý mùi hôi, sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế mùi hôi phát sinh tại các khu vực quạt hút; hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khu vực lưu chứa phân nhằm tránh gây ảnh hưởng đến môi trường chung quanh. Đối với 26 đơn vị xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn, thời gian tới, Sở TN và MT sẽ tổ chức hậu kiểm, nếu phát hiện vẫn còn vi phạm thì sẽ tham mưu UBND tỉnh đình chỉ hoạt động. Khi nào cải tạo hệ thống và bảo đảm xử lý nước thải đạt quy chuẩn mới được phép hoạt động trở lại theo quy định.
Việc phát triển chăn nuôi, nhất là nuôi lợn đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương của Bình Phước. Tuy nhiên, do chủ các trại nuôi lợn không thực hiện đúng cam kết nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, nhất là công trình xử lý nước thải; đơn vị quản lý buông lỏng giám sát quá trình xây dựng, vận hành các trại nuôi lợn đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bình Phước cần thường xuyên đôn đốc, yêu cầu các trang trại chăn nuôi lợn phải xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Yêu cầu các trại chăn nuôi lợn trong quá trình hoạt động phải thu gom toàn bộ chất thải phát sinh và xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn mới được phép thải ra môi trường. Đặc biệt phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi lợn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý và ngăn chặn tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội tham quan trang trại lợn dùng công nghệ 4F tiên tiến nhất thế giới tại Huế
Trang trại 4F của Tập đoàn Quế Lâm thực hiện không nước tắm, không nước rửa chuồng, chỉ tiêu tốn 3-4 lít nước/con lợn/ngày để uống và hoàn toàn không nước thải, không mùi hôi.
Chiều 3/7, Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn đã đến tham quan dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đi cùng đoàn công tác có Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến và lãnh đạo các sở ngành liên quan của tỉnh.
Đoàn công tác tham quan mô hình nuôi lợn an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm.
Theo báo cáo của Tập đoàn Quế Lâm, sự độc đáo, đa hiệu quả của trang trại thuộc tổ hợp 4F đạt được là sự hội tụ tổng hòa các giải pháp về chuồng nuôi, áp dụng an toàn vệ sinh cho chuồng nuôi và quản lý môi trường, thức ăn và thức uống, con giống.
Trang trại 4F của Tập đoàn thực hiện không nước tắm, không nước rửa chuồng, chỉ tiêu tốn 3-4 lít nước/con lợn/ngày để uống và hoàn toàn không nước thải, không mùi hôi.
Trang trại áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong quản lý môi trường chăn nuôi như ứng dụng chế phẩm vi sinh vật từ Nhật Bản cung cấp cấp vào nước uống thức ăn, đệm lót. Men vi sinh trong đệm lót và phun sương bao phủ toàn bộ chuồng nuôi khiến vi sinh vật gây bệnh không thắng được vi sinh vật có lợi để tấn công vật nuôi...
Ông Nguyễn Hồng Lam- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm cho biết: "Quy mô đầu tư dự án bao gồm nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo hữu cơ, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Quy mô đầu tư dự án trại chăn nuôi heo theo công nghệ Nhật Bản với công suất thiết kế 50 con heo nái/năm và 10 con heo đực giống/năm, sản phẩm, dịch vụ cung cấp mỗi năm khoảng 1.000 con heo thịt".
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo Tập đoàn Quế Lâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, Tập đoàn Quế Lâm là đơn vị có tư duy tiên phong, đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết được các bài toán khó trong chăn nuôi lợn. Mô hình này giúp người chăn nuôi luôn có đầu vào và đầu ra ổn định, có lãi, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh... Theo ông Hiển, đây là mô hình phát triển nông nghiệp cần được nhân rộng giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Ông Phùng Quốc Hiển cũng đánh giá cao sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế để dự án được triển khai hiệu quả trên địa bàn, đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô nhằm hình thành vùng sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ lớn, có thương hiệu.
"Nhức nhối" bãi rác tự phát Những bãi đất trống, nền đất trống chưa được người dân sử dụng trong khu dân cư Bắc Hà Hoàng Hổ (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang) mấy năm nay trở thành những bãi rác tự phát. Nhiều khu vực rác thải chồng chất theo thời gian đã gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi...