Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức “bình minh tím” với bụi siêu mịn cực độc hại, nguy cơ xâm nhập vào máu gây nhiều bệnh mãn tính
Không phải chuyện đùa cũng chẳng phải câu chuyện của mấy chục năm nữa, thảm họa bụi siêu mịn tấn công những ngày này gây nên vấn nạn ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến người dân nên thực sự quan ngại về sức khỏe của chính mình và người thân.
Liên tục nhiều ngày, Hà Nội bị ô nhiễm không khí do siêu bụi mịn tấn công, các điểm đo nhuộm màu tím ngắt
Những ngày qua, nếu chăm chỉ cập nhật chỉ số chất lượng không khí trước khi bước ra ngoài đường, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không khỏi giật mình. Câu chuyện ô nhiễm không khí do bụi mịn hoành hành tất nhiên chẳng thể chấm dứt trong ngày một, ngày hai nhưng điều đau lòng là chuỗi ngày qua, liên tiếp các điểm đo đều nhuộm sắc màu tím ngắt khiến người ta kinh hãi.
App đo Air Visual cập nhật tình hình ô nhiễm không khí vào sáng 13/12.
Cho đến ngày hôm nay, 17/12, câu chuyện bụi siêu mịn tiếp tục hoành hành người dân thủ đô cũng chưa vơi đi phần nào. Bởi vì khi mở app đo chất lượng không khí AQI trên Pam Air, người ta vẫn phải lắc đầu ngán ngẩm dù không còn điểm đo tím ngắt. Thay vào sắc tím là một sắc đỏ ngập tràn nhưng cũng xấp xỉ chuẩn bị sang màu tím ngắt chứ chẳng trong lành hơn bao nhiêu. Và ở ngưỡng chỉ số này, app đo vẫn đưa ra lời khuyến cáo: Vô cùng độc hại, hãy ở trong nhà!
Chỉ số chất lượng không khí khi đo bằng app Paim Air sáng 17/12.
Những ngày qua, Air Visual liên tục đưa Hà Nội lên hàng top, thậm chí là vị trí thứ 2 về ô nhiễm không khí nhất thế giới. Câu chuyện nói đi nói lại ra rả bao nhiêu tháng ngày qua và vấn nạn của Hà Nội vẫn vậy. Chúng ta đang trong tình trạng bế tắc, dậm chân tại chỗ, hoặc chẳng quan tâm đến sức khỏe về lâu dài trong khi ô nhiễm không khí lúc nào cũng bao quanh và có thể bùng phát đỉnh điểm vào bất cứ lúc nào mình không ngờ tới. Vấn nạn ấy có lẽ còn xuất phát từ việc chưa hiểu đúng sự nguy hiểm của bụi mịn cũng như có biện pháp phòng tránh thích đáng cho sức khỏe của chính mình.
Bụi mịn, bụi siêu mịn cực nguy hại cho sức khỏe, có thể ngấm vào máu, gây bệnh mãn tính như ung thư
Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5, PM10 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Đó là hiện tượng thường thấy ở Hà Nội những ngày gần đây dù bạn ra đường sáng sớm hay chiều tối.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).
Chưa dừng lại ở đó, các hạt bụi siêu nhỏ này có khả năng vượt qua “hàng rào” bảo vệ của các loại khẩu trang thông thường, đi sâu vào trong phổi, len lỏi trực tiếp vào máu rồi gây độc cho cơ thể. Vì thế, không dừng lại ở những bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, chúng có thể tấn công trực tiếp vào máu, gây bệnh phổi mãn tính và tất nhiên cả ung thư.
Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí thời gian tới tại Hà Nội tiếp tục duy trì ở ngưỡng xấu. Dự kiến, 3-4 hôm tới, khi thời tiết có mưa, khói bụi, khí thải “mắc kẹt” có cơ hội được phát tán, chất lượng không khí tại Hà Nội mới được cải thiện.
Video đang HOT
Nhưng chúng ta không thể ngồi đó trông chờ một cơn mưa qua, không thể trông chờ số phận vào sự ban ơn của ông trời mỗi ngày. Điều ấy thật sự không phải là giải pháp chủ động. May mắn thay, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo khẩn đến người dân, dù không phải là quá sớm gì nhưng cũng là một trong những tiêu chí để người dân thực hiện chỉn chu hơn. Theo đó:
- Người dân kể cả học sinh nên hạn chế vận động và tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ, cửa ra vào, đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 khi ra đường để bảo đảm sức khỏe.
- Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống Bộ TN&MT, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu.
- Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Với người hút thuốc lá thì nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.
- Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas.
- Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
- Với người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu… cần thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Trong thời điểm hiện tại nếu phát hiện mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Ô nhiễm không khí: Phòng tránh bệnh hô hấp như thế nào?
Những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí ở các thành phố lớn đã vượt lên mức nguy hại. Vì thế nên có biện pháp tự bảo vệ bản thân để có thể phòng tránh bệnh hô hấp.
Cần trang bị biện pháp phòng tránh bệnh hô hấp khi không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay
Ô nhiễm không khí đã vượt lên mức nguy hại!
Trong tuần đầu tháng 11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống. Nồng độ bụi siêu mịn PM 2.5 tăng dần qua các ngày, vượt ngưỡng của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Thời gian có nồng độ PM 2.5 cao thường vào ban đêm và sáng sớm, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.
Những ngày tới, theo thông tin dự báo thời tiết, Hà Nội đang trong giai đoạn hanh khô, tốc độ gió thấp, ban ngày có nắng, đó là các điều kiện dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, khiến các chất ô nhiễm trong không khí trong đó có PM 2.5 không thể phát tán lên cao và đi xa.
Không chỉ ở Hà Nội, nhiều thành phố lớn khác cũng có cảnh báo ô nhiễm không khí, như TP.HCM, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình...
Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện các chất lạ hoặc biến đổi thành phần không khí, khiến cho không khí nhiễm bẩn, bụi, có mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm ngoài các loại bụi, bụi mịn, siêu mịn còn các chất hóa học như: ozone, CO, SO2, NO2, chì... Các hoạt động của con người chính là nguồn tạo ra các chất ô nhiễm như: khí thải của xe cơ giới, các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu...
Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam đang ô nhiễm không khí mức nguy hại
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Cơ quan chức năng khuyến cáo, những ngày tới, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức kém, đặc biệt là khoảng thời gian ban đêm và sáng sớm. Nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp nên ở trong nhà trong khoảng thời gian này.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi siêu mịn ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên. Các triệu chứng do kích ứng đường hô hấp tại chỗ như: Ho, đau rát họng, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi...
Bụi siêu mịn không chỉ gây ngứa mũi, ngạt mũi, ho mà còn có thể đi qua màng phế nang mao mạch ở phổi để vào tuần hoàn máu, đi tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng như: Viêm phế quản, khởi phát cơn hen cấp, suy giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi và khí phế thũng.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể dẫn tới giảm chức năng phổi của thai nhi. Hậu quả này rất nguy hại nhưng lại không có biểu hiện ngay lập tức, chỉ sau thời gian dài mới có biểu hiện rõ và khó hồi phục.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế thới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hô hấp cho bản thân và gia đình là: Biện pháp tự bảo vệ đường hô hấp cho bản thân và gia đình. Cụ thể:
Hạn chế ở ngoài đường trong khoảng thời gian chất lượng không khí kém (ban đêm và sáng sớm);
Hạn chế tập thể dục ở ngoài trời vào lúc sáng sớm;
Hạn chế mở cửa sổ;
Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường;
Dùng dung dịch vệ sinh mũi để làm sạch bụi bẩn trong mũi, loại bỏ các chất ô nhiễm, đồng thời sát khuẩn, kháng viêm, giảm kích ứng niêm mạc mũi.
Vệ sinh mũi hàng ngày là giải pháp hiệu quả giúp loại bỏ các tác nhân ô nhiễm và phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chất lượng không khí ở Hà Nội kém trở lại? Chiều 21/10, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) thông tin, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được trong 24 giờ (tính từ chiều 20/10 đến chiều 21/10) tại 10 trạm quan trắc không khí trên địa bàn thành phố dao động từ 113 đến 151 (thuộc mức kém). Đến ngày 21/10, chất lượng...