Ô nhiễm không khí khiến chúng ta… tăng cân
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện những bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí không chỉ dừng ở việc tác động đến hệ hô hấp và gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân gây tăng cân.
Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây tăng cân – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các nghiên cứu khoa học đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy những người sống ở các thành phố lớn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư, thậm chí là các vấn đề về tâm thần, theo Daily Mail.
Mới đây, các bằng chứng khoa học còn cho thấy không khí ô nhiễm còn khiến chúng ta tăng cân. Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) đã theo dõi 2.300 trẻ em Mỹ, từ lúc các em còn nhỏ đến khi thành thiếu niên.
Các kết quả cho thấy khi lên 10 tuổi, những trẻ tiếp xúc với ô nhiễm không khí nhiều nhất có trọng lượng cơ thể nặng trung bình hơn 900 gram so với những trẻ hít thở không khí trong lành. Người dẫn đầu nghiên cứu này là tiến sĩ Michael Mosley tại Đại học California (Mỹ).
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học tin rằng các hạt ô nhiễm trong không khí, từ khói xe đến thuốc lá, sẽ gây kích thích và hàng loạt phản ứng viêm trong cơ thể.
Đầu tiên, các hạt ô nhiễm sẽ kích ứng các túi khí nhỏ trong phổi, gây ra các phản ứng căng thẳng và khiến cơ thể tăng tiết hoóc môn. Tình trạng này làm giảm khả năng hấp thụ đường glucose trong máu, dẫn đến biến động đường huyết.
Video đang HOT
Khi đường huyết không ổn định, cảm giác thèm ăn sẽ tăng và khiến chúng ta ăn nhiều hơn. Các chất gây ô nhiễm cũng kích thích cơ thể giải phóng cytokines. Chất này lại khiến hệ miễn dịch bị quá tải, dễ dẫn đến viêm nhiễm ở não và nhiều nơi khác trong cơ thể, theo Daily Mail.
Theo thanhnien
Có phải ăn nhiều đường dẫn đến bệnh tiểu đường?
Việc ăn nhiều đường chỉ là một phần dẫn đến tiểu đường. Phần còn lại là do chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mặc dù việc ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường chỉ là một phần dẫn đến bệnh, theo Healthline.
Tiêu thụ nhiều đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khoảng 25%.
Theo báo cáo, các quốc gia có mức tiêu thụ đường cao nhất có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất, những nước có mức tiêu thụ đường thấp nhất có tỷ người mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.
Sử dụng nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Ảnh: Internet
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ vì fructose tác động có trên gan của chúng ta, bao gồm việc thúc đẩy gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin cục bộ.
Những tác động này có thể kích thích sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy của chúng ta và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn nhiều đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần tăng cân và tăng mỡ cơ thể - đó là những yếu tố nguy cơ riêng biệt cho bệnh tiểu đường đang phát triển.
Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể phá vỡ tín hiệu leptin, một loại hormon kích thích cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
Để giảm tác động tiêu cực của việc tiêu thụ đường cao, WHO khuyến nghị không nên quá 10% lượng calo hàng ngày của bạn từ các loại đường bổ sung không được tìm thấy trong thực phẩm.
Đường tự nhiên không làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Đường tự nhiên là đường tồn tại trong trái cây và rau quả, không làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Vì các loại đường này tồn tại trong một ma trận chất xơ, nước, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, chúng được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và ít có khả năng gây ra gai đường trong máu .
Trái cây và rau quả cũng có xu hướng chứa lượng đường ít hơn nhiều so với nhiều thực phẩm chế biến, vì vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng tiêu thụ của chúng ta.
Các yếu tố khác gây bệnh tiểu đường
Trong khi tiêu thụ một lượng lớn đường bổ sung có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhiều yếu tố khác cũng có thể gây tiểu đường như:
Trọng lượng cơ thể: Nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường loại 2, nếu chúng ta mất 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh.
Không tập thể dục: Những người sống lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp đôi so với những người siêng năng tập thể dục. Chỉ 150 phút mỗi tuần hoạt động vừa phải có thể giảm nguy cơ tiểu đường.
Hút thuốc: Hút thuốc từ 20 điếu thuốc trở lên mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Di truyền học: Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là 40% nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, và gần 70% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường.
NGUYỄN CHÂU
Theo plo.vn
Để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu bé dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa Số liệu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47%...