Ở ngôi trường từng là hạng bét
Có một ngôi trường từng được lên báo ở mục… biếm họa vì “thành tích” đỗ tốt nghiệp hạng thấp nhất nước.
Không phụ huynh nào dám cho con vào học ngôi trường tai tiếng này. Tiền thưởng học sinh giỏi dư đến mấy chục triệu đồng vì không có học sinh giỏi để trao.
Vậy nhưng, sau một thời gian với những cách làm không giống ai của thầy giáo Phạm Hữu Thức – hiệu trưởng nhà trường, ngôi trường đã cất cánh… Đó là chuyện ở trường THPT Phan Châu Trinh (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Nhận trường từ lời khuyên của học trò
Năm 2002 trường THPT Phan Châu Trinh thành lập. Lúc đó thầy Thức đang là hiệu trưởng gần chục năm của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – một ngôi trường có chất lượng dạy và học thuộc tốp đầu của Quảng Nam lúc bấy giờ.
Năm học 2003-2004, trường THPT Phan Châu Trinh nổi tiếng cả nước bởi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ có 9,5%, thấp nhất nước. Tỉ lệ học sinh khá chỉ đếm trên đầu ngón tay, giỏi không có, đa số là học sinh yếu kém.
Trường tổ chức bình chọn lớp xuất sắc để trao cờ luân lưu.
Có lẽ sẽ khó có ngôi trường nào kỳ cục như trường này vì hội phí phụ huynh quyên góp phát thưởng học sinh giỏi cuối cấp nhưng mỗi năm dư đến 10-15 triệu đồng bởi không có học sinh giỏi để trao thưởng, học sinh khá chỉ 3-4 em. Việc thi đỗ ĐH-CĐ dường như là không tưởng, thậm chí trường đã lên tranh biếm họa của báo chí lúc bấy giờ.
Tháng 8/2004, sau hội nghị tổng kết năm học và triển khai kế hoạch năm học mới tại Sở GD-ĐT Quảng Nam, lãnh đạo sở nói nhỏ với thầy Thức: “Thầy ở lại chiều có việc nhé”. “Và trong cuộc làm việc chỉ có vài người, giám đốc sở vỗ vai tôi nói tổ chức phân công thầy về làm hiệu trưởng trường THPT Phan Châu Trinh. Nghe vậy, tôi sốc lắm – thầy Thức chia sẻ – Tôi xin phép nghỉ 10 ngày để đi Sài Gòn chơi và suy nghĩ.
Vào Sài Gòn, gặp những học trò cũ, em nào em nấy đều khuyên thầy: “Trường nào cũng là trường cả và thầy dù ở đâu cũng mãi là thầy, học trò cũng vậy. Thầy cứ nhận công việc mới đi, có gì khó khăn thầy hãy gọi cho tụi em”.
Về trường, thầy Thức đề nghị cho làm việc với chủ tịch UBND huyện Tiên Phước để ra điều kiện: “Tôi làm hiệu trưởng nhưng khi tôi trình những đề án phát triển trường thì huyện phải luôn ủng hộ tôi”.
Bởi lẽ ngôi trường lúc thầy Thức về nhậm chức năm 2005 có hơn 78% học sinh yếu, kém, trong đó khối 12 là 92% bởi đầu vào chất lượng quá thấp, không vào được công lập học sinh mới học ở đây. Nhiều giáo viên được chuyển từ trường THPT Huỳnh Thúc Kháng về đây cũng ngao ngán, có người bật khóc.
Chẩn bệnh rồi mới bốc thuốc
Video đang HOT
Ngày chúng tôi đến trường, thầy Thức cùng bí thư Đoàn trường đang trao cờ luân lưu cho lớp xuất sắc 11/2 về thành tích học tập, đạo đức cùng số tiền thưởng 200.000 đồng.
Thầy Thức cười tươi nói cứ mỗi quý ban thi đua khen thưởng của trường sẽ chọn một lớp xuất sắc nhất để trao cờ, khen thưởng. Còn hằng tháng trao bảng danh dự với màu đỏ, vàng, xanh dành cho ba học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trường.
Đó chỉ là một trong rất nhiều liều thuốc mà thầy Thức cùng các giáo viên đã dùng để vực dậy ngôi trường này.
Việc đầu tiên mà thầy Thức cùng các giáo viên làm đó là tập trung ôn tập và thi tốt nghiệp THPT cho khối 12. Vì thi có đậu tốt nghiệp thì cha mẹ mới yên tâm cho con vào học.
Thầy Thức kể: “Một cuộc hội thảo đổi mới cách dạy học được tổ chức tại trường, tôi mời lãnh đạo sở, giáo viên dạy giỏi các trường THPT từ thị xã Tam Kỳ, các huyện bạn về góp ý cho trường.
Ngoài ra, còn thành lập ban chỉ đạo ôn thi tốt nghiệp. Đích thân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi buổi phải dành 15 phút đến các lớp dò bài. Mỗi giáo viên đầu giờ phải kiểm tra bài vở của lớp mình. Ngoài ra, những học sinh còn lêu lổng, ham chơi không chịu học, tôi mời trực tiếp em đó và phụ huynh đến làm việc”.
Để hút học sinh, đích thân thầy Thức phải sang trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – ngôi trường khi trước thầy làm hiệu trưởng – để xin nhường cho một ít học sinh khá, giỏi nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đồng thời để triển khai đề án tuyển sinh, đích thân ban giám hiệu đến các trường THCS, các gia đình để tư vấn tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh. Từ hiệu trưởng đến giáo viên, một buổi đi dạy, một buổi xuống các xã để tư vấn tuyển sinh.
“Những buổi họp phụ huynh ở các trường, chúng tôi đều đến dự và xin 10 phút để giới thiệu về trường. Nếu học sinh giỏi về trường được miễn các khoản thu. Dù biết điều này là sai nhưng chúng tôi vẫn phải làm” – thầy Thức nhớ lại.
Thầy Huỳnh Tuấn Hiệp – tổ hóa sinh chia sẻ: “Nhọc nhằn suốt ba năm liên tiếp, thầy Thức lặn lội xuống các trường THCS của huyện để làm đề án tuyển sinh lớp 10, gây dựng những mầm xanh của trường. Thành tích của trường hôm nay cũng bắt đầu từ đề án tuyển sinh lớp 10 đó. Một thế hệ vàng với nhiều học sinh xuất sắc là điều mà mọi người dân Tiên Phước đều công nhận và tự hào”.
Đến thủ khoa của tỉnh
Vào nửa đêm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2004-2005, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Nam gọi điện cho thầy Thức báo tin tỉ lệ tốt nghiệp của trường là 92,6%. Đêm ấy thầy Thức không ngủ được, giữa đêm khuya thầy báo tin hết cho các giáo viên trong trường.
“Quả trời không phụ lòng người. Năm học 2003-2004, tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trường chỉ có 9,5% mà năm sau đó là 92,6%. Tôi nghe tin mà phát run người” – thầy Thức xúc động.
Nếu tỉ lệ đỗ CĐ, ĐH bốn năm đầu hầu như không có thì ba năm gần đây tăng liên tục, năm 2008-2009 đạt 22%, năm sau đạt 40,6%, năm sau nữa đạt 60%. Tỉ lệ học sinh thi đỗ ĐH, CĐ năm 2013-2014 đạt hơn 40%, trong đó có hai lớp đỗ ĐH, CĐ 100%.
Không chỉ vậy, năm học 2008-2009 trường THPT Phan Châu Trinh nổi tiếng với việc Phan Nguyên Hương đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Nam. Tiếp đó Nguyễn Thị Thuận đoạt giải nhì môn địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Ông Phùng Văn Huy – phó chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: “Những thành tựu mà trường THPT Phan Châu Trinh đạt được hôm nay rất đáng trân trọng và tự hào. Đây thật sự là một điển hình, tấm gương sáng trong công tác phát triển giáo dục và đào tạo của huyện. Thành công và dấu ấn riêng của trường ngày hôm nay có vai trò rất lớn của người thủ lĩnh – hiệu trưởng Phạm Hữu Thức. Những năm qua, với trọng trách của người cầm lái, bằng tình thương, nguyên tắc làm việc kiên định, dám nghĩ dám làm, thầy đã vững vàng chèo lái con thuyền giáo dục đi đúng hướng”.
Theo Đoàn Cường – Lê Trung/Báo Tuổi trẻ
Lối thoát nào?
Hội đồng quản trị của trường ngoài công lập có quyền lực mang tính quyết định đôi với moi hoạt động của nhà trường.
Không thể giải quyết mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị và hiệu trưởng, Trường tư thục Hữu Hậu (Q.Tân Bình, TP.HCM) hiện không còn tồn tại - Ảnh: L.T.
Trong bôi canh đo, hiêu trương se hanh xư ra sao, nhât la khi quan điêm cua minh không thông nhât vơi quyêt đinh cua nha đâu tư?
Cac chuyên gia, nha quan ly va nhưng ngươi trong cuôc đa hiên kê, tim lôi ra cho hiêu trương trương tư trong môi quan hê "nhay cam" vơi hôi đông quan tri.
Siêt quan ly
"Việc yêu cầu các trường ngoài công lập thực hiện nghiêm quy định về "3 công khai", cam kết về chất lượng cũng là một cách kiểm soát ngược lại đối với những người đầu tư vào trường học" Ông Nguyễn Hiệp Thống
Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng việc đầu tiên cần làm là phải siết chặt quản lý trên cơ sở những quy định hiện hành, trong đó việc kiểm tra trực tiếp phải thường xuyên và sát sao hơn. Tất cả những bất ổn, những dấu hiệu sai trái nếu có của các nhà trường đều phải được kiểm tra nhiều lần.
"Quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội là ghi nhận sự đóng góp của các trường ngoài công lập trong việc góp phần để học sinh có chỗ học, đảm bảo yêu cầu giáo dục chung, nhưng việc nghiêm túc trong giám sát thực hiện của cơ quan quản lý đã và sẽ là yếu tố buộc hội đồng quản trị, những người sáng lập trường ngoài công lập, phải thực hiện đầy đủ quy định và điều kiện đảm bảo chất lượng mà trước hết là thực hiện quy định liên quan tới bộ máy quản lý và hiệu trưởng" - ông Thống nói.
Khác với các năm trước, năm nay UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiên quyết ngừng giao chỉ tiêu với những trường không đủ điều kiện. Theo đo, để được tuyển sinh, mỗi trường ngoài công lập phải có năm tiêu chuẩn về các điều kiện tổ chức dạy - học, trong đó có ba tiêu chuẩn quan trọng nhất: tổ chức bộ máy và đội ngũ, cơ sở vật chất, công tác tài chính. Nếu đơn vị nào vi phạm một trong ba tiêu chuẩn này thì coi như không đạt yêu cầu và dứt khoát sẽ không được giao chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2014-2015. Mỗi tiêu chuẩn lại có một số tiêu chí tương ứng, trong đó có những tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết (như quyền sử dụng đất, hiệu trưởng, loại hình trường), chỉ cần vi phạm một tiêu chí là cả tiêu chuẩn coi như không đạt yêu cầu.
Ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết với các động thái tích cực và quy định mới, trong thời gian qua hàng loạt trường phải đánh giá lại các điều kiện của mình. Một số trường đã tổ chức tìm hiệu trưởng phù hợp, miễn nhiệm đối với những người quá tuổi làm quản lý. "Thực tế có những hiệu trưởng già yếu, chỉ đứng tên để đủ thủ tục. Hiệu trưởng như vậy thường không làm việc ở trường, hay đau ốm nên đương nhiên chất lượng không tốt. Do quan niệm trên hiệu trưởng còn là hội đồng quản trị nên nhiều trường không lo ngại việc "hiệu trưởng già, ốm". Nhưng với quy định mới, buộc các trường phải coi trọng vai trò của hiệu trưởng hơn" - ông Thông noi.
Cũng theo ông Thống, mặc dù trường ngoài công lập bị chi phối bởi hội đồng quản trị, những người sáng lập trường, nhưng những quy định, quyền hạn đối với hiệu trưởng trường công và trường tư như nhau, không phân biệt. Vì thế nếu cơ quan quản lý kiểm soát nghiêm thì các nhà đầu tư vào trường học không thể lơ là, bỏ qua quy định để "chỉ đạo hiệu trưởng" theo cách riêng của mình được. Đây chính là cơ sở để bảo vệ nhưng cũng để chấn chỉnh chất lượng hiệu trưởng.
Ro rang ngay tư đâu
Ông Đặng Đình Đại, hiệu trưởng Trường phổ thông Wellspring, Hà Nội, cho hay khác với hiệu trưởng trường công lập, hiệu trưởng trường ngoài công lập một mặt phải chấp hành các quy định về quản lý trong hệ thống GD-ĐT, một mặt phải có trách nhiệm chấp hành chủ trương của hội đồng quản trị. Tuyêt vơi nhât la hiệu trưởng "làm thuê" tìm được môi trường mà ý kiến của mình được tôn trọng, hiệu trưởng và những người góp vốn có chung tiếng nói. Mâu thuẫn cũng có thể xảy ra trong những công việc cụ thể nhưng trong những đường hướng mang tính chiến lược, những vấn đề quan trọng thì thống nhất được.
Nhưng trên thực tế việc "cơm không lành, canh không ngọt" cũng xảy ra nhiều. PGS Văn Như Cương chia se: "Để hiệu trưởng chủ động trong trọng trách của mình thì ngay từ đầu cần làm việc rõ để thống nhất về nguyên tắc làm việc. Dĩ nhiên những việc lớn thì hiệu trưởng cần trao đổi, bàn bạc, xin ý kiến hội đồng quản trị hay chủ trường, nhưng trong công việc chuyên môn hằng ngày thì cần để hiệu trưởng chủ động. Ví dụ như cách thức quản lý các tổ chuyên môn, kiểm tra hoạt động dạy học, chất lượng dạy học của giáo viên, tổ chức đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh, xử lý những công việc phát sinh hằng ngày...".
Cung quan điêm nay, ông Đặng Đình Đại cho rằng để không rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, trước khi nhận ngồi vào ghế hiệu trưởng, những hiệu trưởng làm thuê cần có cam kết cụ thể, chặt chẽ và thể hiện được quan điểm về giáo dục của mình. Việc này sẽ giúp hiệu trưởng dễ điều hành, đồng thời có thể trở thành "cầu nối" để chuyển tải những mong muốn của hội đồng quản trị tới phụ huynh, giáo viên, học sinh, và có thể góp tiếng nói phản biện với những chủ trương đi lệch mục tiêu giáo dục chất lượng mà các thành viên trong hội đồng quản trị trường đặt ra. Hiệu trưởng vượt lên được sự trói buộc của người "làm thuê" để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học là yếu tố củng cố niềm tin của người dân, về lâu dài mang lại lợi ích cho cả những người sáng lập.
Ông Phạm Trung Dũng (hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội):
Cân hanh lang phap ly chăt che, ro rang
Sau khi nghỉ hưu ở một trường công lập, tới gần đây tôi mới nhận lời về làm hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh. Môi trường làm việc ở đây tương đối tốt nên tôi không có nhiều trải nghiệm buồn về vị trí "hiệu trưởng làm thuê". Nhưng tôi nghĩ ở đâu mà những người sáng lập trường, những người có tiếng nói trong hội đồng quản trị xuất thân từ nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, hiểu về giáo dục thì việc điều hành của hiệu trưởng sẽ suôn sẻ hơn, ít xảy ra va chạm dẫn tới thiệt thòi cho người học.
Tuy nhiên, theo quy định pháp lý, trường ngoài công lập chịu sự rang buộc khác với trường công, nên hiệu trưởng bắt buộc phải chịu chi phối bởi quan điểm điều hành của hội đồng quản trị, chủ trường. Vì thế để có thể làm tốt công việc của mình, thống nhất quan điểm với hội đồng quản trị nhằm duy trì chất lượng, hiệu trưởng chỉ có thể bám sát những quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT như điều lệ trường trung học phổ thông, những quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng của sở GD-ĐT. Những quy định của cơ quan quản lý nhà nước càng chặt chẽ, rõ rang thì sẽ giúp các hiệu trưởng có "hành lang pháp lý" để làm việc đúng trách nhiệm trong tình huống phải thuyết phục những người sang lập trường.
Cân nhin vao điêm manh
Sự hợp tác, mối quan hệ tốt hay xấu, chặt chẽ hay cảm thông giữa hiệu trưởng và hội đồng quản trị là yếu tố quyết định thành bại của một trường tư thục. Thực tế thường có chuyện này: hiệu trưởng cho rằng hội đồng quản trị không có chuyên môn (họ đánh giá chủ tịch hội đồng quản trị là "dân xây dựng, chả biết gì"), hội đồng quản trị cũng có lý khi cho rằng hiệu trưởng "lạm quyền" trong khi mình mới là người đầu tư. Khi trường gặp chuyện, hiệu trưởng có thể dứt áo ra đi nhưng hội đồng quản trị mới là người phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ, thất bại.
Tôi có một số quy tắc khi làm việc trong các trường tư thục. Trước hết, hội đồng quản trị và hiệu trưởng cần nhìn vào điểm mạnh chứ đừng nhìn vào điểm yếu của nhau. Phải tạo cơ hội, điều kiện cho cộng sự của mình phát triển. Thứ hai, cần biết chờ đợi để cộng sự của mình có thời gian suy nghĩ và thay đổi. Khi một vấn đề được đưa ra tranh cãi gay gắt không có hồi kết, tôi đều đề nghị mọi người tạm ngừng tranh luận, duy trì mọi việc như cũ, suy nghĩ thêm một thời gian rồi bàn bạc lại. Thứ nữa, với vai trò hiệu trưởng phải để cho cộng sự của mình thấy rằng để phát triển nhà trường cần sự trung thực, tinh thần trách nhiệm và phải hết lòng vì mục tiêu giáo dục thì sẽ có lợi nhuận, chứ không phải đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu.(Một giáo sư nhiều năm là hiệu trưởng một trường tư thục có tiếng tại TP.HCM)
Giáo dục không phải "mì ăn liền"
Tôi thường đùa với đồng nghiệp là trong xã hội chúng ta có hai chủ đề mà ai cũng bàn tán sôi nổi, hăng say cứ như mình là chuyên gia, đó là giáo dục và... bóng đá. Làm giáo dục, kinh doanh giáo dục nghe thì dễ, nhưng "vào trận" thì không phải ai cũng hiểu. Không ít hội đồng quản trị vì suy nghĩ "giáo dục có gì đâu mà không làm được" nên nhúng tay quá sâu vào chuyên môn của ban giám hiệu.
Mở một ngôi trường, đâu dễ chỉ vài năm là có lời, cái mà chúng ta kiên trì xây dựng là những giá trị vô hình: nhân lực, thương hiệu, quan điểm... Nếu chủ tịch hội đồng quản trị hiểu được điều này thì họ sẽ không làm theo kiểu "bóc ngắn cắn dài" hay "mì ăn liền", mà sẽ kiên trì với định hướng sư phạm để sản phẩm của họ ổn định và phát triển. Vi vây câu chuyện phát triển một trường tư phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của nhà đầu tư khi quyết định dốc tiền đầu tư vào một sản phẩm mà phải đổ rất nhiều mồ hôi, tâm sức và thời gian mới cho trái ngọt. Chỉ có những nhà đầu tư chịu tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục nói chung và đặc thù trường tư thục tại VN nói riêng mới có thể "cởi trói" cho hiệu trưởng, chứ không phải một quy định hay chỉ đạo nào khác.(Hiệu trưởng một trường tư thục tại Q.Tân Bình, TP.HCM)
Theo Tuoitre
Ngôi trường "kỳ lạ" Đó là Trường tiểu học An Phú Tân D (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). Sau hơn 30 năm không có nhà vệ sinh, ngôi trường được đầu tư xây dựng mới, đạt chuẩn thì lại không có điện nước, không có đường vào dẫn đến lắm chuyện dở khóc dở cười. Nhà vệ sinh tạm trước sân trường - Ảnh: Sơn Bình...