Ở một nơi giáo viên vừa dạy chữ vừa chăm trò
Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp trồng người, dù đời sống sinh hoạt hết sức vất vả, khó khăn, những giáo viên vùng sâu vùng xa ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông, Kon Tum vẫn ngày ngày cần mẫn, tận tụy “ gieo hạt, ươm mầm” con chữ cho học sinh nơi đây với mong muốn tiếp sức cho ước mơ của các em được vươn cao bay xa…
Thầy cô vừa lo dạy chữ vừa chăm từng bữa ăn cho học sinh
Ngoài những trăn trở thường trực của nghề dạy học, thầy cô giáo ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông còn gặp phải nhiều nỗi vất vả khác. Nếu không yêu nghề, không có tinh thần trách nhiệm với nghề thì các thầy cô khó lòng bám trụ được nơi vùng núi Ngọc Linh này.
Đơn cử như trường hợp của vợ chồng thầy Trần Nhật Lam – Hiệu trưởng Trường PTBT THCS Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) là một trong nhiều trường hợp điển hình cho sự tận tụy gieo chữ nơi vùng sâu.
Vợ chồng thầy Lam đã gắn bó vùng núi Ngọc Linh gần 20 năm. Chồng dạy ở Mường Hoong, vợ dạy ở xã Ngọc Linh. Suốt gần 20 năm công tác ở Mường Hoong, thầy Lam đã rèn dạy bao lớp thế hệ học sinh ở nơi này.
Gần như ai ở Mường Hoong và Ngọc Linh đều biết đến vợ chồng thầy Lam. Bởi, vợ chồng thầy đã lội khắp các thôn làng vì sự nghiệp giáo dục. Ấy vậy mà giờ đây, dù đã có hai con, vợ chồng thầy vẫn ăn cơm tập thể, ở nhà tập thể ngay trong ngôi trường của mình. Người con lớn của vợ chồng thầy phải gửi nhờ người nhà tại trung tâm huyện Đăk Glei để ở và học tập. Có khi đến nửa tháng, vợ chồng thầy Lam mới ra thăm con một lần.
Thầy Lam kể: Giờ đây, đường Tỉnh lộ 673 được đổ nhựa nên dễ đi hơn chứ trước đây thì việc đi lại vất vả lắm. Mùa mưa đi cả ngày mới ra được đến trung tâm huyện. Vì vậy, vợ chồng mình có khi 1-2 tháng mới ra thăm con, chỉ biết điện thoại động viên con chịu khó học, ngoan…
Vất vả là vậy, nhưng khi tâm sự với chúng tôi, ánh mắt của thầy Lam vẫn ánh lên niềm vui khi nhắc tới một số học trò của mình đã trưởng thành, thành đạt. Như trường hợp của A Thiên, hiện là bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei; Y Hồng, A Vang… hiện là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Quy Nhơn…
Những tấm gương học trò ấy là lớp thế hệ được thầy Lam và các thầy cô giáo ở Mường Hoong kiên trì gieo ươm. Đó cũng là niềm vui và động lực để thầy Lam cũng như những thầy cô giáo ở vùng sâu Mường Hoong, Ngọc Linh tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Video đang HOT
Cũng vất vả khó khăn không kém, những thầy cô giáo ở vùng khó Tu Mơ Rông đã và đang khắc phục mọi khó khăn để “gieo chữ” và hun đúc ước mơ cho lũ trẻ. Hình ảnh những chiếc xe máy được cột, đèo đủ thứ như gạo, thực phẩm, rau, cá khô… phục vụ sinh hoạt được những thầy, cô giáo chuyên chở hàng tuần từ Đăk Tô vào Tu Mơ Rông đã trở nên quen thuộc.
Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa thì trầy trật trăm bề. Khó khăn là vậy nhưng suốt hơn 12 năm (kể từ khi tách huyện 2005 đến nay), nhiều thầy, cô giáo vẫn kiên trì bám trường bám lớp, như trường hợp thầy Nguyễn Ngọc Dũng (Trường bán trú Tiểu học Ngọc Yêu), thầy Tưởng Văn Quang (Trường PTBT THCS Măng Ri)…
Thầy Nguyễn Ngọc Dũng tâm sự: “Việc đi lại vào xã Ngọc Yêu mới đỡ vất vả khoảng 2 năm nay, kể từ khi con đường Tu Mơ Rông- Ngọc Yêu được đổ bê tông. Còn những năm trước việc đi lại rất vất vả, đặc biệt là vào mùa mưa. Nhiều hôm xe máy không thể đi được, đành đi bộ mất cả nửa ngày đường mới tới. Nếu không yêu nghề thì khó có thể vượt qua được”.
Cũng theo lời thầy Dũng kể, để huy động triệt để học sinh trong độ tuổi đến trường và duy trì sĩ số, ngay từ khi chuẩn bị vào năm học mới, nhà trường đã cùng chính quyền xã tổ chức vận động phụ huynh cho các em đến trường.
Mỗi khi có học sinh vắng mặt không có lý do, giáo viên đến tận nhà để tìm hiểu, hỏi thăm, vận động đến trường, có khi phải lội bộ vài cây số đường rừng. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa vất vả lắm, nhiều khi lốp xe máy phải quấn dây xích mà vẫn ngã lên ngã xuống…
Không chỉ vượt khó khăn để “gieo chữ”, những thầy, cô giáo vùng sâu Tu Mơ Rông còn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Bên cạnh họ, cả ban giám hiệu nhà trường cũng vào bếp lo từng bữa ăn cho các em.
Thầy Tưởng Văn Quang – Hiệu trưởng Trường PTBT THCS Măng Ri – tâm sự: “Vì điều kiện còn nhiều thiếu thốn nên giáo viên nhà trường phân công nhau nấu ăn phục vụ học sinh, kể cả ban giám hiệu. Sau khi học chính khóa buổi sáng, các em được ăn trưa, nghỉ ngơi lấy sức học phụ đạo vào buổi chiều.
Nấu ăn cho học sinh cũng như nấu ăn cho mình. Nhìn thấy các em ăn bữa cơm ngon, nóng, bảo đảm sức khỏe, học tiến bộ, anh em giáo viên tuy chịu cực một chút nhưng ai cũng vui lòng”.
Những việc làm mà thầy cô giáo ở vùng sâu Đăk Glei và Tu Mơ Rông nói riêng, các địa bàn khác ở Kon Tum nói chung đã và đang làm thật trân trọng. Niềm vui với họ là nhìn thấy học sinh trưởng thành, người dân quý trọng.
Và ngày Nhà giáo Việt Nam, món quà nhận được chỉ là những bông hoa rừng ngắt vội, là bó rau, cái bắp chuối, hay quả bầu, quả bí trong vườn nhưng cũng đủ làm cho họ ấm lòng. Những món quà giản dị nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, động viên thầy cô tiếp tục gắn bó và tận tụy với công việc “gieo chữ” ở những nơi còn nhiều gian khó khăn như Tu Mơ Rông, Đăk Glei…
Thầy Lâm luôn quan tâm động viên học sinh ra lớp
Theo Giaoducthoidai.vn
Làm đúng song vẫn 'rút kinh nghiệm' vụ SV Quy Nhơn bức xúc vì mang nợ
Khẳng định việc thu học phí theo tín chỉ là đúng quy định, tuy nhiên Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) vẫn tiến hành "rút kinh nghiệm" vì cách làm chưa bài bản đã khiến sinh viên phản ứng dữ dội.
Trước những bức xúc của sinh viên liên quan đến khoản tiền thu học phí chênh lệch giữa tính theo tín chỉ và niên chế, ông Phan Vũ Hạnh - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Trường ại học Quy Nhơn), khẳng định nhà trường đã thu học phí theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo ông Hạnh, bắt đầu từ sinh viên khóa 38, 39 khi nhập học, phía nhà trường đã quy định mức thu học phí theo tín chỉ. Tuy nhiên, khi xây dựng phần mềm thu tín chỉ gặp phải sự cố nên nhà trường đã thông báo tạm thu theo niên chế. Đến nay, phần mềm đi vào hoạt động thì xảy ra sự chênh lệch học phí giữa 2 hình thức thu theo tín chỉ và tạm thu theo niên chế.
"Cách tính mức học phí theo tín chỉ cho từng khóa, ngành như sau: Mức học phí một tín chỉ bằng (=) Tổng học phí toàn khóa học theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP chia (/) Tổng số tín chỉ toàn khóa. Nghĩa là mức thu học phí 1 tín chỉ được dùng để thu suốt cho 4 năm học, còn tổng mức tiền học phí sinh viên phải đóng giữa 2 hình thức tạm thu theo niên chế và tín chỉ là như nhau. Tuy nhiên, số tiền chênh lệch sinh viên phải nộp thêm là do trong năm một và năm hai thường các môn đại cương nhiều, sinh viên đăng ký tín chỉ nhiều nên học phí tăng thêm so với mức nộp tạm thu niên chế. Còn hai năm cuối, tập trung vào các môn chuyên sâu, thực tập, thực tế... khối lượng tín chỉ ít lại thì học phí sẽ thấp", ông Hạnh cho hay.
Ông Phan Vũ Hạnh - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Trường ại học Quy Nhơn). Ảnh: D.T
Trước câu hỏi, tại sao phần mềm thu học phí theo tín chỉ mới hoàn thành trong năm 2017 nhưng nhà trường lại quyết định thu theo tín chỉ từ năm 2015, ông Hạnh thừa nhận: "Cái này do nhà trường không lường trước được việc phần mềm gặp sự cố. Chúng tôi nghĩ sẽ triển khai tốt nhưng thực tế khi xây dựng phần mềm, gặp rất nhiều rắc rối. Trong khi đó, nhà trường đã thông báo cho sinh viên thu theo tín chỉ nên nếu đảo ngược lại thu theo niên chế thì tình hình càng phức tạp nên quyết định tạm thu theo niên chế là chuẩn nhất. Trong thời gian chờ đợi phần mềm hoàn chỉnh, gần 2 năm qua chúng tôi đã thông báo rõ ràng từ đầu năm học với sinh viên rằng, tiền học phí là khoản tạm thu, khi có phần mềm thu theo tín chỉ thì sẽ tính lại".
Trường Đại học Quy Nhơn khẳng định việc thu học phí theo tín chỉ là đúng quy định. Ảnh: D.T
Đề cập đến một số trường hợp cá biệt có sinh viên "choáng váng" khi nhận thông báo nợ học phí lên đến hơn 17 triệu đồng. Xác nhận có trường hợp trên, ông Hạnh cho hay: "Sở dĩ, ngoài tiền chênh lệch những sinh viên này đang còn nợ học phí các kỳ trước chưa chịu nộp cho nhà trường. Vì vậy, khi áp dụng phần mềm thu học phí theo tín chỉ, phần mềm này sẽ thông báo số tiền còn nợ vào tài khoản sinh viên, chứ hoàn toàn không chỉ là tiền chênh lệch".
Cũng theo ông Hạnh, toàn trường hiện có khoảng 4.773 sinh viên năm 2 (khóa 39) và năm 3 (khóa 38) phải nộp thêm hoặc được trả lại khoản tiền chênh lệch, số tiền chênh lệch sinh viên phải nộp cao nhất hiện nay là khoảng hơn 4 triệu đồng.
PGS.TS Nguyễn Đình Hiền - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn: "Trường rút kinh nghiệm". Ảnh: D.T
Trao đổi về việc này, PGS.TS Nguyễn Đình Hiền - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn cho rằng, việc thực hiện thu học phí theo tín chỉ và tạm thu theo niên chế của trường là đúng theo quy định. Tuy nhiên, cách làm chưa bài bản dẫn đến sinh viên chưa nắm rõ vấn đề.
"Quan điểm của trường là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập. Tuy nhiên, việc thu học phí và tiền chênh lệch cùng một lúc là không phù hợp trong tình hình các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt. Qua vụ việc này, nhà trường sẽ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Chúng tôi đã tổ chức cuộc họp và có lưu ý lãnh đạo trường, các khoa phải rút kinh nghiệm để sinh viên không hiểu sai cách thức làm việc của trường. Sinh viên nào chưa hiểu rõ thì nhà trường cam kết sẽ giải thích cho từng em một", ông Hiền thông tin.
Dãn thời gian nộp tiền chênh lệchPGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn - cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế các tỉnh miền Trung và điều kiện gia đình sinh viên, nhà trường vừa có văn bản điều chỉnh thời gian nộp học phí học kỳ 1 (năm học 2017-2018) và các khoản nợ còn lại của các kỳ trước gồm: Tiền chênh lệch giữa tạm thu theo niên chế và tín chỉ, số nợ học phí kỳ chính, học lại của các kỳ trước (theo thông báo nợ trường đã gửi đến các khoa).Theo đó, đối với khoản chênh lệch học phí giữa thu theo tín chỉ và tạm thu theo niên chế của sinh viên các khóa 38 và 39, nhà trường thống nhất cho sinh viên khóa 38 nộp thành 3 đợt (mỗi đợt bằng 1/3 khoản chênh lệch) và nộp vào học kỳ 2 năm học 2017-2018, học kỳ 1 năm 2018-2019 và học kỳ 2 năm học 2018-2019. Còn sinh viên khóa 39 thì nộp thành 2 đợt (mỗi đợt bằng 1/2 khoản chênh lệch) và nộp vào học kỳ 2 năm học 2017-2018, học kỳ 1 năm học 2018-2019.Đối với học phí học kỳ 1 năm học 2017-2018 và các khoản nợ học kỳ chính, học lại của các kỳ trước, nhà trường yêu cầu sinh viên các khóa 36, 37, 38, 39 phải nộp đầy đủ các khoản học phí trên đúng theo thông báo số 2138/TB-ĐHQN. Sinh viên phải nộp các khoản này từ 27.11 - 15.12.
Theo Danviet
Diễn biến bất ngờ vụ sinh viên Đại học Quy Nhơn bức xúc vì mang nợ Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) bất ngờ có văn bản dãn thời gian nộp tiền nợ học phí do chênh lệch giữa tạm thu theo niên chế và tín chỉ cho sinh viên khóa 38, 39. Chiều nay (27.11), trao đổi với phóng viên, PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn - cho biết, sau khi...