Ở lớp chọn và những điều teen hay lo lắng
Liệu có phải tất cả ai học lớp chọn cũng là tốt?
Hiện nay các bậc phụ huynh đang có xu hướng là muốn con mình được học lớp chọn. Bởi lớp chọn thì sẽ được đầu tư thầy, cô tốt, nhiều học sinh ưu tú. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh chúng mình sẽ được học tập trong một môi trường có thể gọi là “hoàn hảo”. Thế nhưng liệu có phải tất cả ai học lớp chọn cũng là tốt?
Ưu điểm của lớp chọn
Ai cũng phải thừa nhận rằng lớp chọn là nơi tập hợp những học sinh ưu tú nhất, những học sinh có khả năng nhất và điểm số cao nhất. Hầu hết các học sinh trong lớp chọn đều là những teen ham học. Vì thế khi bố mẹ có suy nghĩ muốn con mình vào đấy để có môi trường cạnh tranh với các bạn. Sống trong một tập thể mà ai cũng giỏi khiến teen càng thêm nỗ lực và phấn đấu hơn. Bên cạnh đó, lớp chọn là mũi nhọn của nhà trường nên các bạn sẽ được học với những thầy cô tốt nhất, được nâng cao kiến thức và là nguồn chính để chọn vào các kì thi học sinh giỏi của trường.
Bên cạnh đó, việc con mình được học lớp chọn bố mẹ nào cũng cảm thấy rất yên tâm. Bởi các bạn sẽ được trang bị những kiến thức nâng cao, thường xuyên được làm quen và giải những đề trong các kì thi quan trọng của các năm trước để học tập kinh nghiệm. Thành ra khi thi đại học, các bạn sẽ vững vàng hơn về kiến thức lẫn tâm lí.
Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những cái mất…
Nếu là lớp với đại đa số là các teen có gia cảnh khá giả hoặc giàu có thì những bạn điều kiện không được tốt mỗi lần đóng góp quỹ rồi tiền đi chơi, đi du lịch hay các cuộc liên hoan nhân ngày 8/3, 20/10… cũng là một vấn đề nan giải dành cho teen “xóm nhà lá”. Nếu tán thành đi chơi thì sẽ không biết lấy tiền ở đâu, nếu không đồng ý thì bạn đó sẽ bị cho là ki bo.
Lỡ gặp phải trường hợp toàn những bạn “mọt sách”, luôn mang tâm trạng… “chiến đấu”, chỉ quan tâm đến việc học mà lại không thèm giao lưu hay hưởng ứng các cuộc vui của lớp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bạn khác, làm mất đi không khí vui tươi của lớp học, mà mỗi ngày đều phải im lặng “chiến đấu” cùng với tập và vở!
Video đang HOT
Áp lực tâm lí
Tâm lí đã học lớp chọn thì phải giỏi, vô tình tạo thêm gánh nặng lên đôi vai của teen. Nhất là chuyện thành tích! Nó tạo ra sự ganh đua ngầm giữa các bạn với nhau. Vô tình teen sẽ có cho mình tính ích kỉ, không biết cách giúp đỡ bạn trong học tập, coi trọng chuyện thắng thua, điểm chác. Không quan tâm đến tập thể lớp mà chỉ nghĩ về thành tích của mình. Và đây chính là lí do vì sao không khí lớp luôn trong tình trạng căng thẳng, ngột ngạt mặc dù chẳng ai nói ra.
Nhiều bạn có lực học đuối hơn một chút rất dễ chán nản khi thấy mình làm bài điểm thấp so với các bạn khác, cảm giác xấu hổ và từ đó xuất hiện ý nghĩ buông xuôi mọi thứ. Hậu quả là ngày càng kém đi! Không ít teen đã phải năn nỉ bố mẹ xin cho chuyển lớp khác hoặc chuyển trường.
Hoa (19t, học sinh trường THPT BTX) chia sẻ: “Suốt những năm phổ thông mình học lớp chọn. Lớp mình ai cũng chăm chỉ và học giỏi. Nhìn bên ngoài các bạn lớp khác rất nể phục. Thế nhưng không ai biết rằng, khi các bạn lớp khác đang hò hét, nói cười về các kế hoạch chuẩn bị cho ngày 8/3 thì lớp vẫn im thin thít. Nhìn các bạn lớp khác vô tư trao đổi tài liệu rồi ngồi thành từng nhóm giảng bài cho nhau mà mình thấy ghen tị. Lớp mình hiếm khi nào có được không khí vui vẻ như thế lắm. Hình như ai trông lúc nào cũng như đang hối hả với đống bài tập.”
Tất nhiên không phải lớp chọn nào cũng buồn và tẻ nhạt như vậy. Vẫn có những tập thể lớp hòa đồng và rất đoàn kết.
Tạm kết
Khoảng thời gian học cùng nhau vô cùng ngắn ngủi. Mới ngày nào chân ướt chân ráo bước vào lớp thì nay đã hết 3 năm cấp 3. Thế nên teen hãy cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập, cùng nhau xây dựng những kỉ niệm thật đẹp của tuổi học trò nhé! Đừng quan tâm rằng mình học lớp chọn hay lớp thường, ở đâu cũng có những chuyện vui chuyện buồn, cái được cái mất, chỉ cần teen cố gắng hết sức để đạt được thành tích tốt nhất là được rồi.
Theo PLXH
9X mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam
Mới 21 tuổi nhưng đang theo học chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT, mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, Lý Tùng Nam đang đi ngược lại những "định kiến" về 9X của nhiều người hiện nay.
Ngay từ khi học lớp 11, khi mà nhiều bạn cùng tuổi còn đang ham chơi hơn ham học thì Nam đã dần dần định hướng cho con đường sắp tới của mình: "Mình có thể ngồi hàng giờ chỉ đề nghịch ngợm, mày mò hết các thứ linh tinh trên máy tính nên mình nghĩ chắc CNTT là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Đầu năm lớp 11, bài vở chưa nhiều, thời gian khá rảnh rỗi nên mình hay "lang thang" trên mạng tìm hiểu về các chương trình đào tạo CNTT của các trường ĐH cả trong nước và quốc tế."
Lựa chọn đi đường tắt
Đại học luôn là đích đến của hầu hết tất cả các bạn học sinh lớp 12. Và Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Nam lại quyết định chọn một con đường tắt để đi đến đích.
Nam chia sẻ: "Bố mẹ mình khá khắt khe trong việc lựa chọn trường và rất muốn mình theo học các trường hệ Chính quy. Không muốn trái lời nên mình vẫn học ôn thi tốt nghiệp và ôn thi vào Đại học như bình thường. Và sau kỳ thi, mình đã nhận được giấy thông báo trúng tuyển của Đại học Giao thông vận tải."
Không ít người nghĩ rằng chỉ khi nào không đỗ đại học trong nước thì mới đi du học hoặc tham gia học các chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam. Thế nhưng, Nam lại suy nghĩ hoàn toàn khác: "Tình cờ qua một người bạn đang học tại trường ĐH FPT mà mình biết là Trường ĐH FPT và ĐH Greenwich của Anh có liên kết đào tạo chuyên ngành CNTT với nhau trong chương trình Cử nhân Top-up. Lúc đó mình nghĩ nếu theo học ĐH Giao thông vận tải sẽ phải mất 4,5 năm để tốt nghiệp, còn nếu học theo chương trình Cử nhân Top-up thì chỉ sẽ phải mất 3 năm. Đặc biệt, theo học Cử nhân Top-up thì bằng mình nhận được là bằng của nước Anh và có giá trị trên toàn thế giới. Cân đo đong đếm mãi cuối cùng mình cũng lựa chọn con đường Cử nhân Top-up. Và rất may mắn là mình cũng thuyết phục được bố mẹ về quyết định này".
Lý Tùng Nam (bên phải) trong lễ tốt nghiệp và trao bằng của chương trình Cử nhân Top-up.
"Theo học Cử nhân Top-up, mình vừa là sinh viên của Trường ĐH FPT, vừa là sinh viên của ĐH Greenwich, điều này làm mình rất tự hào. Đi đến đâu mình cũng "khoe" được là sinh viên của hai trường để đến nỗi bị bạn bè trêu chọc "Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi. Đúng là họ nhà Cóc". (Linh vật của trường ĐH FPT là Cóc nên mỗi sinh viên trường ĐH FPT đều được ví như là một chú cóc)
Ước mơ trở thành Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam
Chuẩn bị hành trang cho mình từ rất sớm, vì vậy ở tuổi 21, khi các bạn còn đang học năm thứ 3, thứ 4 đại học thì Nam đã "ung dung" hoàn tất chương trình Cử nhân Top-up và cầm trong tay tấm bằng Đại học, đồng thời tiếp tục sự nghiệp học tập của mình với chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT.
"Thời gian học Đại học theo chương trình Cử nhân Top-up của mình chỉ có 3 năm nhưng không phải vì thế mà kiến thức mình thu được ít hơn các bạn học 4, 5 năm. Tất cả học liệu, giáo trình, bài giảng đều bằng tiếng Anh, cộng thêm việc được học cùng các bạn quốc tế đã giúp vốn tiếng Anh của mình khá lên rất nhiều so với trước khi vào trường. Ngoài ra, tiếp xúc với các bạn sinh viên quốc tế đã giúp mình biết thêm về văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Giờ đây mình đã có thể nấu được món thịt bò nướng suya, món ăn truyền thống của người Nigeria mà một người bạn Nigeria đã dạy mình rồi đấy".
Với thành tích học tập như vậy nhưng Nam hoàn toàn không phải là một "con mọt sách" chỉ biết học, học và học. Tuy việc học khá bận rộn nhưng Nam vẫn tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể thao, vui chơi cùng bạn bè như bóng đá, bóng bàn, bi-a, rồi "trà chanh chém gió"... Đặc biệt, cậu bạn này còn là hội viên tích cực của rất nhiều CLB tại trường ĐH FPT như CLB cờ vua, CLB guitar, CLB Hiphop...
Nam hồ hởi chia sẻ về dự định tiếp theo của mình: "Sang năm, mình sẽ cố gắng có được bằng Thạc sĩ, sau đó sẽ đi làm, tích lũy kinh nghiệm và tiếp tục học lên Tiến sĩ. Hy vọng mình sẽ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam" (cười)
Thử tra Google gõ từ khóa "thế hệ 9X" chúng ta sẽ bắt gặp vô vàn những cụm từ như "9X lộ hàng", "9X nổi loạn"... Nếu chỉ qua đó thì không ít người sẽ có ngay một cái nhìn không mấy thiện cảm về các bạn 9X. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bạn trẻ 9X khác với những ước mơ đầy nhiệt huyết, như Nam với ước mơ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, thì chúng ta sẽ cần phải có một cái nhìn hoàn toàn khác về "thế hệ tương lai" của đất nước.
Theo DT
Đỗ ĐH với 27 điểm, cậu học trò nghèo lo không có tiền học Ngày nhn giấy báouH, cung nấn ná mi mi thng báo cho biết. Hai con vừa mừng, vừa lo, lo vy nhpc sến cha c tin. Thng con thiệt thi từ bé, anh Tnhộng vin coc... Gặp chúng ti, cung thn Văn Bc, xn, huyệng Sn (Thaa) vẻ mặt buồn buồn say ra Hài nhponh Bángi v. lo cho con c tin nhpc,...