Ở lại thêm ngoài giờ học, phụ huynh lo con bị quá sức
Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, một số bạn đọc thông tin tại Trường Tiểu học Phú Hòa Đông (thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) tổ chức cho học sinh (HS) ở lại thêm tại trường đến 17 giờ 45.
Ảnh minh họa
Cụ thể, các em HS đã học cả hai buổi sáng và chiều rất mệt, nay trường lại tổ chức HS ở lại thêm giờ từ thứ Hai đến thứ Năm hằng tuần. Việc này sẽ gây áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các em HS.
Anh NT, một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Phú Hòa Đông, cho biết: “Con tôi học hai buổi tại trường, bắt đầu từ 6 giờ đã vào lớp và kết thúc ngày học là 16 giờ 15. Mới đây, trường thông báo là các em được học thêm giờ đến 17 giờ 45 tại trường. Dù rằng trường thông báo việc học tại trường do phụ huynh đăng ký chứ không bắt buộc nhưng vì tổ chức tại trường nên tôi sợ con mình không tham gia sẽ không theo kịp kiến thức của bạn bè. Chính vì thế, nhiều phụ huynh buộc lòng phải đăng ký cho con học”.
“Dù rằng học phí mỗi HS chỉ 300.000 đồng/tháng nhưng việc học thêm tại trường liên tục như thế làm chúng tôi rất lo cho các bé sẽ không chịu nổi về sức khỏe” – anh NT nói.
Trao đổi với chúng tôi, bà Hồ Thị Bích Tuyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Hòa Đông, cho biết đúng là trường có tổ chức cho các em HS ở lại thêm giờ tại trường. Tuy nhiên, việc tổ chức cho các em ở lại tại trường không phải để dạy thêm, mà trường tổ chức câu lạc bộ để các em rèn thêm kỹ năng sống. Việc HS ở lại ngoài giờ trên tinh thần tự nguyện và trường đã xin ý kiến của Phòng GD&ĐT huyện.
Video đang HOT
“Phụ huynh của các em HS chủ yếu làm công nhân tại các khu công nghiệp và thường đón các em trễ. Từ nguyện vọng của một số phụ huynh, trường tổ chức giữ thêm giờ để các em có nơi vui chơi trong thời gian chờ phụ huynh đến đón. HS ở lại thêm giờ tại trường chỉ vui chơi là chính, không học thêm chương trình ở lớp. HS học tại lớp đã đáp ứng đầy đủ kiến thức nên phụ huynh hãy an tâm, nếu không ở lại thêm giờ cũng không ảnh hưởng đến việc học của các em. Những phụ huynh nào không có nhu cầu gửi con thêm giờ tại trường thì không cần phải gửi” – bà Bích Tuyền khẳng định.
Chương trình lớp 1: Phụ huynh "đánh vật" học cùng con, giáo viên kêu quá tải
Sau hơn 1 tháng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều phụ huynh, giáo viên đều cho rằng chương trình quá nặng. Song Bộ GD-ĐT lại cho rằng, hiện tại còn quá sớm để đánh giá chương trình khó.
Những ngày cuối tuần, thay vì đưa con đi chơi, thăm ông bà như thường nhật, mẹ con chị Nguyễn Anh Thư (Hà Đông, Hà Nội) lại ngồi học miệt mài từ 8h sáng đến trưa, buổi chiều, chị cho con chơi 1 lúc rồi lại tiếp tục ngồi tập đánh vần, tập viết. Có những lúc, mẹ đang nấu cơm, con cũng phải theo vào bếp để học cùng.
Chị Thư cho biết, thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT, gia đình chị không cho con đi học trước, cháu chỉ bắt đầu học chữ khi vào lớp 1. Nhưng ngay từ những buổi đầu tiên, chị Thư thực sự hoang mang khi con học không hiểu, nhầm lẫn giữa các âm, đánh vần cũng sai.
"Thời gian đầu tôi rất lo lắng vì nghĩ con mình chậm hơn các bạn, hoặc do tư duy của con không tốt. Vì trước đó, chị của cháu học lớp 1, gia đình cũng không dạy trước, nhưng cháu học rất nhẹ nhàng và nhanh biết đọc, biết viết. Nhưng khi hỏi các phụ huynh khác, tôi đều thấy mọi người kêu con đi học về dạy mãi không thể tiếp thu", chị Thư cho biết.
Chị Thư chia sẻ, ngoài giờ học trên lớp, ngày nào chị cũng phải ngồi học cùng con tới khuya, chỉ khi nào 2 mẹ con buồn ngủ quá mới nghỉ. Cũng vì buổi tối phải học quá nhiều, mà hôm sau đến lớp, con chị lại thường xuyên ngủ gật, mất tập trung vào bài giảng, bị cô giáo nhắc nhở.
Giống như chị Thư, chị Hoàng Thu Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phản ánh quá vất vả khi con học chương trình lớp 1 mới.
Chị Huyền cho biết, nội dung sách giáo khoa thiết kế chương trình học quá nhanh, trẻ không thể theo kịp. "Nếu không cho con học trước chương trình thì rất khó đuổi kịp tiến độ bài học trong sách mới. Mỗi buổi con học 2 âm, sau đó ghép thành vần. Mới được tháng đầu tiên, khi đánh vần chưa sõi, sách đã có những đoạn văn dài vài dòng cho các con đọc".
Phụ huynh này cũng than phiền rằng, với trẻ lớp 1, học quá nhiều thì con mệt và chán, nhưng không học thì không thể theo kịp chương trình trên lớp. Bố mẹ cũng mệt mỏi, áp lực theo. Những ngày này, chị Huyền phải cố gắng làm thêm giờ ở cơ quan, để không phải mang việc về nhà buổi tối, dành thời gian dạy con. Trong khi đó, chồng chị lại phải cố gắng về sớm đón con thay vợ, bà nội ở nhà nấu sẵn cơm nước. Khi con đi học về, chơi khoảng 1 tiếng, tắm rửa ăn cơm rồi 2 mẹ con lại lao vào bàn học đến 10h, 10 rưỡi đêm mới đi ngủ.
Không chỉ phụ huynh, ngay cả giáo viên cũng cảm thấy áp lực. Cô Nguyễn Thanh Lan, giáo viên tiểu học tại Hà Nội cũng cho rằng, sách mới thiết kế dạy chữ có tốc độ nhanh. Mỗi bài gồm các nội dung nhận biết mặt chữ, ráp âm, vần, học thuộc chữ, viết chữ và đọc câu văn cuối bài... Nhiều kiến thức được tích hợp trong một bài học.
Theo cô Lan, với học sinh lớp 1, mỗi tiết 30-35 phút không thể đủ để vừa đọc vừa viết. "Học sinh mệt mỏi, và giáo viên cũng rất mệt khi chương trình nặng, một lớp mấy chục học sinh, phải để ý từng em một, không thể có đủ thời gian. Bởi vậy các cô thường xuyên phải nhờ phụ huynh dạy kèm con tại nhà", cô Lan cho biết.
Bộ GD-ĐT: Nói chương trình khó còn quá sớm!
Trao đổi về vấn đề này, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, đến nay Bộ chưa nhận được ý kiến phản ánh chính thức bằng văn bản từ các giáo viên hay cơ sở giáo dục, chuyên gia về chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới,
Ông Tài cho rằng, chương trình được thực hiện có quy chuẩn đầu ra và khung thời lượng rõ ràng. Theo đó, trong chương trình khối 1 có 9 môn học thì chương trình quy chuẩn đầu ra từng môn học là khác nhau. Ví dụ, môn Tiếng Việt, kết thúc lớp 1, học sinh có thể viết được 1 phút bao nhiêu từ, đọc thế nào. Để đạt được mục tiêu đầu ra, chương trình giáo dục phổ thông mới quy định số tiết của môn Tiếng Việt là 420 tiết. Tất cả các bộ sách đều phải thiết kế dựa trên chuản đầu ra và khung chương trình chung của Bộ.
"Khi ban hành chương trình, chúng ta đã tổ chức rất nhiều công đoạn, trong đó có khâu thực nghiệm và lấy ý kiến hội đồng thẩm định quốc gia. Với quy trình làm việc rất chặt chẽ, thì những nhận định như vậy ở bước đầu là chưa có đủ căn cứ xác đáng", ông Thái Văn Tài nói.
Lý giải thêm, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay, trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, về mặt kiến thức không cao hơn so với chương trình hiện hành. Song thời lượng được điều chỉnh từ 350 tiết lên 420 tiết, dù lượng kiến thức đã có phần tinh giản hơn so với chương trình trước đây. Như vậy, tần suất học Tiếng Việt (số tiết) trong một tuần của học sinh học theo chương trình phổ thông mới chắc chắn sẽ nhiều hơn so với khi học chương trình trước đây.
"Một phụ huynh nào đó có một con năm ngoái học lớp 1 và một con năm nay học chương trình mới, nếu so sánh số tiết học Tiếng Việt dễ tưởng rằng là nặng. Đối với với lớp 1, chương trình có một điều chỉnh dựa trên quan điểm là hoàn tất lớp 1 sẽ cố gắng để học sinh có thể đọc thông, viết thạo và xem như đó là điều kiện để các em có thể học tốt các môn học khác", ông Tài nói.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, trong quá trình triển khai, Bộ tiếp tục lắng nghe phản biện, những vấn đề phát sinh trong thực tế
Cũng theo ông Thái Văn Tài, trong quá trình triển khai chương trình mới, Bộ Gd-ĐT tiếp tục lắng nghe phản biện những việc phát sinh trong thực tế./.
Nhà vệ sinh trường mầm non thường không chia nam nữ, mẹ tức giận hỏi cô thì ngẩn người Cô giáo đã đưa ra 3 lý do, trong đó 2 lý do cuối cùng rất thực tế. Mầm non là môi trường giúp cho các con nhận biết nhiều về thế giới xung quanh cũng như cách hòa động với tập thể lớp, trường và bạn bè, thầy cô. Đây được xem như bước đệm chuẩn bị cho con đường học vấn...