Ở điểm trường Măng Sông không còn lo học sinh trốn học sau Tết
Khi trường học là nơi vui nhất bản, thầy cô giáo là những người thân, học trò ở Măng Sông không còn trốn vào núi sau tết nữa
Đường vào điểm trường Măng Sông của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) bao quanh là núi rừng bao phủ.
Đã không còn những lớp học trống hoác sau tết. Những ngày giáo viên phải vận động phụ huynh lên rừng chặt tre nứa về dựng nhà dạy học mỗi khi bước vào năm học mới, cũng đã đi xa vào quá khứ.
Điểm trường Măng Sông bây giờ đã có những dãy nhà kiên cố, có cả tường rào bao quanh.
Những năm trước, theo anh Hồ Văn Thu, trưởng thôn Măng Sông cho biết: ” Trước đây, đa số người dân trong xã đều làm nương rẫy, đời sống còn rất khó khăn nên việc chăm lo cho con cái không được đầy đủ.
Lớp học không có, đi lại khó khăn, đặc biệt, nhiều lúc trời mưa, lạnh một số phụ huynh không muốn cho con ra khỏi nhà nên việc học hành của các con cũng không được bố mẹ chúng quan tâm.
Tuy nhiên, sự ân cần của các thầy cô giáo từ Mầm non đến Tiểu học ở Măng Sông đã giúp các phụ huynh thay đổi nhận thức nhiều
Điểm trường Măng Sông hôm nay. Ảnh: LC
Các lớp nhỏ, gặp trời mưa bố mẹ cũng đã đi đón, nhiều thây cô giáo ở điểm trường Măng Sông mang cả áo mưa, khăn ấm đến tận nơi để đón các cháu tới trường học cho kịp giờ làm cho phụ huynh xúc động mà quan tâm đến việc học của con em mình hơn.
Khi được hỏi về việc nghỉ học sau Tết, anh Thu bảo, bây giờ ở điểm trường Măng Sông học sinh không còn nghỉ học sau Tết nữa, ý thức được việc học của các con là quan trọng nên các phụ huynh quan tâm cho các con đi học lắm.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Nguyễn Bá Tam, Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng cho biết, nhà trường xác định công tác giáo dục, dạy học làm sao cổng trường luôn mở mà các em không muốn bỏ về.
Ở trường các em không chỉ được học, được chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã thu hút được các em khiến các em thích đến trường hơn ở nhà.
“Mỗi điểm trường chúng tôi phát cho các em 2 quả bóng đá để các em có thể tập luyện vui chơi sau giờ học.
Đặc biệt là công tác chi trả chế độ cho các em được thực hiện đúng, đủ, kịp thời và có giải thích rõ ràng đến với các phụ huynh đã giúp phụ huynh hiểu hơn, các em thích đi học hơn”, thầy Tam cho biết.
Năm học 2018 – 2019, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng có 52 cán bộ, giáo viên và nhân viên, gần 1000 học sinh với 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể nói rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể, cán bộ giáo viên trong nhà trường, trong những năm qua chất lượng giáo dục của trường ngày càng được nâng lên rỏ rêt. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%, chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn được quan tâm chú trọng.
Đối với một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Hướng Hóa việc huy động và giữ chân trẻ tại trường là một điều không hề dễ trước đây. Nay mọi thứ đã khác.
Thầy giáo Nguyễn Hữu Trực, giáo viên phụ trách điểm trường Măng Sông cho biết: “Có sống và làm việc ở một trường học vùng đặc biệt khó khăn mới biết được vất vả, thiếu thốn, thiệt thòi đủ thứ của người dân và học sinh vùng này.
Do đó, anh chị em đồng nghiệp chúng tôi ở đây tâm niệm mình phải đem hết sức lực, trí tuệ của mình để cống hiến với một mong muốn ngày càng có nhiều trẻ em miền núi được đến trường học tập, vui chơi đầy đủ.
Một khi dân trí ngày càng cao thì cuộc sống người đồng bào vùng khó này sẽ có nhiều thay đổi tích cực hơn, cuộc sống sẽ khá hơn”.
Video đang HOT
Dẫu vậy, công tác giảng dạy ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ba Tầng, một trường học nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Hướng Hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Một trong những trăn trở lớn của các thầy cô giáo ở Ba Tầng, ở Măng Sông là cơ sở vật chất đáp ứng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Và đặc biệt là điều kiện ăn, ở của thầy cô giáo trên các điểm trường, tất cả còn rất ngổn ngang và nhà ở cho các thầy cô còn rất tạm bợ.
Nhiều thầy cô giáo phải xa con, để lại cho ông bà chăm sóc giúp, ngược núi vào với Trường Sơn, gieo chữ, trồng người.
Các con rất ngoan khi gặp khách đến thăm trường.
Lớp học với các em bây giờ vui hơn ở nhà.
Trầm ngâm một chút khi gặp câu hỏi khó.
Lớp học vui vẻ ở Măng Sông.
Lớp mầm non trong điểm trường ở Măng Sông.
Những trò chơi trẻ thơ vẫn được tai hiện ở trường học.
Bạn bè ôm vai bá cổ.
Tình bạn tư thơ bé.
Ánh mắt cho ngày mai hi vọng.
Điểm trường Măng Sông dẫu còn chưa hết khó khăn, vất vả nhưng ở đó đang và đã có những hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn dưới chân dãy Trường Sơn.
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
Lớp học nơi đỉnh trời của thầy giáo người Vân Kiều
Trên đỉnh thôn Hùn 2 có 10 nóc nhà, nơi đó có một lớp học của thầy giáo người Vân Kiều. Để đến được với điểm trường, người ta phải đi qua con đường đau khổ.
Đoạn đường từ điểm trường Măng Sông (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đến điểm thôn Hùn 2 chỉ khoảng 10 km, nhưng chúng tôi phải di chuyển mất gần 1h đồng hồ vì đường quá khó khăn.
Trời mưa, các hộ dân ở thôn Hùn 2 trở thành ốc đảo bởi đường núi nhão nhoét trở thành một dòng sông bùn, còn trời nắng, dù đi được cũng phải đòi hỏi một tay lái cực "lụa", nếu không khả năng ngã là cực cao.
Con đường "đau khổ" vào điểm trường thôn Hùn 2 (xã Ba Tầng, huyên Hướng Hóa, Quảng Trị)
Thầy Hải gọi đó là con đường..."đau khổ".
Rất may, ngày chúng tôi đến thôn Hùn 2 thăm lớp học của thầy Hải là một ngày đầy nắng, có gió nhẹ.
Thế nhưng dù thời tiết có khó khăn thế nào thì ở điểm trường thôn Hùn 2 vẫn ê a tiếng học trò.
Chúng tôi đến lớp khi thầy trò thầy Hải vẫn đang say sưa học tập.
Lớp ở điểm trường thôn Hùn 2 là một căn nhà gỗ ọp ẹp, dường như sắp sập, nắng và gió của Trường Sơn vẫn lách qua khe gỗ vào lớp học nghe tiếng sang sảng của thầy giáo.
Những ngày tết đến, xuân về, trời Trường Sơn xanh ngắt một màu...
Lớp học có 2 lớp ghép lại thành 1, thầy giáo cao lớn cùng với lũ học trò trẻ nít cùng đi khám phá tri thức trong lớp học ọp ẹp đó.
Có lẽ chúng tôi không nghĩ đó là trường học, việc nhận ra lớp học đó được phát hiện ra từ lá cờ Tổ quốc treo trên cột cờ làm bằng tre nứa.
"Một chục với hai là bao nhiêu? - Quyết cho thầy biết nào?".... xem lẫn tiếng gió nơi đại ngàn Trường Sơn, tiếng của thầy giáo Hồ Văn Hải - thầy giáo người Vân Kiều vẫn sang sảng trong lớp học nơi đỉnh thôn Hùn 2.
Ngày cuối năm, Tết có thể cận kề ở nơi nào đó nhưng ở lớp học nơi đỉnh trời này, Tết còn ở một nơi quá xa,....
Điểm trường thôn Hùn 2 của thầy giáo người Vân Kiều - Hồ Văn Hải.
Tiếng thầy giáo Hải sang sảng trong nắng gió của đại ngàn Trường Sơn.
Lớp học không kín gió.
Cột bê tông gần như sắp sập.
Căn phòng đã được dựng cả chục năm, không còn vững trãi.
Nắng chiếu vào lớp học.
Lớp học có 10 học sinh trong đó có 5 em học sinh lớp 4, 3 học sinh lớp 1 và 2 em học sinh lớp 2.
Mỗi nhóm một nhiệm vụ và tất cả góp gọn trong căn phòng chưa đầy 30m2 được dựng tạm.
Đây sẽ là năm học cuối cùng các em học sinh phải học trong lớp học tạm này. Năm sau, các em sẽ về trường trung tâm cách đó gần 20km để học tập,
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Phát huy cao nhất quyền chủ động trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Mỗi hiệu trưởng cần phải thật sự thay đổi trong nhận thức và phải quyết tâm, phát huy cao nhất quyền chủ động của mình trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Ảnh minh họa/internet Đây là yêu cầu nêu trong thông báo kết luận của lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trịtại hội nghị triển khai chương trình giáo dục...