Ổ cắm thông minh Make in Việt Nam giá 400.000 đồng
Vừa mới xuất hiện trên thị trường, những chiếc ổ cắm thông minh chống giật Make in Việt Nam đã gây ấn tượng bởi thao tác đơn giản, dễ sử dụng và giá thành khá rẻ.
Vconnex – một startup về thiết bị IoT Việt Nam mới đây vừa cho ra đời một sản phẩm chuyên biệt giúp biến một ngôi nhà bình thường trở thành nhà thông minh. Đó là một chiếc ổ cắm thông minh chống giật (smart plug) được sản xuất tại Việt Nam, do các kỹ sư người Việt thiết kế, chế tạo.
Sở hữu thiết kế khá nhỏ gọn, mẫu ổ cắm thông minh của V-Connect có kiểu dáng tương đương với các sản phẩm nhà thông minh nhập ngoại hiện đang có trên thị trường. Trước đó, startup này từng cho ra đời nhiều sản phẩm IoT khác như công tắc thông minh, bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh,…
Thiết bị này có khả năng nhận biết sự cố rò điện (ở ngưỡng 10mA) và sẽ cắt điện ngay lập tức trong 0.01 – 0.03 giây ở cả hai pha, đồng thời cảnh báo còi, đèn và qua ứng dụng di động.
Người dùng có thể sử dụng mẫu ổ cắm thông minh chống giật này để tăng thêm sự an toàn khi dùng các thiết bị điện trong gia đình như bình nóng lạnh, máy sưởi, sạc pin, quạt cây, bếp lẩu nướng, máy sấy tóc…
Video đang HOT
Chiếc ổ cắm thông minh chống giật của Vconnex vừa có thể hoạt động độc lập, lại vừa có thể kết nối với các thiết bị IoT khác và tham gia vào các kịch bản tự động của cả ngôi nhà.
Mẫu ổ cắm thông minh này có thể được điều khiển từ xa. Người dùng chỉ cần cắm thiết bị điện thông thường qua smart plug của Vconnex rồi hẹn giờ, bật/tắt bằng điện thoại hoặc qua giọng nói.
Các ngôi nhà thông minh (smarthome) đang là xu hướng trong những năm gần đây. Tuy vậy, tại Việt Nam, những thiết bị này vẫn chưa thực sự phổ biến bởi rào cản về chi phí và độ phức tạp khi sử dụng. Điều này có thể sẽ được giải quyết khi những sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam với giá cả hợp lý đến được tới tay người tiêu dùng.
Gần 7 tỷ smartphone đang hoạt động trên thế giới, Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone trên dân số 97,34 triệu người.
Theo Statista, số lượng người dùng smartphone hiện tại trên thế giới là 6,648 tỷ người, tương đương 83,72% dân số thế giới sở hữu smartphone. Con số này tăng đáng kể so với năm 2016 khi chỉ có 3,668 tỷ người dùng, chiếm 49,40% dân số toàn cầu.
Lượng smartphone và lượng điện thoại di động.
Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng điện thoại di động (bao gồm smartphone và điện thoại phổ thông) là 7,26 tỷ người, chiếm 91,54% dân số thế giới. Điện thoại phổ thông là điện thoại di động không có ứng dụng và hệ điều hành phức tạp, khá thông dụng tại các nước đang phát triển.
Lượng người dùng smartphone tăng lên qua các năm.
Kể từ khi điện thoại di động ra đời năm 1973, kết nối thiết bị di động đã vượt qua dân số thế giới. Đây là hiện tượng công nghệ do con người tạo ra có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.
Cụ thể hơn, theo dữ liệu của GSMA, hiện có hơn 10,57 tỷ kết nối di động trên toàn thế giới, vượt qua dân số thế giới 7,93 tỷ người (theo ước tính của Liên Hợp Quốc). Điều quan trọng là không phải tất cả mọi người đều có thiết bị di động. Do đó, kết nối di động đến từ những người có nhiều thiết bị và một phần nhỏ người dùng SIM kép hoặc các thiết bị tích hợp khác như ô tô.
Xếp thứ tự các quốc gia có tỷ lệ người dùng smartphone cao nhất thế giới.
Ngoài ra, quyền sở hữu điện thoại di động đang tăng với tốc độ cực nhanh chóng với gần một nửa hành tinh sở hữu smartphone và 2/3 sở hữu thiết bị di động. Từ năm 2017 - 2022, số người sử dụng smartphone đã tăng 49,89%.
Statista dự đoán, quyền sở hữu điện thoại, máy tính bảng hoặc thiết bị IoT hỗ trợ di động trên quy mô toàn cầu sẽ còn tăng trưởng. Ước tính, trong ba năm tới, số lượng người dùng thiết bị di động sẽ tăng từ 6,378 lên 7,516 tỷ.
Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới (World Advertising Research Center) tin rằng do sự tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh, 72,6% trong tổng số người dùng internet sẽ truy cập các trang web thông qua smartphone.
iPhone 13 Pro.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia có dân số đông lại có mức độ sử dụng điện thoại thông minh thấp.
Tỷ lệ sử dụng smartphone không giống nhau ở các quốc gia hoặc các khu vực trên toàn cầu:
● Số lượng người dùng cao nhất: Trung Quốc - 918,45 triệu người dùng, thâm nhập 63,80% thị trường
● Số lượng người dùng thấp nhất: Thái Lan - 37,88 triệu người dùng, thâm nhập 54,30% thị trường
● Mức độ thâm nhập thị trường cao nhất: Mỹ - 81,60% dân số sở hữu điện thoại thông minh với tổng cộng 270 triệu người dùng.
● Mức độ thâm nhập thị trường thấp nhất: Pakistan -18,40% với 40,59 triệu người dùng.
Riêng Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ smartphone thâm nhập lớn nhất thế giới với 63,1% tương ứng với khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone.
Cục An toàn thông tin: Tấn công mạng lừa đảo tiếp tục phổ biến trong năm nay Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, một trong những xu hướng tấn công mạng chính mà Việt Nam phải đối mặt thời gian tới là tấn công lừa đảo, bên cạnh tấn công có chủ đích và tấn công vào Cloud (đám mây), thiết bị IoT. 4 xu hướng tấn công mạng chính Đề cập đến các xu hướng...