Ổ cắm thông minh giá vài trăm nghìn bán chạy ở Việt Nam
Các trang thương mại điện tử rao bán tràn ngập ổ cắm thông minh giá rẻ, xuất xứ từ Trung Quốc, giúp điều khiển hệ thống điện trong nhà bằng smartphone.
Sau vài tuần tham khảo thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm về smart home, Võ Minh Kỳ (nhân viên văn phòng ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt đầu chơi nhà thông minh từ ổ cắm điện.
“Đây là thứ đơn giản nhất, rẻ nhất để biến ngôi nhà của bạn thành smart home. Ổ cắm thông minh mình đang dùng có thể điều khiển tắt mở một số thiết bị qua điện thoại. Tất cả đang hoạt động ổn định, chưa thấy có vấn đề gì phát sinh”, Minh Kỳ nói.
Ngoài tính năng điều khiển từ xa, nhiều ổ cắm thông minh còn hiển thị các thông số về điện năng, thời gian sử dụng của thiết bị.
Các mẫu ổ cắm thông minh hiện được bán tràn ngập trên trang bán hàng online và cửa hàng chuyên về smart home. Phần lớn chúng có xuất xứ Trung Quốc, về Việt Nam bằng cả đường xách tay lẫn chính hãng. Giá trung bình từ vài trăm đến 1 triệu đồng, tùy tính năng, thương hiệu.
Quang Tiến, chủ một cửa hàng chuyên về smart home trên đường 3/2, quận 10 nói: “Ổ cắm thông minh đang có sức tiêu thụ tốt, từ những người mới chơi đến chuyên nghiệp đều có ít nhất vài model trong nhà”. Theo anh Quang Tiến, các thương hiệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại là: Xiaomi, Broadlink, Kawasan và Remax. Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng, người dùng có thể chọn mua ổ cắm Wi-Fi, ổ cắm cảm biến nhiệt, cảm biến ánh sáng hoặc điều khiển từ xa…
Các loại ổ cắm thông minh được bán online với mẫu mã phong phú.
Video đang HOT
Những người mới bắt đầu chơi smart home thường chọn ổ cắm thông minh của Xiaomi, Broadlink, giá từ 200 đến 500 nghìn đồng. Ưu điểm của các thiết bị này là giá rẻ, dễ sử dụng, nhiều tính năng. Sau khi kết nối với thiết bị điện trong nhà, người dùng chỉ cần tải ứng dụng trên điện thoại về là có thể điều khiển tắt mở, hẹn giờ các thiết bị điện từ xa. Nhược điểm là hầu hết đều dùng chuẩn 3 chấu của Trung Quốc, người dùng ở Việt Nam phải mua thêm phích chuyển 2 chấu tròn khiến ổ cắm trông khá cồng kềnh. Ngoài ra, các ứng dụng trên điện thoại cũng chưa hỗ trợ tiếng Việt nên việc làm quen ban đầu sẽ mất một chút thời gian.
Những người chuyên chơi nhà thông minh sẽ ưu tiên những ổ cắm có khả năng kết nối với các thiết bị thông minh khác, như kết hợp với khóa thông minh để tự động bật điện, điều hòa khi mở cửa hoặc kết nối với trợ lý ảo Alexa Echo Dot, Google Home để điều khiển các thiết bị điện trong nhà bằng giọng nói. Giá của những ổ cắm Wi-Fi này giao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.
Một số ổ cắm thông minh cho phép kết nối với loa thông minh của Alexa, Google để điều khiển bằng giọng nói.
Ngoài ra, một số loại ổ cắm thông minh có trọng tải lớn dành cho từng thiết bị, như: Ổ cắm bảo vệ tủ lạnh, ổ cắm chống sốc điện và chống sét, giá từ 180.000 đồng.
“So với các thiết bị thông minh như công tắc, cửa hay loa, ổ cắm điện không cần người dùng phải thay đổi gì về hệ thống điện hay phải thiết lập quá nhiều trên ứng dụng”, Hữu Anh, một người chơi smart home chuyên nghiệp nói. Chỉ với vài trăm nghìn, bạn đã có thể hẹn giờ tắt bật bể sục cá, tưới cây, pha cà phê mỗi sáng, mở bình nước nóng, điều hòa trước khi về nhà hoặc đơn giản hơn là tự động ngắt điện khi điện thoại sạc đầy pin, hạn chế các sự cố về cháy nổ.
Theo dân sinh
Harmony OS không phải kế hoạch dự phòng mà là chiến lược của Huawei
Hệ điều hành mới của Huawei khiến nó trở thành một trong những công ty duy nhất bên cạnh Samsung, có khả năng tạo ra một hệ sinh thái độc lập như Apple.
Sau khi lệnh cấm sử dụng hệ điều hành Android có hiệu lực, Huawei đã tiết lộ kế hoạch dự phòng của mình. Nhưng những gì được dự đoán là kế hoạch B lại là bước tiếp theo trong chiến lược tăng trưởng của Huawei.
Đầu tiên, Huawei đã lên kế hoạch về hệ điều hành mới của riêng mình hơn hai năm nay, vì vậy nó không thực sự liên quan đến lệnh cấm thương mại của Hoa Kỳ khiến Google chặn quyền truy cập của Huawei vào Android.
Tiếp theo, Harmony OS không chỉ là một hệ điều hành dành riêng cho điện thoại. Trên thực tế, Huawei nhấn mạnh rằng nó hoạt động trên nhiều thiết bị và là một hệ điều hành dành cho IoT. Điều đó có nghĩa Harmony OS mang khả năng hoạt động đa nền tảng và đưa người tiêu dùng vào một hệ sinh thái của các thiết bị Huawei. Đó cũng là cách Apple giữ khách hàng trong hệ sinh thái với khả năng tương tác giữa MacOS, iOS và bây giờ là iPadOS.
Tất cả đều khả thi nếu tính đến quy mô của Huawei. Không giống như hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh từ Trung Quốc, đây không phải là công ty chỉ bán điện thoại. Huawei có một danh mục bằng sáng chế khổng lồ trong kho của mình và đây là một trong những công ty viễn thông lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu Dell'Oro Group, Huawei đã chiếm 28% thị phần trong thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu trong quý 3/2018.
Hơn nữa, công ty cũng sở hữu nhà sản xuất chip HiSilicon và thường xuyên tung ra các sản phẩm trên chipset thương hiệu Kirin thay vì chipset Snapdragon phổ biến của Qualcomm. Huawei thậm chí còn có chipset Kirin 980 7nm, ngang hàng với Qualcomm và Samsung, theo như công nghệ chipset hiện nay.
Và tất cả những điều này làm cho Huawei trở thành một trong những công ty duy nhất bên cạnh Samsung, về mặt lý thuyết có khả năng tạo ra một hệ sinh thái độc lập như Apple. Công ty hiện có hệ điều hành riêng, bộ xử lý và ứng dụng riêng được thiết kế cho các hệ thống này. Điều duy nhất còn thiếu là các thiết bị chạy trên các hệ thống này.
Hệ sinh thái độc lập đã là chìa khóa vận hành cho Apple trong những năm qua. Công ty vẫn giữ được sự vượt trội về hiệu năng so với Android trong nhiều năm nhờ vào sự đồng nhất trong các thiết bị của mình. Trên thực tế, bộ vi xử lý điện thoại thông minh của Apple vẫn đứng trước các thiết bị Android khi kiểm tra điểm chuẩn.
Gã khổng lồ Hàn Quốc Samsung cũng có hệ điều hành riêng mang tên Tizen, và theo một báo cáo gần đây của Strategy Analytics, Samsung đã tạo ra hệ sinh thái TV thông minh hàng đầu trên thế giới. Tizen chạy trên TV thông minh và đồng hồ thông minh của Samsung, nhưng lại thất bại thảm hại trên các điện thoại Android như Samsung Z1, Z3,...
Lý do chính cho sự thất bại này là do thiếu hỗ trợ ứng dụng Android, mà Giám đốc điều hành Huawei, Richard Yu xác nhận là trường hợp của Harmony OS. Và cũng giống như Yu, Samsung đã tuyên bố rằng rất dễ dàng chuyển các ứng dụng Android sang Tizen. Không may là điều này lại không thực hiện được.
Tuy nhiên, trong khi Samsung chỉ mới bắt đầu với Tizen, Huawei đã có một thị phần khá trên toàn thế giới và một sân nhà mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), Huawei đã xuất xưởng 36,3 triệu điện thoại thông minh tại Trung Quốc trong quý II, công ty thành công nhất ở thị trường Trung Quốc và Châu Âu.
Các nhà phân tích cho rằng đây có thể là điểm khác biệt chính giữa nỗ lực của Huawei và nỗ lực của Samsung với Tizen. Bởi thị trường nhà của Huawei là rất lớn, Huawei có thể học hỏi từ thị trường Trung Quốc trước khi đưa hệ điều hành ra toàn cầu.
Về cơ bản, cơ sở khách hàng mạnh mẽ của Huawei ở Trung Quốc có thể thuyết phục rất nhiều nhà phát triển xây dựng ứng dụng cho Harmony OS, từ đó mang lại cho Harmony OS cửa hàng ứng dụng mạnh mẽ mà bất kỳ hệ điều hành nào cũng cần để thành công. Huawei có thể sử dụng điều này để thuyết phục người mua điện thoại thông minh ở các thị trường khác.
Tóm lại, thật dễ dàng để gọi Harmony OS là kế hoạch B nhưng đây lại là bước tiếp theo trong chiến lược tăng trưởng của Huawei. Công ty không chỉ muốn ngăn sự thống trị của Google trên Android, họ muốn đảm bảo rằng sẽ có nhiều khách hàng hơn dựa vào hệ sinh thái của riêng mình và Harmony OS là cách để thực hiện điều đó.
Theo ICTNews
Tất cả những điều cần biết về hệ điều hành mới của Huawei: HarmonyOS Hôm qua, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã tiết lộ phần mềm HarmonyOS mới của mình, một hệ điều hành cho các thiết bị điện tử sắp tới. Sự ra mắt này diễn ra khi Huawei vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ. Trước thông báo của Huawei, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ cắt đứt quan hệ...