Ồ ạt mở ngành đào tạo đại học theo thị trường làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực

Theo dõi VGT trên

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, việc các trường chạy theo kinh tế, mở rộng đào tạo ngành “ nóng” nhưng không phải lợi thế của trường chỉ là sự “ăn xổi, ở thì”.

Những năm gần đây, nhiều trường đại học công lập hướng tới đào tạo đa ngành, nhưng điều mà dư luận xã hội quan tâm là chất lượng đào tạo thì vẫn luôn là một dấu hỏi lớn.

Theo thống kê, từ đầu năm 2020 đến 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở, 149 ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo mở. [1]

Năm 2021, nhiều trường đã mở thêm nhiều ngành mới để tuyển sinh, thậm chí trường dự định tuyển trên 10 ngành và chuyên ngành mới.

Sự nở rộ này đặc biệt thấy rõ ở khối các trường công lập tự chủ và trường ngoài công lập.

Việc ồ ạt mở các ngành mới đào tạo bậc đại học trong năm học này thực ra đã được dự báo trước.

Ồ ạt mở ngành đào tạo đại học theo thị trường làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực - Hình 1

Tâm lý chạy theo ngành “nóng” có thể khiến cơ cấu nhân lực bị méo mó. Ảnh minh họa, nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Bởi theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019, các trường đại học được tự chủ trong việc mở ngành đào tạo nếu đảm bảo điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, việc các trường đại học liên tục mở các chuyên ngành mới đang dấy lên nhiều lo ngại về chất lượng đào tạo cũng như việc sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao theo chuyên ngành bị mai một và gây thiếu hụt chất lượng cao ở các chuyên ngành đặc thù.

Ở nhiều trường đại học những ngày truyền thống rất khó tuyển được thí sinh. Ví dụ như ngành địa chất học tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) chỉ tuyển được 29 sinh viên so với 100 chỉ tiêu; ngành hải dương học 24 sinh viên/50 chỉ tiêu.

Trường Đại học Nha Trang vốn là trường thủy sản duy nhất của cả nước trước năm 2006 nên có năm ngành truyền thống, đặc thù về thủy sản. Nhưng giờ thì có đến ba ngành rất khó tuyển. [2]

Điểm chuẩn của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội theo xu hướng chung đều tăng ở hầu hết các ngành.

Tuy nhiên, tại nhóm ngành khoa học cơ bản như khí tượng và khí hậu học, hải dương học, địa chất học… điểm chuẩn vẫn “giậm chân tại chỗ”, ở mức chỉ khoảng 6 điểm/ môn.

Video đang HOT

Hay tại Trường Đại học Mỏ – Địa chất, điểm chuẩn cho các ngành địa chất học, địa tin học, khoa học dữ liệu… cũng chỉ ở mức 5 – 6 điểm/ môn, thấp hơn nhiều so với các ngành vốn không phải thế mạnh đào tạo của trường như công nghệ thông tin, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,…[3]

Ồ ạt mở ngành đào tạo đại học theo thị trường làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực - Hình 2

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức. Ảnh: Đỗ Thơm

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, dù quy định hiện hành không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ tiêu chuẩn nhưng việc nhiều trường lâu nay chỉ đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ mà mở thêm mã ngành kinh tế; nhiều trường chuyên đào tạo kinh tế lại lấn sân sang khối ngành y tế gây ra những lo ngại là có cơ sở.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức phụ huynh, học sinh đang thiếu thông tin về nguồn nhân lực nên chỉ chạy theo những chuyên ngành được gọi là nóng, thời thượng… điều này rất nguy hiểm bởi nó có thể làm biến dạng cơ cấu về nhân lực của xã hội. Chỗ thừa thì thừa mà chỗ thiếu thì rất thiếu.

Các trường cứ chạy theo nhu cầu để thu hút thí sinh đào tạo cũng chỉ được cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài sẽ không bền vững. Bởi đào tạo ra nhiều nhưng các em không có việc sau đào tạo thì ngành đó sẽ không còn hấp dẫn nữa, thí sinh lại bỏ đi.

Nói về việc dự báo nguồn nhân lực, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói đến vai trò của các bộ ngành cần có sự phối hợp để dự báo về nguồn nhân lực, nhu cầu thật của nền kinh tế về nhân lực. Cần có sự thống kê về nhu cầu thật, để có thông tin đầy đủ cho phụ huynh, học sinh trong cả nước để có sự lựa chọn phù hợp.

Hiện tại, chúng ta vẫn nói là đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội, đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội mà cứ đào tạo tràn lan, đào tạo theo ý thích, thiếu định hướng như vậy sẽ gây ra lãng phí rất lớn.

Bên cạnh đó việc đào tạo những ngành mới như vậy mà thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ cở vật chất, giảng viên… liệu chất lượng đào tạo có đảm bảo?

Điều này quyết định chất lượng của nguồn nhân lực, nếu khâu chuẩn bị không tốt thì nguồn đào tạo ra không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lao động

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những chấn chỉnh, tính toán sao cho hợp lý, Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức cho biết.

Ồ ạt mở ngành đào tạo đại học theo thị trường làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực - Hình 3

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung. Ảnh: Zing.vn

Cũng bày tỏ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về hiện tượng các trường đại học mở rộng chuyên ngành mới, các ngành truyền thống thì khó tuyển sinh, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, ai thì cũng thích cái mới. Cái gì mới cũng thích, cái cũ không thay đổi cũng khó. Đó là xu hướng lựa chọn của người học.

Tuy nhiên, Giáo sư Dung cho rằng những trường mở ngành mới không phải lợi thế của mình thì việc đào tạo cũng chỉ là sự chắp vá, cóp nhặt, mới cái mới thì làm sao có truyền thống.

Mỗi trường đại học có một số ngành học có thế mạnh nhất định. Và đó cũng là truyền thống của trường. Ví dụ trường Luật, Bách khoa…Không có truyền thống thì không thể có 1 khoa học hoàn chỉnh để giảng dạy, nghiên cứu.

Việc cóp nhặt mỗi thứ 1 chút, dạy đi dạy lại thì khó có thể có được chất lượng trong đào tạo.

Nói về việc nhiều trường, các khoa phi truyền thống lại chính là những khoa thu hút nhiều sinh viên và đó chính là nguồn nuôi sống nhiều trường Đại học, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung cho rằng việc này chỉ là “ăn xổi ở thì”.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh ở các trường đang thiếu sự định hướng, thiếu sự phát triển nên đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn của học sinh, phụ huynh.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-nam-2020-den-nay-mo-562-nganh-dao-tao-moi-post220573.gd

[2]https://infonet.vietnamnet.vn/gioi-tre/hoc-duong/nhung-nganh-hoc-la-tiep-tuc-e-thi-sinh-267431.html

[3]https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nhung-nganh-hoc-tiem-nang-nhung-co-diem-chuan-thap-778170.html

Vì sao nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung cả ngành "nóng" ?

Năm nay, dù điểm chuẩn trúng tuyển nhiều ngành ở mức cao kỷ lục nhưng vẫn không ít trường phải xét tuyển bổ sung. Đáng nói, điều này diễn ra với cả trường công lập vốn có nhiều thí sinh quan tâm và cả những ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe.

Vì sao nhiều trường đại học xét tuyển bổ sung cả ngành nóng ? - Hình 1

Thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay - ẢNH: ĐỘC LẬP

Trường công, ngành "nóng" cũng không tuyển đủ

Khối ngành sức khỏe luôn được xếp vào nhóm ngành "nóng" có nhiều thí sinh (TS) quan tâm, thường có điểm chuẩn cao khi xét tuyển vào ĐH. Nhưng trong năm nay, nhiều trường ĐH cả công lập và tư thục đều phải thông báo xét tuyển bổ sung các ngành thuộc lĩnh vực này.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã quyết định xét tuyển bổ sung đợt 2 nhiều ngành đào tạo ĐH hệ chính quy dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT . Ở đợt xét này, trường thông báo tuyển hơn 100 chỉ tiêu cho 5 ngành khối sức khỏe gồm: điều dưỡng, dinh dưỡng, kỹ thuật hình ảnh y học, khúc xạ nhãn khoa và y tế công cộng. Để đăng ký xét tuyển, TS cần có điểm 3 môn theo tổ hợp B00 (toán, hóa, sinh) từ 21,35 - 24,9 điểm, tùy ngành.

Ngoài ra, TS cần xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên của năm học lớp 12. Riêng ngành khúc xạ nhãn khoa, điều kiện cần còn là điểm thi môn tiếng Anh đạt từ 7 điểm trở lên.

Căn cứ trên kết quả tuyển sinh đợt 1, Khoa Y ( ĐH Quốc gia TP.HCM ) cũng thông báo xét tuyển bổ sung 3 ngành ĐH hệ chính quy gồm: y khoa, dược học và răng - hàm - mặt (chương trình chất lượng cao). Ở đợt xét bổ sung, Khoa Y xét người học dựa vào điểm trung bình cộng 3 môn toán, hóa, sinh trong 3 năm THPT từ 8,0 trở lên và có học lực giỏi lớp 12 (hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8,0 trở lên). Đồng thời, học sinh cần có điểm trung bình cộng của điểm trung bình các môn trong 3 năm THPT từ 8,1 trở lên.

Ở khối trường tư thục, nhiều trường cũng thông báo xét tuyển hàng loạt ngành sức khỏe. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển bổ sung ngành y khoa, dược học, y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng xét tuyển ngành y khoa, răng - hàm - mặt, dược học, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng. Trường ĐH Duy Tân cũng xét tuyển thêm các ngành sức khỏe.

Không chỉ ngành "nóng", một số trường công lập có nhiều TS quan tâm cũng vừa thông báo xét bổ sung. Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM xét thêm 5% chỉ tiêu tất cả các ngành dựa vào học bạ. Các TS này cần có điểm trung bình cộng 3 năm THPT từ 8,0 trở lên và chưa nhập học vào bất cứ trường nào trong năm nay. Các TS có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, TP được ưu tiên.

Cuối tháng 9, sau khi kết thúc thời gian xác nhận nhập học đợt 1 bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng có một thông báo xét tuyển mới (phương thức xét tuyển 7.2 theo đề án tuyển sinh của trường). Theo đó, phương thức này xét TS có tổng điểm trung bình 3 môn của tổ hợp xét tuyển trong 3 năm THPT đạt từ 22 điểm trở lên. Đồng thời, tổng điểm trung bình 3 môn của tổ hợp xét tuyển trong 3 năm THPT không thấp hơn quá 3 điểm so với điểm chuẩn năm 2021 theo ngành đăng ký. Trên cơ sở đó, trường sẽ xét tuyển dựa vào 3 tiêu chí: điểm học bạ THPT, điểm bài luận và điểm phỏng vấn.

Do đặc thù tuyển sinh trong năm Covid-19?

Theo đại diện các trường ĐH, có những lý do khác nhau về việc xét tuyển bổ sung đợt 2.

Theo PGS-TS Phạm Hiếu Liêm, Phó trưởng phòng điều hành Phòng Quản lý đào tạo ĐH Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trường thông báo xét bổ sung đợt 2 căn cứ trên tình hình TS trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học. Theo đó, một số ngành, tỷ lệ nhập học thấp so với chỉ tiêu cần tuyển.

Theo ông Liêm, các ngành trường xét bổ sung là những ngành mà trước nay TS quan tâm ít hơn so với các ngành còn lại trong khối sức khỏe. Hơn nữa, năm nay theo quy định mới, trường thực hiện xét tuyển chung chỉ tiêu cho cả 2 nhóm TS đại trà và đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Trong khi thực tế số TS đào tạo theo địa chỉ sử dụng các địa phương gửi về hiện đang thấp hơn chỉ tiêu dự kiến. Do vậy, so với số chỉ tiêu cần tuyển TS nhập học đợt 1 chưa đạt ở một số ngành.

Trong khi đó, việc xét tuyển đợt 2 của các đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM có nguyên nhân khách quan khác. Tiến sĩ Trần Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho biết trường không xét tuyển bổ sung với tất cả TS, mà chỉ xét những TS đã đăng ký dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 2 và có đăng ký xét tuyển vào trường theo phương thức này. Đợt xét tuyển này nhằm tạo điều kiện cho các TS được xét tuyển vào trường trong bối cảnh đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cùng với lý do này nên một số đơn vị thành viên khác của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng giới hạn phạm vi người được tham gia xét tuyển bổ sung. Tại Khoa Y, đối tượng xét tuyển gồm 2 nhóm TS đã đăng ký nhưng không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và đã đăng ký nhưng không được dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 2 do giãn cách xã hội .

Tương tự, đại diện Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng cho biết trường không xét tuyển đại trà và chỉ áp dụng với TS đã đăng ký nguyện vọng vào trường ĐH này thông qua đợt đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2 hoặc đăng ký nhưng không dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Trước đó, một số trường ĐH công lập khác cũng thông báo xét tuyển bổ sung như: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM... Tuy nhiên, các trường này chỉ xét tuyển bổ sung với các ngành tại phân hiệu, không áp dụng với cơ sở chính tại TP.HCM.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡSao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
08:20:40 22/02/2025
Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồngTrần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng
09:29:01 22/02/2025
1 tuần nữa có 2 con giáp gặp thời đổi vận, tài khoản liên tục tăng số, 1 con giáp thận trọng1 tuần nữa có 2 con giáp gặp thời đổi vận, tài khoản liên tục tăng số, 1 con giáp thận trọng
09:41:00 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩnVụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn
08:50:44 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Soanh được Lyly Sury "thơm má", cưng chiều bạn gái, Diệp đã thấy tiếc?

Soanh được Lyly Sury "thơm má", cưng chiều bạn gái, Diệp đã thấy tiếc?

Netizen

13:57:40 22/02/2025
Trong lần hẹn hò thứ tư, Soanh tiếp tục khoe khoảnh khắc tình bể bình giữa anh và bạn gái mới được tình nghi là Lyly Sury. Nam Tiktoker còn đòi thơm má mới chịu đi về, còn được người yêu cưng nựng.
Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

Thế giới

13:52:27 22/02/2025
Ông Issa cũng bày tỏ tin tưởng rằng hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Liban sẽ được tiếp tục, bao gồm các khóa huấn luyện quốc phòng bổ sung và các trang thiết bị từ Mỹ và các đồng minh khu vực như Jordan.
Chọc ghẹo cô gái giữa phố, hai thanh niên bị đánh nhập viện

Chọc ghẹo cô gái giữa phố, hai thanh niên bị đánh nhập viện

Pháp luật

13:47:42 22/02/2025
Ngày 22/2, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cho biết, đã truy xét, mời hai nhóm đối tượng đánh nhau trên đường Ngô Văn Sở lên làm việc.
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô

Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô

Lạ vui

13:05:45 22/02/2025
Mạng xã hội ở Trung Quốc đã vô cùng thích thú trước câu chuyện tình của đôi vợ chồng đến với nhau sau một vụ sự cốô tô tông vào xe đạp điện.
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?

Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?

Sao việt

13:01:34 22/02/2025
Netizen phát hiện ra vợ của Vũ Cát Tường có một điều lạ chính là dù thoải mái đăng bài nhưng lại khoá chế độ cho cư dân mạng bình luận.
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?

Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?

Hậu trường phim

12:54:00 22/02/2025
Thời điểm hiện tại, bộ phim Nữ Tu Bóng Tối đang thu hút nhiều sự chú ý. Lý do là bởi tác phẩm này có sự tham gia của dàn cast đình đám, bao gồm minh tinh hàng đầu Hàn Quốc là Song Hye Kyo.
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo

Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo

Sao châu á

12:50:44 22/02/2025
Sáng 22/2, tờ Sports Kyunghyang khiến công chúng châu Á dậy sóng khi đưa tin nữ ca sĩ hàng đầu xứ Hàn Sunmi hiện dính cáo buộc lừa đảo liên quan tới 1 dự án NFT
Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27

Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27

Nhạc quốc tế

12:43:55 22/02/2025
Doechii - nữ rapper cực slay vừa kết hợp cùng Jennie trong single mới có hành trình sự nghiệp không hề dễ dàng.
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Nhạc việt

12:05:22 22/02/2025
Sau nhiều năm, Binz đã để lộ điểm yếu của mình theo cách không ngờ. Tuy chưa thể bằng được những Anh Tài có chuyên môn về vũ đạo nhưng nỗ lực của Binz vẫn đáng ghi nhận.
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Làm đẹp

11:48:38 22/02/2025
Mặc dù được đánh giá là lành tính, nhưng alpha arbutin vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhỏ như kích ứng da, phát sinh mụn trứng cá mức độ nhẹ, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc trở nên mẫn cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Sao thể thao

11:28:43 22/02/2025
Thần đồng bóng đá của Barca và Tây Ban Nha, Pau Cubarsi, vừa tiết lộ hình mẫu lý tưởng của anh. Theo đó, Virgil van Dijk chính là idol của cầu thủ 18 tuổi này.