Ồ ạt cho con thi toán ‘quốc tế’: Thói hám danh khó bỏ của người Việt?
Tại kỳ thi Olympic Quốc tế Toán và Khoa học châu Á ( ASMO 2021), nhiều phụ huynh và giáo viên Toán bất ngờ khi trong một đề bài toán lớp 2 đã yêu cầu học sinh phải tính số thập phân, phân số, hỗn số.
“Đây là phần kiến thức vượt quá xa so với chương trình môn Toán lớp 2 của Việt Nam, do đề cập tới các phép tính trên phân số. Tôi tin rằng, nhiều em có thể sẽ “khoanh liều” khi gặp câu hỏi này. Còn nếu giải được, tức học sinh ấy đã phải học trước và đã bị nhồi nhét rất nhiều. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi những học sinh ấy dễ bị mất gốc do phải “học nhảy”, làm bài như một cái máy mà không hiểu gì. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ phá vỡ cấu trúc học tập và không giúp ích gì cho tư duy của trẻ”, một tiến sĩ Toán học nổi tiếng phải thốt lên khi đọc đề thi.
Bài toán lớp 2 khiến nhiều phụ huynh và giáo viên dạy Toán ngạc nhiên
Biết có vấn đề nhưng vẫn ham?
Vị tiến sĩ Toán học trên nhận định, nhiều phụ huynh dù biết một số kỳ thi gắn mác ‘quốc tế’ có vấn đề nhưng vẫn muốn con mình được tham gia bởi tâm lý thích thành tích, huy chương.
“Không nhiều phụ huynh nghĩ tới việc tham dự cuộc thi này sẽ giúp cho con họ điều gì. Cái họ mong muốn là con giành được những tấm huy chương để “khoe khoang” trên mạng xã hội và để con không bị thụt lùi so với bạn bè”, thầy giáo này thẳng thắn nói.
Trong khi, số khác lại mong muốn việc đầu tư cho con tham dự và giành giải thưởng trong các cuộc thi dạng này sẽ giúp cho hồ sơ của con mạnh hơn, từ đó thuận lợi trong các kỳ thi chuyển cấp.
Không chỉ phụ huynh, các nhà trường, Phòng, Sở GD-ĐT cũng rất khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi “quốc tế”. Theo vị này, có nhiều lý do khiến các cấp “lãnh đạo” mong muốn học sinh tham gia.
“Có thể do chính những vị lãnh đạo ấy cũng không nhận thức đúng thực chất của các kỳ thi. Họ chỉ cần nghe đến danh “quốc tế” là đã ra sức biểu dương, khen thưởng. Cuối năm, các trường lại thống kê thành tích để báo cáo lên Phòng, Sở. Khi học sinh đoạt giải “quốc tế”, các tỉnh tiếp tục tung hô “giáo dục mũi nhọn” vẫn rất tốt. Thế nên, Sở càng cần những thành tích như thế để có tư liệu báo cáo”.
Nhưng, còn một lý do quan trọng khác, là những khoản tiền “hoa hồng” không hề nhỏ đã biến nhiều trường học hăng hái “tát nước theo mưa”.
Video đang HOT
“Những cuộc thi nhập khẩu đứng sau thường là các tổ chức tư nhân. Họ sẽ đi đến giới thiệu tại từng nhà trường, Phòng, Sở, đồng thời móc nối và có thể chia phần trăm hoa hồng lệ phí tham gia. Vì thế, khuyến khích học sinh tham gia càng nhiều càng tốt”.
Vị này cũng kể lại câu chuyện mình từng chứng kiến, một phụ huynh có con lọt vào vòng thi quốc tế của một cuộc thi toán, nhưng vì lệ phí phải nộp cùng chi phí đi lại, ăn ở cho con em mình và giáo viên quá cao nên đã xin nhà trường cho rút lui. Trong khi, có một số gia đình khác vì vẫn muốn con được đi thi, nhưng lại không dám kêu ca, đành phải bỏ ra số tiền gần trăm triệu đồng để con ra nước ngoài “cọ xát”.
“Đắt đỏ như thế, nên để lựa chọn học sinh tham dự các cuộc thi này cũng cần có tiêu chí riêng. Các trường thường chọn những em có học lực tốt, gia đình cũng phải có điều kiện. Sau đó, nhà trường sẽ xin phép Sở GD-ĐT cho tham gia, danh chính ngôn thuận là đoàn của trường, nhưng thực chất là tiền phụ huynh bỏ ra”.
Phụ huynh cần tỉnh táo
Một giảng viên sư phạm Toán đưa ra nhận định, hầu hết các cuộc thi ‘quốc tế’ được nhập khẩu về đều được giới thiệu “mang ý nghĩa thúc đẩy phong trào học tập của học sinh”. Các cuộc thi này cũng thường trao rất nhiều giải. Chính vì thế, phụ huynh càng muốn cho con tham gia.
Nhưng cũng vì nội dung thi thường “không khớp” với chương trình, nên nhiều phụ huynh phải ra sức cho con “chạy đua” luyện thi để giành giải. Trong khi đó, có những phụ huynh vì chưa có nhiều kinh nghiệm cho con tham gia “chinh chiến”, thường dễ thất vọng và hoang mang khi thấy con mình không đáp ứng được yêu cầu của đề.
Do đó, một trong những lợi ích khác của những trung tâm, đơn vị nhập khẩu các kỳ thi quốc tế này về là để các trung tâm vệ tinh “ăn theo”. Họ có thể thu học phí với giá “cắt cổ”, nhưng phụ huynh cũng không thể không cho con ôn luyện vì như thế mới đảm bảo việc có huy chương.
Học sinh tham dự cuộc thi được giới thiệu mang “tầm quốc tế”
Việc cho trẻ tham gia quá nhiều kỳ thi như vậy, theo vị tiến sĩ Toán học, không những không rèn được cho trẻ tư duy, tình yêu và niềm đam mê Toán học, mà còn khiến trẻ thiếu đi những định hướng cụ thể.
“Mỗi cuộc thi lại có mục tiêu riêng. Khi đi luyện thi như thế, học sinh cũng phải “nhập cuộc” vào những kiểu học riêng. Cuối cùng, học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức rất hỗn loạn. Đó là điều nguy hiểm cho một đứa trẻ.
Chưa kể, đã đi thi ai cũng mong muốn phải có giải. Một đứa trẻ nếu thất bại liên tục sẽ mất tự tin, làm thui chốt năng khiếu. Điều này vô hình tạo ra những áp lực lên đầu đứa trẻ”.
Theo vị này, “cuộc đời của một đứa trẻ không nên tính bằng số lượng huy chương đạt được mà cần tính bằng việc chúng sẽ làm được gì. Do đó, muốn phát triển một “cây non” thật tốt, không nên bắt chúng phải “chịu tải”.
“Tôi cho rằng, việc tham gia nhiều cuộc thi có khả năng làm hỏng tư duy của một đứa trẻ hơn là tạo cho chúng một lối tư duy tốt hơn. Do đó, nếu phụ huynh mong muốn cho con em mình tham gia, cần phải tỉnh táo lựa chọn những cuộc thi uy tín từ những tổ chức uy tín, đồng thời tham khảo về chất lượng đề thi trước khi đưa ra quyết định. Nhưng tôi cho rằng, điều quan trọng của việc học toán không phải là để thi cử, mà đó là công cụ giúp trẻ hình thành tư duy logic và cách giải quyết vấn đề”.
Thầy Mai Văn Ngọc - học Bác trên từng trang giáo án
Bằng tài năng, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và tâm huyết với nghề, thầy giáo Mai Văn Ngọc, tổ trưởng tổ Toán - Tin, Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung) đã mang lại nhiều thành tích đáng tự hào cho nhà trường.
Thầy Ngọc là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người cũng như trong học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Thầy giáo Mai Văn Ngọc hướng dẫn bài cho học sinh.
Tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội ngành sư phạm Toán, thầy giáo Mai Văn Ngọc về công tác tại Trường THPT Hoàng Lệ Kha từ năm 2006. Ngay từ khi mới bước chân vào nghề, thầy giáo trẻ Mai Văn Ngọc đã nỗ lực vượt qua bỡ ngỡ ban đầu, dần tích lũy kinh nghiệm để nhanh chóng khẳng định được bản thân. Trong quá trình giảng dạy, thầy Ngọc luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và tích cực tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn.
Năm 2017, thầy Ngọc hoàn thành chương trình thạc sĩ; năm 2018 hoàn thành lớp bồi dưỡng giáo viên trung học hạng II. Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân, từ năm 2013 đến nay, thầy Ngọc là giáo viên cốt cán môn Toán của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Từ đó, thầy thường xuyên tham gia các chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thực hiện tốt vai trò báo cáo viên ở các chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá; tham gia hội đồng ra đề thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn, đề thi học sinh (HS) giỏi... Dù ở vị trí nào, thầy Ngọc cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Là giáo viên cốt cán môn Toán của tỉnh, những năm qua, thầy Ngọc luôn tìm tòi, đưa ra các giải pháp mới trong giảng dạy. Nổi bật là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, các buổi semina..., tạo sự hứng thú, phấn khởi cho HS trong các tiết học.
Đặc biệt, thông qua phương pháp giảng dạy của thầy Ngọc, các em HS đã được rèn luyện thêm các kỹ năng như ứng dụng công nghệ thông tin vào thuyết trình, làm clip cho các bài thuyết trình, kỹ năng ứng dụng các kiến thức Toán vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Vì thế, môn Toán đã trở thành một môn học yêu thích của nhiều HS trong trường.
Chất lượng môn Toán các lớp thầy Ngọc phụ trách giảng dạy luôn được củng cố và nâng cao. Tỷ lệ HS xếp loại khá, giỏi môn Toán luôn đạt từ 80 - 95%, không có HS xếp loại yếu, kém. Đặc biệt, với vai trò là tổ trưởng tổ Toán - Tin, thầy Ngọc đã cùng các đồng nghiệp tích cực ôn luyện cho HS và đã có rất nhiều em đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia hằng năm.
Ngoài công tác chủ nhiệm, thầy giáo Mai Văn Ngọc được ban giám hiệu nhà trường giao trọng trách thành lập và bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi hằng năm. Thầy Ngọc cho biết: "Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác "phải không ngừng học hỏi, lao động, sáng tạo..." nên bản thân tôi luôn chủ động tham mưu cho ban giám hiệu đưa ra các giải pháp phù hợp, đạt kết quả cao.
Trong quá trình bồi dưỡng, tôi cùng HS trao đổi, tranh luận những nội dung khó nhằm kích thích sự sáng tạo và phát hiện mới từ HS. Ngoài truyền thụ kiến thức, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là những tài liệu mới gần đây để xác định xu hướng ra đề, từ đó sắp xếp, biên soạn nội dung một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Đồng thời hướng dẫn HS cách tự nghiên cứu, tự học qua sách, qua mạng internet và các anh chị khóa trước".
Suốt quá trình dài thực hiện như thế, thầy Ngọc đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi khi nhiều năm liên tục có HS đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong các kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa và kỳ thi HS giỏi máy tính cầm tay cấp tỉnh.
15 năm gắn bó với Trường THPT Hoàng Lệ Kha, các lớp thầy Ngọc chủ nhiệm có nhiều HS có hoàn cảnh khó khăn. Học Bác từ tinh thần "thương người như thể thương thân", thầy Ngọc luôn gần gũi tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của HS để có biện pháp giáo dục và giúp đỡ phù hợp.
Thầy thường xuyên quan tâm, gần gũi, động viên những HS khó khăn về vật chất và thiệt thòi vì thiếu sự quan tâm của gia đình; giúp đỡ những HS chậm tiến bộ để các em vươn lên hòa nhập với tập thể. Nhiều em được giúp đỡ kịp thời vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Đó là niềm vui, là động lực để thầy Ngọc không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp trồng người.
Là tổ trưởng tổ Toán - Tin, thầy Ngọc luôn đi đầu, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong các hoạt động chung của tổ. Thầy cùng với giáo viên trong tổ triển khai nhiều hoạt động cụ thể, sát với tình hình, điều kiện của tổ và có nhiều sáng tạo trong quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn.
Vì thế hàng năm, tổ của thầy Ngọc luôn được xếp loại thi đua xuất sắc. Cá nhân thầy cũng luôn tích cực trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm. 8 năm qua, thầy Ngọc có 7 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B, C cấp ngành; 1 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B cấp tỉnh.
Các sáng kiến của thầy Ngọc được áp dụng vào quá trình giảng dạy, đạt kết quả cao. Thầy Mai Văn Ngọc được hội đồng Trường THPT Hoàng Lệ Kha bình bầu là giáo viên chủ nhiệm giỏi của trường.
Với những thành tích đạt được, nhiều năm liên tục thầy Mai Văn Ngọc được ban giám hiệu Trường THPT Hoàng Lệ Kha, UBND huyện Hà Trung, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều giấy khen, bằng khen và thầy đang được đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Trao 3 tỷ tiền học bổng cho học sinh nghèo vượt khó ở Vĩnh Phúc Ngày 31/8, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao 400 suất học bổng trị giá 3 tỷ đồng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó từ Quỹ Khuyến học tỉnh. Trước đó, tỉnh cũng thưởng 3 tỷ 645 triệu đồng cho 82 học sinh và 33 giáo viên có học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT...