NXB Trẻ độc quyền phát hành bộ sách Luyện thi năng lực Nhật Ngữ tại Việt Nam
Sáng 19-12, tại Hội trường của NXB Trẻ đã diễn ra lễ ký kết và công bố độc quyền bộ sách Luyện thi năng lực Nhật Ngữ tại Việt Nam với ASK Publishing, một tập đoàn xuất bản uy tín của Nhật Bản.
Nhiều năm qua, NXB Trẻ đã kiên trì xuất bản sách từ ngôn ngữ Nhật Bản. Từ năm 2008, nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng tăng cao, đơn vị này đã bắt đầu làm việc với các NXB, các công ty chuyên xuất bản giáo trình, sách luyện thi tiếng Nhật, để trao đổi, mua bản quyền xuất bản tại Việt Nam.
Năm 2010, NXB Trẻ đã xuất bản bộ sách Tiếng Nhật cho mọi người, mua bản quyền từ công ty 3A Network, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học và dạy tiếng Nhật trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Minh Nhựt, bộ sách Luyện thi năng lực Nhật Ngữ có ý nghĩa tương tự như bộ TOEIC và TOEFL trong bộ môn Anh văn
Sau thời gian dài làm việc với ASK Publishing, vào năm 2015, NXB Trẻ bắt đầu xuất bản bộ Luyện thi năng lực Nhật Ngữ N3 (gồm 5 tập: Ngữ pháp, Từ vựng, Hán tự, Nghe hiểu, Đọc hiểu). Sau đó là N 2 (gồm 5 tập: Ngữ pháp, Từ vựng, Hán tự, Nghe hiểu, Đọc hiểu) và N1 (gồm 4 tập: Ngữ pháp, Từ vựng, Hán tự, Nghe hiểu).
Trong buổi họp báo diễn ra vào sáng ngày 19-12, NXB Trẻ tiếp tục nhận bản quyền xuất bản bộ Luyện thi năng lực Nhật Ngữ N4 và N5. Như vậy, NXB Trẻ sẽ là đơn vị độc quyền bộ sách này tại Việt Nam.
Đây được xem là bộ sách quan trọng dành cho người đăng ký dự thi Năng lực Nhật Ngữ. Ngoài ra, NXB Trẻ cũng bán lại bản quyền phiên bản có tiếng Việt cho NXB Trẻ xuất bản cho ASK Publishing gồm N1 và N2.
Lý giải về điều này, ông Osami Amaya, Chủ tịch ASK Publishing, cho biết: “Tôi không nhớ cụ thể số liệu nhưng số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam hiện đang đứng số 1 tại Nhật Bản. Theo tôi dự đoán thì số lượng sách bán ra sẽ tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngay cả số lượng người Nhật học tiếng Việt cũng tăng lên và tôi dự đoán sẽ còn tăng lên nữa”.
Ông Nguyễn Minh Nhựt – Giám đốc NXB Trẻ và ông Osami Amaya, Chủ tịch Tập đoàn ASK Publishing cùng ký kết thỏa thuận giữa hai bên
Vào tháng 8 năm nay, Công ty Fahasa đã ký kết với Tập đoàn Kinokuniya (tập đoàn sách lớn nhất Nhật Bản) khai trương gian hàng sách Việt Nam tại nhà sách Kinokuniya Tokyo (Nhật Bản).
Theo ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ, bộ sách Luyện thi năng lực Nhật Ngữ có ý nghĩa tương tự như các bộ sách về TOEIC, TOEFL bên Anh văn. Bộ sách sẽ được bán với giá thành phù hợp để học viên hoặc sinh viên có thể mua được mà không phải đi photo. Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ sử dụng tem thông minh, ứng dụng một số chương trình khuyến mãi liên quan nhằm giảm thiểu tệ nạn sách lậu, sách photo.
“Quyền lựa chọn vẫn ở người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ sách thật mới có những chương trình hậu mãi mà sách giả hay photo không có”, ông Nhựt chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Nhựt, ngoài sách giáo trình, trong thời gian tới, NXB Trẻ cũng sẽ tập trung khai thác các mảng sách khác, trong đó chứa đựng những bài học, kinh nghiệm của người Nhật trên các lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, kinh nghiệm sống cũng như về văn hóa, văn chương của Nhật Bản.
QUỲNH YÊN
Theo sggp
Học tiếng Nhật: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp bài 13 giáo trình Minna no Nihongo
Làm thế nào để diễn tả mong muốn sở hữu hoặc thực hiện một việc gì đó bằng tiếng Nhật? Bạn hãy cùng tìm câu trả lời qua bài 13 giáo trình Minna no Nihongo nhé.
Học tiếng Nhật: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp bài 13 giáo trình Minna no Nihongo
Trước tiên, bạn hãy cùng điểm lại các từ vựng có trong bài nhé:
(): Chơi
(): Bơi
(): Đón
(): Mệt
(): Kết hôn, lập gia đình, cưới
(Ũ23;): Mua hàng
(É07;): Ăn cơm
[] (ă55; []): Đi dạo [ở công viên]
(ã93;): Vất vả, khó khăn, khổ
(): Muốn có
(): Rộng
(): Chật, hẹp
: Bể bơi
() Sông
("899;): Mỹ thuật
(): Việc câu cá (~câu cá)
: việc trượt tuyết (~ trượt tuyết)
Trong tiếng Nhật để thể hiện mong muốn sở hữu vật gì đó, chúng ta sẽ dùng
Ta có cấu trúc câu như sau:
Danh từ
Cùng đến với ví dụ dưới đây để hiểu hơn nhé:
: Tôi muốn cái đồng hồ
Còn khi muốn hỏi "muốn một vật như thế nào?" chúng ta sẽ dùng từ để hỏi là (như thế nào?)
Ví dụ:
: Em muốn chiếc xe ô tô như thế nào?
-> : Em muốn chiếc xe ô tô to
Tiếp theo, khi bạn muốn diễn đạt mình muốn thực hiện một hành động gì đó, chúng ta sẽ bỏ đuôi thêm
Ví dụ:
: Tôi muốn uống cà phê
: Tôi muốn ăn sushi
: Tôi muốn đi Okinawa
Và cuối cùng khi muốn diễn đạt mục đích của việc đi đến đâu đó, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc câu:
Địa điểm đến Động từ thể (bỏ ) Trợ từ động từ chỉ sự di chuyển
Một số động từ chỉ sự di chuyển như:
Trong cấu trúc trên, trợ từ dùng để biểu thị mục đích hành động của các động từ
Ví dụ:
- Ũ23;"892;: Ngày mai, tôi đi đến siêu thị để mua máy ảnh
- ì65;"892;: Hôm qua, tôi đã lên núi để chụp ảnh.
- É70; Ó93;ó75;"892;: Hôm nay tôi đã đến trung tâm tiếng Nhật Akira để học tiếng Nhật
Vậy là chúng ta đã học xong bài 13 với chủ đề cách diễn tả sự mong muốn sở hữu hoặc thực hiện một việc gì đó. Các bạn hãy ôn tập lại thường xuyên và tập vận dụng trong trong giao tiếp hàng ngày nhé.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp bài 12 Giáo trình Minna no Nihongo (P2) Để nối tiếp chủ đề "câu danh từ và câu tính từ" trong tiếng Nhật, trong bài hôm nay chúng ta cùng đến với phần 2 của bài bài 12 trong bộ giáo trình Minna no Nihongo nhé. Học tiếng Nhật: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp bài 12 Giáo trình Minna no Nihongo (P2) Trong tiếng Nhật có hai loại so sánh...